Đạo nhân mũ sắt trợ giúp Minh Thái Tổ giành thiên hạ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông là người thanh khiết, ít giao tiếp với người khác, cũng không muốn đàm luận thế sự, ông luôn khéo léo tránh mà không nói, giống người giả điên bỡn cợt với đời. Người như thế này thì sao lại có thể giúp Chu Nguyên Chương giành được thiên hạ?

Trương Trung, tự Cảnh Hoa, người Lâm Xuyên. Thời trẻ, ông tham gia kỳ thi hội những không đỗ, thế là ông vui sống giữa núi sông. Ông gặp dị nhân, và được truyền thụ Thái cực số, dự đoán phúc họa đa phần đều ứng nghiệm. Vì ông thường đội chiếc mũ sắt nên có tên gọi “ông mũ sắt”, “Đạo nhân mũ sắt”.

Ban đầu, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đóng quân ở Trừ Dương. Trương Trung đến cầu kiến, ông nói với Thái Tổ rằng: “Ngày nay thiên hạ đại loạn, nếu không phải bậc mệnh thế chi chủ thì không dễ bình định. Tôi thấy người có mệnh thế chi chủ chính là ngài”.

Thái Tổ hỏi duyên cớ. Trương Trung nói: “Minh Công mắt phượng đồng tử rồng, tướng mạo phi thường, quý không kể xiết. Đợi ngày thần thái tỏa sáng, cục thế sẽ như gió quét mây đen, đó là ngày thụ mệnh của ngài”.

Minh Thái Tổ cảm thấy Trương Trung là một kỳ nhân, bèn giữ ông ở dưới trướng. Mỗi lần xuất chinh, Minh Thái Tổ đều lệnh cho ông quan sát khí mây, xem hung cát, lần nào cũng ứng nghiệm.

Chu Nguyên Chương sau khi tấn công và dễ dàng chiếm được Nam Xương, bèn hỏi Trương Trung rằng: “Ta đã chiếm được Nam Xương, chưa trải qua chiến đấu, nhân dân vùng này sẽ được yên định chút chăng?”

Trương Trung đáp rằng: “Chưa đến thôi. Nơi này rất nhanh chóng sẽ đổ máu, nhà cửa dường như sẽ bị phá hủy hết, Thiết Trụ Quán cũng chỉ còn lại mấy gian điện đường”.

Không lâu sau, viên chỉ huy Khang Thái phản loạn, đã ứng nghiệm với những lời của Trương Trung.

Quan niệm thống trị của năm vị bá chủ thời Xuân Thu là “tôn vua, chống mọi rợ”, quốc gia chư hầu nào không tôn trọng thiên tử nhà Chu thì thảo phạt quốc gia đó...
Không lâu sau, viên chỉ huy Khang Thái phản loạn, đã ứng nghiệm với những lời của Trương Trung. (Miền công cộng)

Tiếp theo, ông lại tiên đoán đại thần trong triều có người mưu phản, cần phải dự phòng ngăn ngừa. Đến mùa thu, Bình chương Thiệu Vinh, Tham chính Kế Tổ phục binh ở cổng Bắc chuẩn bị tạo phản, sự tình bị tiết lộ, hai người bị xử tử.

Trần Hữu Lượng bao vây Nam Xương 3 tháng, Thái Tổ xuất binh chinh phạt, vời Trương Trung đến hỏi hung cát. Trương Trung nói: “Đến ngày thứ 50 sẽ giành đại thắng. Ngày Hợi, Tý bắt được nguyên soái địch”.

Hoàng đế lệnh cho ông đi cùng. Thuyền đến Cô Sơn, không có gió, không thể tiến được. Trương Trung bèn dùng Động huyền pháp để làm lễ tế, gió nổi lên, thế là các chiến thuyền tiến đến hồ Bà Dương.

Cuộc chiến quyết liệt đã xảy ra trên hồ, một mình thuyền của Thường Ngộ Xuân đi sâu vào phía quân địch, bị thuyền địch bao vây tầng tầng lớp lớp, mọi người đều lo lắng cho Thường Ngộ Xuân. Trương Trung nói: “Không cần lo lắng, đến giờ Hợi có thể tự đột phá vòng vây”.

Không lâu sau, quả nhiên đúng như lời Trương Trung nói. Dưới sự phò tá bằng những tiên tri của ông, Chu Nguyên Chương liên tiếp tác chiến và giành được đại thắng.

Trần Hữu Lượng trúng tên chết, nhưng cả hai bên đều không biết. Trương Trung quan sát khí mây, biết được việc này, liền dâng tấu lên Thái Tổ rằng: “Trần Hữu Lượng đã trúng tên chết, thuộc hạ của ông ta vẫn chưa biết, vẫn chiến đấu cho ông ấy. Xin Thánh thượng viết một bài văn tế, truyền vào trong doanh trại của Trần Hữu Lượng, sẽ làm dao động sĩ khí của quân địch, quân ta có thể một trận là toàn thắng”.

