Đại ôn dịch: Kỳ 2 - Triều Minh mạt thế, vì sao ôn dịch nhiễm quân Minh, tránh quân Thanh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một chuyện kỳ lạ xảy ra, đó là khi Lý Tự Thành dẫn đại quân liên tục chiến đấu ở các chiến trường từ nam chí bắc, nhưng rất ít người trong quân đội bị nhiễm ôn dịch...

Xem lại Kỳ 1

Ôn dịch chỉ nhắm vào Đại Minh, không nhiễm quân Thanh

Có một chuyện kỳ lạ xảy ra, đó là khi Sấm Vương Lý Tự Thành dẫn đại quân liên tục chiến đấu ở các chiến trường từ nam chí bắc, nhưng rất ít người trong quân đội bị nhiễm ôn dịch. Trong các tài liệu lịch sử của nhà Thanh không có ghi chép nào về cái chết của quân đội Sấm Vương. Trong biên niên sử địa phương triều Minh có một số ghi chép, tuy nhiên, không có dữ liệu lịch sử nào nói về việc quân đội của Lý Tự Thành bị nhiễm bệnh dịch như thế nào, dịch bệnh vào cuối triều đại nhà Minh không gây ra nhiều thiệt hại cho đại quân Lý Tự Thành.

Điều kỳ lạ hơn nữa là, quân Thanh từ bên ngoài một mạch tiến vào và giao chiến với quân Minh, trong suốt cả quá trình lại không có ai bị nhiễm dịch bệnh. Bệnh dịch là cực kỳ dễ lây lan. Vào thời điểm đó, mọi người không có bất kỳ biện pháp cách ly nào, chỉ cần một người mắc bệnh, lập tức sẽ lan sang cả toàn quân. Điều thần kỳ chính là, bệnh dịch dường như không nhắm vào quân Thanh, mà chỉ chĩa thẳng mũi kiếm vào vương triều Đại Minh.

Có người đã giải thích rằng, quân Thanh không bị nhiễm dịch bệnh bởi vì đại quân Mãn Châu và Mông Cổ từ bên ngoài tiến vào là trên lưng ngựa, mà bệnh dịch hạch lây lan qua bọ chét và bọ chét sợ mùi khai từ ngựa. Cách nói này có phần gượng ép, lây truyền qua bọ chét cũng không phải là con đường chính của truyền nhiễm dịch bệnh. Bệnh dịch hạch là căn bệnh số một lây nhiễm từ người sang người, có thể lây truyền qua các giọt không khí. Giao chiến trực diện trên chiến trường, chém giết và la hét như thế, thì việc lây nhiễm qua bắn nước bọt và miệng vết thương là một khả năng cao. Ví như vào thời trung cổ ở châu Âu, bệnh dịch cái chết đen cũng chẳng tha ngay cả kỵ binh Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn.

Vào cuối triều đại nhà Minh, những thất bại cuối cùng cũng đã được hiển lộ: bề tôi lười biếng, quan viên hủ bại, tướng lĩnh trong quân và các bè phái địa phương thông đồng cấu kết với nhau để chiếm đất chiếm đồn điền, dân chúng phải chịu đủ mọi thiên tai nhân họa quấy nhiễu. Cho dù bản thân Sùng Trinh vẫn cần cù, cũng không thể cứu vãn vương triều Đại Minh sau khi bị đám hoạn quan và quyền thần làm loạn. Minh triều đại thế đã mất, vương triều kết thúc, đã thành định số.

Điều kỳ lạ hơn nữa là, quân Thanh từ bên ngoài một mạch tiến vào và giao chiến với quân Minh, trong suốt cả quá trình lại không có ai bị nhiễm dịch bệnh. Bức tranh miêu tả chuyến tham quan của Hoàng đế Khang Hy (được vẽ bởi họa sĩ triều đình nhà Thanh và được Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh sưu tầm).
Điều kỳ lạ hơn nữa là, quân Thanh từ bên ngoài một mạch tiến vào và giao chiến với quân Minh, trong suốt cả quá trình lại không có ai bị nhiễm dịch bệnh. (Tranh được vẽ bởi họa sĩ triều đình nhà Thanh và được Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh sưu tầm)

