Đại nạn khiến 'người chết không có người chôn' và phép hóa giải vẫn đang chờ hé mở...

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiện nay dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán - khởi nguồn từ Vũ Hán, Hồ Bắc đã lan ra khắp Trung Quốc và lan ra toàn thế giới. Ở Trung Quốc, Iran, Ý cũng đã xuất hiện hiện tượng thi thể nhiều không kịp chôn, xếp bày la liệt. Có lẽ câu "Người chết không có người chôn" đang ứng nghiệm với thời kỳ hiện nay...

Có những sự việc chân thực lại thần kỳ nhưng đã quá xa xôi thì biến thành truyền thuyết và Thần thoại. Thậm chí, nó vẫn có thể bị coi là lời đồn thổi thêu dệt dù thời điểm diễn ra cũng chưa lâu lắm. Tuy vậy, những năm gần đây có nhiều sự tiên đoán ứng nghiệm khiến quan niệm thế nhân cũng có sự thay đổi...

Dưới đây là câu chuyện của một lão niên tại Tế Nam, Trung Quốc từng có duyên hạnh ngộ với một Đạo sĩ. Khi hai người cáo biệt, vị Đạo sĩ hẹn đến lúc "thi thể người chết không có người chôn thì chúng ta sẽ lại gặp lại". Thật là một câu chuyện kỳ lạ và đáng suy ngẫm, dẫu không rõ tương lai ra sao, bạn đọc có thể xem như một câu chuyện để tham khảo và không có tính khẳng định tuyệt đối. Nội dung câu chuyện như sau:

Năm nay tôi 81 tuổi. Những điều tôi kể dưới đây là câu chuyện đích thân tôi từng trải qua xưa kia.

Nhà tôi ở khu vực miền núi phía Nam thành phố Tế Nam. 70 năm trước, khi tôi còn nhỏ, tôi nhớ trong nhà có một Đạo sĩ tu hành ở trọ cùng. Người này trạc ngoại tứ tuần, áng chừng cùng độ tuổi với cha tôi. Ông là người rất thiện lương, đối với người cùng tuổi ông vẫn có thói quen xưng hô như là bề trên. Ông gọi cha tôi là "ông nhỏ", gọi bà tôi là "bà nhỏ", còn gọi tôi là "cô nhỏ".

virut vũ hán
Ông là người rất thiện lương, đối với người cùng tuổi ông vẫn có thói quen xưng hô như là bề trên. (Ảnh: Shutterstock)

Lúc mùa màng bận rộn, ông giúp nhà tôi làm một số việc, khi nhàn rỗi thì ông đi ra ngoài làm nghề chữa bệnh, xin cơm chay hóa duyên. Buổi tối ông trở về thường không thắp đèn, cũng không biết làm sự tình gì ở trong phòng. Ông thường nói những lời ly kỳ cổ quái, chúng tôi đều không hiểu ông nói gì. Cha tôi nói, ông ấy là một vị đạo sĩ cổ quái.

Năm tôi 12 tuổi, có xảy ra mấy sự việc khiến tôi ghi nhớ sâu sắc: một hôm trời trong xanh không một gợn mây nhưng ông ấy không cho người nhà chúng tôi đi ra ngoài, và cũng chẳng nói tại sao. Đến gần trưa thì trời đổi sắc, lập tức cuồng phong nổi lên tứ bề, cát đá bay mù mịt, cây lớn hoặc bật gốc, hoặc bị gãy ngang thân, nhà cửa tốc mái, xòe bàn tay ra trước mắt không trông thấy năm ngón tay. Khoảng 1 giờ sau thì trời mới dần dần sáng lên, mặt trời ló ra. Đạo sĩ nói: "Nếu người gặp phải cơn cuồng phong này thì sẽ bị một căn bệnh nặng, và tróc mấy tầng da, người bị nặng thì tính mệnh cũng khó giữ nổi.