Chu Nguyên Chương làm theo kế sách của Trương Trung, quân đội của Trần Hữu Lượng sụp đổ, Chu Nguyên Chương chấp nhận 5 vạn quân của Trần Hữu Lượng đầu hàng. Từ ngày Chu Nguyên Chương xuất phát đến ngày quân định đầu hàng, vừa văn là 50 ngày.

Ban đầu, Nam Xương bị bao vây, Hoàng thượng hỏi: “Ngày nào có thể giải vây?”

Trương Trung nói: “Ngày Bính Tuất tháng Bảy”.

Khi báo cáo truyền tin đến, lại là ngày Ất Dậu. Thì ra viên quan phụ trách thiên văn khi tính lịch pháp đã tính sai 1 ngày, ngày chính xác là Bính Tuất. Những bói toán của Trương Trung đều ứng nghiệm bất ngờ như thế này.

Toán cướp nghe xong đều cảm thấy xấu hổ, ăn xong lặng lẽ bỏ đi, không lấy bất cứ một thứ gì. Triệu Tự thấy vậy lấy ra một ít đồ rồi đuổi theo nhưng toán cướp đã chạy rất xa rồi, cuối cùng vẫn không đuổi kịp.
Những bói toán của Trương Trung đều ứng nghiệm bất ngờ như thế này. (Ảnh: Miền công cộng)

Khi danh tướng Từ Đạt vẫn là tướng quân, Trương Trung nói, Từ Đạt hai má hồng tươi, ánh mắt như lửa, nhất định sẽ làm quan đến tột đỉnh, đáng tiếc là chỉ được trung thọ, hưởng dương không lâu. Sau này, quả nhiên Từ Đạt làm quan đến chức Ngụy Quốc Công, sau khi chết được truy phong là Trung Sơn Vương, được ban Thụy hiệu là “Vũ Ninh”, phú quý tột bậc, nhưng chỉ thọ 54 tuổi.

Lương Quốc Công Lam Ngọc từng chở rượu đi thăm Trương Trung. Trương Trung mặc thường phục tiếp khách. Lam Ngọc rất không vui, chê cười ông rằng: “Tôi có một câu nói dân dã: ‘Chân đi giày cỏ đón khách, túc hạ vô lễ’. Xin tiên sinh cho vế đối”.

Trương Trung lập tức chỉ chiếc chén bằng gáo dừa trên tay Lam Ngọc và nói: “Tay cầm gáo dừa làm chén, điện tiền bất trung”.

Sau này, Lam Ngọc mưu phản, bị định tội chết, đã chứng thực tiên đoán của Trương Trung “điện tiền bất trung”.

Sau đó, Trương Trung cư trú ở kinh thành nhiều năm. Một ngày nọ, vô duyên vô cớ, ông đến cây cầu lớn và nhảy xuống sông mà chết. Thái Tổ hạ lệnh tìm thi thể ông, nhưng tìm khắp mà không thấy. Một thời gian sau, viên quan trấn thủ Đồng Quan dâng tấu rằng, vào ngày này tháng này, trông thấy Đạo nhân mũ sắt chống gậy đi qua quan ải, Kiểm tra ngày tháng thì đúng ngày Trương Trung nhảy xuống sông. Thì ra là ông dùng cách thủy giải để rời đi.

Đến thời Kiến Văn (1399-1402), Trương Đạo nhân hiện thân ở Kim Lăng, và tiên tri rằng: “Chớ đuổi én, đuổi én tự bay cao, bay cao vào đế kỳ”.

Tuy nhiên Kiến Văn Đế không để ý đến việc này, khăng khăng cắt bỏ phiên thuộc, cuối cùng dẫn đến việc Yên Vương Chu Đệ phát động chiến dịch Tĩnh nạn, lên ngôi Hoàng đế. Chữ Yên, trong Yên vương có 2 âm là Yên, và Yến, nghĩa là chim én, quả thực đã ứng nghiệm với tiên tri của Trương Trung.

Trương Đạo nhân là người thanh khiết, ít giao tiếp với người khác. Khi nói chuyện với ông, hễ nói đến chuyện thế sự thì ông sẽ dùng lời khác để chuyển sang chủ đề khác, giống như người giả điên đùa cợt với đời vậy.

Các trước tác của ông về Huyền cơ tiên tri gồm: “Thấu thiên Huyền cơ”, “Ngọc cảnh Mật chỉ”, “Hoàng cực thể yếu luận”, “Nguyên nguyên chân thư” và “Động huyền mật yếu”.

(Tài liệu tham khảo: Minh Sử, Liệt Tiên toàn truyện)

Tường Hòa
Theo Thái Nguyên - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Đạo nhân mũ sắt trợ giúp Minh Thái Tổ giành thiên hạ