Ngô Hựu Khả thuận ý Trời cứu người

Hoàng đế Sùng Trinh bèn dùng lĩnh quân Tôn Đình Truyền chống trả đại quân Lý Tự Thành. Tôn Đình Truyền đặc biệt mời vị đại y vân du tên là Ngô Hựu Khả vào chữa bệnh trong doanh quân. Ngô Hựu Khả cho rằng: "loại ôn dịch này, không lạnh, không nóng, không ẩm ướt, bởi vì trong thiên địa còn có thể cảm giác thấy một loại khí khác”, được gọi là "Lệ khí", nhưng nó vẫn là một loại vật chất. “Ôn dịch luận” của Ngô Hựu Khả được cho là sáng tác "vỡ lòng" khai sáng về các bệnh truyền nhiễm thời cổ đại.

Một số người cho rằng "Lệ khí" mà Ngô Hựu Khả nói đến tương tự như virus trong y học hiện đại, cũng cho rằng “Ôn dịch luận” vượt qua học thuyết lý luận trung y truyền thống, đây là đứng trên góc độ của y học và khoa học hiện đại để giải thích. Kỳ thực không phải như vậy, “Ôn dịch luận” của Ngô Hựu Khả không vượt ra ngoài phạm vi của văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Văn hóa Trung Quốc cổ đại giảng về Tam tài Thiên - Địa - Nhân, con người đứng ở trong trời đất, không phải là kết quả của tiến hóa tự nhiên, càng không phải là các đại phân tử va chạm mà thành. Đạo giáo giảng "Đạo" sinh ra vạn vật, trong điển tịch thời thượng cổ ghi chép Bàn Cổ khai thiên tịch địa, Nữ Oa tạo ra con người, phương Tây giảng về Đấng sáng thế. Các triều đại, quân vương, thần dân đều lấy kính Thiên sùng Thần làm gốc rễ, hợp đức thuận Thiên người người hưng thịnh, bại đức nghịch Thiên thì người người vong thân, các ngành các nghề đều lấy tìm tòi nghiên cứu có phù hợp với quy luật vận hành của Thiên Đạo hay không làm chính yếu, cũng chính là “Đạo” mà người xưa nói đến.

Ngô Hựu Khả cũng là một người tu Đạo, và hành nghề y là hình tượng mà ông xuất hiện nơi thế gian này. Ông đương nhiên biết Thiên ý không thể trái, trong thời loạn thế làm sao để có thể thuận theo đạo Trời mà tế thế cứu nhân là bổn phận của ông. Vương triều thay đổi, cũng không phải nói rằng sinh mệnh con người không thể cứu, nhưng vương triều bắt đầu hưng thịnh hay suy yếu, thì người tu Đạo nào cũng không thể thay đổi, chỉ có thể gìn giữ đạo hạnh, thuận theo ý Trời.

Cái mà ông gọi là "Lệ khí", theo hướng tiếp nhận của khoa học hiện đại, chính là các vật chất vi mô có chứa các thành phần virus. Ở cấp độ sâu hơn mà xét, đó là những sinh mệnh tà linh ở cấp độ vi quan. Để xua đuổi những sinh linh thấp kém đe dọa đến tính mạng này, không có Thần linh trợ giúp là không thể làm được. Trong một bài viết trên Internet, Cổ Kim tiên sinh đã tiết lộ rằng: Ngô Hựu Khả ngoài chế tác “Đạt nguyên ẩm” còn có một loại “thuốc dẫn” làm mấu chốt, và “thuốc dẫn” này chính là một câu khẩu quyết. “Bí quyết” để đẩy lùi dịch bệnh, không phải ở thuốc, cũng chính là đạo lý sâu sắc.

Con người hiện đại ngày càng coi trọng vật chất, mà bỏ qua đời sống tinh thần. Họ không biết rằng, tinh thần và đạo đức của nhân loại là con đường căn bản để câu thông với Thiên Đàng và Thần Phật, nếu muốn tiêu tai giải nạn, thì phải trọng đức, kính Thần, tu mình, tự suy ngẫm, nghe theo sự chỉ dẫn của các sinh mệnh cao tầng.