Năm đó đại hạn, mãi đến khi bắt đầu vào tiết Tam phục 3 ngày thì mới có mưa, người trong thôn đều vội vàng ra đồng gieo mạ. Đạo sĩ lại không cho chúng tôi đi gieo mạ, ông nói: "Những thứ mà nhà mình dùng khi gieo mạ thì hãy tạm mượn của người khác, họ dùng xong thì chúng ta mượn dùng cũng không muộn".

Thì ra 3 ngày sau trời lại đổ cơn mưa lớn, mạ đã gieo đều trôi sạch, bao công sức đều là công cốc. Sau trận mưa lớn, đất còn rất ẩm ướt thì Đạo sĩ lại giục chúng tôi hãy mau chóng đi gieo mạ, không được chậm trễ, nếu không thì mạ sẽ không mọc mầm.

3 ngày sau trời lại đổ cơn mưa lớn, mạ đã gieo đều trôi sạch. (Ảnh chụp phim Tam Tự Kinh)

Một lần vào dịp chú tôi kết hôn, Đạo sĩ thương lượng với ông nội tôi rằng: "Ngày đại hỷ của nhà ta, có thể mời sư phụ cháu đến uống chén rượu hỷ được không?"

Ông nội tôi nói: "Cậu đến nhà tôi đã bao năm nay, cũng chưa được gặp sư phụ cậu, vậy hãy mau mời ông ấy đến đi".

Đến ngày đám cưới, tới tận khi khách khứa đã ra về hết, người nhà vẫn không thấy sư phụ của Đạo sĩ đâu. Ông nội hỏi Đạo sĩ: "Sao cậu không mời sư phụ cậu đến?"

Đạo sĩ nói: "Sư phụ cháu đến lâu rồi, chỉ là mọi người nhìn không thấy mà thôi".

Mấy năm sau, Đạo sĩ nói với cha mẹ tôi rằng: "Cháu phải đi đây, không thể tu hành ở đây nữa rồi. Trong nhà nếu có sự việc gì cần cháu giúp thì có thể thắp một nén hương và gọi tên cháu". Người nhà nửa tin nửa ngờ.

Lại một năm nữa trôi qua, lưng cha tôi mọc một cái nhọt độc, tiêu rất nhiều tiền rồi mà vẫn không chữa khỏi. Lúc này mọi người mới nhớ đến vị Đạo sĩ nọ, nghĩ lại lời ông nói: "thắp một nén hương và gọi tên cháu, cháu liền đến...". Nhưng ông ấy là một con người, có thể linh nghiệm thế này chăng? Người nhà cũng chẳng suy nghĩ nhiều, bèn cứ thử xem sao.

Tối đến, bà nội cầm một nén hương ra sân thắp, sau đó gọi tên Đạo sĩ. Khi đó là mùa đông giá rét, đợi tới lúc trời còn chưa sáng thì cả nhà nghe thấy có tiếng gõ cửa. Chúng tôi mở cửa thì thấy là vị Đạo sĩ khi xưa, mồ hôi ông ấy toát ra đầm đìa, áo bông cũng ướt sũng mồ hôi. Câu đầu tiên ông ấy hỏi rằng: nhà đã xảy ra chuyện gì? Mẹ tôi kể lại tình hình bệnh tật của cha. Đạo sĩ xem cái nhọt độc của cha xong rồi nói: Không sao, dễ chữa. Sau đó ông nặn nhọt độc và đắp thuốc. Hôm sau cha tôi đã ra khỏi giường đi lại được rồi.