Nếu nhân loại muốn tiêu tai giải nạn, phải trọng đức, kính Thần, tu mình, tự suy ngẫm, nghe theo sự chỉ dẫn của các sinh mệnh cao tầng.
Nếu nhân loại muốn tiêu tai giải nạn, phải trọng đức, kính Thần, tu mình, tự suy ngẫm, nghe theo sự chỉ dẫn của các sinh mệnh cao tầng. (Ảnh miền công cộng)

Quân vương nhận lỗi về mình, chúng dân thương yêu đùm bọc

Vương triều Đại Minh trong suốt 277 năm, phát sinh tổng cộng 75 đợt bệnh dịch lây lan, nhưng những ôn dịch này, ngoại trừ vào cuối triều Minh, thì hầu hết những lần xuất hiện trước đó đều chỉ xảy ra trong các huyện và châu phủ nhỏ. Nếu lấy số huyện để tính toán, chia đều cho các huyện thì trung bình 40 đến 100 năm mới xuất hiện một đợt dịch. Như vậy về tổng thể mà nói, tình hình dịch bệnh cũng không thường xuyên.

Các vị quân vương thời cổ đại đều biết rõ ‘quân quyền Thần thụ’ (quyền hành của nhà vua là được Thần ban cho), hễ gặp biến cố tai họa lớn đều phải tự xét lại tội của mình, đồng thời yêu cầu các quan viên cấp dưới phải tu tỉnh.

Vào năm Vĩnh Lạc thứ 9 (năm 1411), Thiểm Tây xảy ra đại dịch. Hoàng đế Minh Thành Tổ đặc biệt phái Thị lang hộ bộ Vương Chương cúng tế các vị Thần núi Hoa Sơn và Thần sông ở Thiểm Tây. Tế văn viết: "Như viên quan trấn giữ Thiểm Tây nói dịch bệnh trong địa giới tỉnh, người dân tử vong rất nhiều. Trẫm là vua thiên hạ, một vật bị mất vị trí của nó cũng đều là nỗi lo của trẫm. Do đó trẫm nghe tin mà thương xót lo lắng không yên. Chỉ có giúp nước, bảo vệ dân, chế ngự thiên tai họa hoạn mới là chức phận của Thần. Thần thấy ta thành kính, đã ban phúc bảo hộ, khiến dịch bệnh tiêu tan hết sạch, tai họa không phát tác. Đó đâu phải chỉ là may mắn riêng của người dân, mà cả quốc gia được nhờ cậy".

Vào tháng 6 năm Chính Thống thứ 10 (năm 1445), một đại dịch đã xảy ra tại ba phủ ở Chiết Giang. Hoàng đế đã phái Lễ bộ tả thị lang kiêm Hàn lâm học sĩ Vương Anh làm lễ “Nam trấn” cầu an trừ tai họa. Chiết Giang vốn bị hạn hán trong một thời gian dài, nhưng ngay khi Vương Anh đến Thiệu Hưng, thì Trời giáng cam lồ, mưa to liên tiếp trong hai ngày, mọi người tán tụng cơn mưa này là "mưa Thị lang".

Tình người cảm động trong những năm triều Minh gặp ôn dịch

Vào đầu triều đại nhà Minh, có một người đàn ông tên Mạc Viên, hàng xóm của ông là Mã Hoa vì nhiễm dịch bệnh mà cả nhà đều chết, chỉ có một đứa trẻ còn sống sót. Những người khác không dám giúp đỡ, nhưng Mạc Viên kiên quyết nhận nuôi đứa bé này khôn lớn. Sau này, câu chuyện đó đã trở thành giai thoại được lưu truyền ca ngợi trong dân gian.

Trong thời kỳ Gia Tĩnh, tri phủ Cao Châu ở Quảng Đông là một người đàn ông họ Từ, có mẹ đẻ và mẹ kế bị nhiễm bệnh dịch. Cả hai người mẹ đều hấp hối, mọi người đều xa lánh không dám đến gần, chỉ có Từ tri phủ vẫn một mình cẩn thận chăm sóc hai người mẹ, giúp cho người bệnh chuyển nguy thành an.

Trong thời kỳ Vĩnh Lạc, Trương Ngạn Thầm có cha là tiến sĩ Trương Tông Liễn. Cả gia tộc của ông đã lây nhiễm dịch bệnh, thân bằng quyến hữu đều cắt đứt liên lạc với gia đình của ông. Trương Ngạn Thầm đã bỏ qua mọi lời khuyên can, tự mình chuẩn bị thuốc và cháo, ngày đêm chăm sóc mọi người trong dòng họ. Ông nói: "Những cái cây bên đường còn có thể râm mát che chở mọi người, người với người trong lúc hoạn nạn sao có thể không giúp đỡ lẫn nhau? Ta làm tốt bản sự của mình, quỷ thần là sẽ không dám xâm phạm".

Vào năm Thành Hóa thứ 22 (năm 1486), một làng nọ bị dịch bệnh tàn phá, trong gia đình nọ có hai người con trai đều chết, chỉ còn lại một cháu trai tên là Tăng Nhật Đán. Người ông nội là Tăng Nhữ Hậu khóc lóc thảm thiết như muốn chết theo, con dâu Tiêu Thị năm ấy mới 23 tuổi nói: "Cha đừng quá đau buồn. Nếu con không thủ tiết, có ý niệm tái giá ở trong đầu, thì hãy để Thần linh trừng phạt con. Phụng dưỡng cha mẹ, nuôi nấng con cái, đều là trách nhiệm của con”. Về sau, Tiêu Thị một mình ở trong khuê phòng, cần mẫn dệt vải chăm lo cả gia đình, nuôi dưỡng Tăng Nhật Đán lớn khôn thành tài. Tăng Nhật Đán sau khi trưởng thành đã sửa lại căn nhà cho Tiêu Thị, trước cửa nhà gắn một cái biển viết hai chữ “Lễ hiếu”.

Tiêu Thị một mình ở trong khuê phòng, cần mẫn dệt vải chăm lo cả gia đình, nuôi dưỡng Tăng Nhật Đán lớn khôn thành tài.
Tiêu Thị một mình ở trong khuê phòng, cần mẫn dệt vải chăm lo cả gia đình, nuôi dưỡng Tăng Nhật Đán lớn khôn thành tài. (Ảnh miền công cộng)

Đức hạnh của quan viên có thể an dân và trừ dịch bệnh

Đức hạnh của quan viên cũng chính là điều then chốt cho sự an toàn của người dân trong dịch bệnh.

Tiến sĩ quốc tử giám Lý Chí trong thời Minh triều Gia Tĩnh có ghi lại chuyện tích về một vị quan chức ở Kinh Châu tên là Lý Trung Khê. Năm ấy, huyện ông xảy ra dịch bệnh, do các quan chức địa phương không thể chăm sóc người dân một cách hợp lý, đã gây ra vô số cái chết. Lý Trung Khê đã đích thân đến chợ thuốc để mua dược liệu, tự mình rang khô rồi sắc thuốc, cứu sống rất nhiều người nhiễm bệnh. Về sau, khi Lý Trung Khê chủ trì xây dựng đê điều, những người từng chịu ơn ông trong dịch bệnh đều ra sức hỗ trợ.

Lý Chí cho rằng chi phí thuốc của Lý Trung Khê bất quá chỉ có bốn hoặc năm trăm đồng, nhưng ông đã cứu được hàng chục ngàn người bị bệnh. Điều này là nhờ tấm lòng nhân hậu của Lý Trung Khê đã làm cảm động trời đất.

Lấy chuyện xưa để soi lại chuyện nay, nếu nhân loại ngày nay muốn thoát khỏi bệnh dịch, cần phải quay về đạo đức truyền thống, kính Thiên sợ Thần, quân vương phải khom người suy xét, tiếp nhận những lời can gián, thực thi một nền chính trị nhân từ, còn dân chúng một lòng chung sức hành thiện… Có như vậy, mới có thể thực sự cảm động trời xanh và được Thần linh soi xét.

Quỳnh Chi

Theo epochtimes.com



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Đại ôn dịch: Kỳ 2 - Triều Minh mạt thế, vì sao ôn dịch nhiễm quân Minh, tránh quân Thanh?