Lúc ăn cơm, Đạo sĩ nói với cha tôi rằng, sau này mọi người không thể truyền tin (tức thắp hương gọi tên) cho ông được nữa, ông không thể gánh vác nổi lễ nghĩa của một nén hương này. Lúc sắp ra đi, cha tôi hỏi ông khi nào trở lại thăm chúng tôi? Đạo sĩ nói:

"Đến khi trên núi có lầu, nước giếng chảy đến nhà, bóng đèn treo ngược, núi còn một nửa, người chết không có người chôn thì cháu lại đến thăm mọi người. Lúc đó đã thay đổi lớn rồi, e rằng chú nhỏ và cô nhỏ có thể gặp được hay không cũng còn khó nói".

chết vì virus Vũ Hán
Người chết không có người chôn. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Cha tôi nghe vậy thì mặt biến sắc, nói: "người chết không có người chôn" thì chẳng phải đại họa nhân gian đó sao? Không có cách hóa giải đại họa này sao? Cha tôi gặng hỏi rất nhiều lần, Đạo sĩ mới nói: "Người có dấu trên mặt sẽ không thấy, xóa đi ấn ký thì vượt qua kiếp nạn". Cả nhà đều ghi nhớ sâu sắc những lời này, chỉ là khó hiểu ý nghĩa trong đó.

70 năm trôi qua kể từ dạo đó, những điều Đạo sĩ nói, từng chuyện đều ứng nghiệm. Hiện nay trên núi dưới núi đều là nhà lầu; nước giếng cũng đã chảy đến nhà (bởi vì trước kia toàn đến bến nước và giếng để gánh nước uống); bóng đèn treo ngược là chỉ đèn điện, trước kia đều dùng đèn dầu, do đó bóng đèn đều hướng lên trên. Bởi vì chúng tôi ở khu vực miền núi, nhưng do khai thác quá mức, núi đã không còn hoàn chỉnh nữa, đa số là còn một nửa. Duy chỉ có câu "người chết không có người chôn" là chưa ứng nghiệm. Nhưng tôi vẫn mãi chưa giải được hai câu "vượt qua kiếp nạn", vẫn còn là ẩn đố. Tôi thường xuyên kể chuyện này cho các con, chúng đều không tin, còn không cho phép tôi nói những chuyện này, chúng nói rằng đến lúc đó mọi người làm thế nào thì chúng ta sẽ làm như thế.

Về câu nói "người chết không có người chôn", thực ra Lưu Bá Ôn đã có dự ngôn viết trong "Văn bia cứu kiếp nạn" của ông, có đề cập đến 10 nỗi sầu rằng:

Sầu thứ nhất: Thiên hạ đại loạn.
Sầu thứ hai: Người chết khắp Đông - Tây.
Sầu thứ ba: Hồ Quảng gặp đại nạn (có lẽ chỉ vùng Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây).
Sầu thứ tư: Các tỉnh nổi can qua.
Sầu thứ năm: Dân bất an.
Sầu thứ sáu: khoảng tháng 9, 10 ( âm lịch) mùa đông.
Sầu thứ bảy: Có cơm không có người ăn.
Sầu thứ tám: Có áo không có người mặc.
Sầu thứ chín: Thi thể không người chôn cất.
Sầu thứ mười: Khó qua năm Heo, Chuột.

Trong đó sầu thứ chín "thi thể không người chôn cất" có ý nghĩa tương đồng với lời của Đạo sĩ.

Hiện nay dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khởi nguồn từ Vũ Hán Hồ Bắc đã lan ra khắp Trung Quốc và lan ra toàn thế giới. Ở Trung Quốc, Iran, Ý cũng đã xuất hiện hiện tượng thi thể nhiều không kịp chôn, xếp bày la liệt. Có lẽ câu "Người chết không có người chôn" đang ứng nghiệm với thời kỳ hiện nay.

Như vậy còn câu cuối cùng của Đạo sĩ, nói về cách hóa giải để "vượt qua kiếp nạn" rằng: "Người có dấu trên mặt sẽ không thấy, xóa đi ấn ký thì vượt qua kiếp nạn".

Câu dự ngôn cuối cùng này là có ý nghĩa gì? Có lẽ cần tham khảo thêm ý kiến của những bậc cao nhân, hoặc những người sáng suốt.

Trung Dung

Theo Soundofhope



BÀI CHỌN LỌC

Đại nạn khiến 'người chết không có người chôn' và phép hóa giải vẫn đang chờ hé mở...