Đạo thưởng thức nghệ thuật (P-2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu đem tác phẩm nghệ thuật ví như cây cầu hoặc Thiên thê (thang lên Trời), thì nội hàm chính là Thiên Đường, nơi mà Thiên thê dẫn tới. Thông qua Thiên thê mà có thể dẫn dắt phần Thần của  phàm nhân hướng đến Thiên đường mỹ diệu, có thể mang kỳ sơn lệ thủy, tiên cầm dị thú ở cảnh giới mỹ hảo vô tỷ của Thiên đường mà triển hiện trước mắt của phàm nhân, làm phàm nhân ở trong năng lượng Tiên cảnh chí thiện chí mỹ mà được cảm hóa, đề thăng đạo đức, tịnh hóa tâm linh.

Xem lại: Đạo thưởng thức nghệ thuật (P-1)

Linh cảm sáng tác

Biểu đạt linh cảm sáng tác chỉ là một phương diện, nội hàm mới bao gồm tất cả các phương vị, nếu từ một diện muốn biểu đạt nội hàm toàn phương vị, thì cần tìm ra một góc độ lý tưởng nhất, đây gọi là Linh cảm sáng tác, cũng gọi là Sáng ý.

Ví dụ vẽ một ngọn núi, không thể từ một mặt bức vẽ mà triển hiện được ra toàn bộ phương vị quả núi. Bởi vì núi là đa phương vị, mà tranh là mặt phẳng, đứng tại góc độ khác nhau thì vẽ ra núi khác nhau, ngay khi tại cùng góc độ nhưng thời gian khác nhau thì bức vẽ cũng khác nhau. Cho nên xoay quanh một ngọn núi có thể vẽ ra vô số bức tranh, mỗi bức đều khác nhau, biểu hiện ý cảnh và hình tượng khác nhau của ngọn núi, nhưng sẽ có một góc độ và thời điểm hoàn mỹ nhất, biểu hiện ra nét đẹp nhất, chân thực nhất của ngọn núi, ở ý cảnh thâm sâu nhất.

Góc độ đẹp nhất này chính là Linh cảm sáng tác. Thông qua việc tìm tòi góc độ lý tưởng nhất làm đột phá, từ đó mà hiểu được toàn bộ nội hàm. Như vậy, năng lượng chỉnh thể sẽ tập trung lại một điểm, từ đó mà đột phá, đả thông bách mạch, làm lưu thông toàn bộ năng lượng của tác phẩm.

Như bức họa “Sáng Thế Ký” rất lớn trên trần giáo đường Sistine La Mã được danh họa Michelangelo vẽ. Trong đó bức “Sáng tạo Adam” là bức tranh lay động nhân tâm nhất. Bức họa không vẽ trực tiếp cảnh Thượng Đế tạo Adam, mà vẽ lúc Thượng Đế ban cho A-Đam linh hồn, khoảnh khắc những hoa lửa Thần Thánh qua ngón tay Thượng Đế truyền tới Adam. Thượng Đế từ Trời cao bay tới, gương mặt mang sự từ ái của người cha, duỗi ngón tay trỏ về phía Adam, như nối thông nguồn điện ban cho Adam linh hồn. Còn Adam, thân thể cường tráng nhưng vô lực nửa nằm dựa dốc núi, trong mắt chứa đầy khát vọng sống, tận lực vươn ngón trỏ yếu ớt về phía Thượng Đế, đợi thời khắc dòng sống truyền sang. Michelangelo đã chọn ra được một góc độ hoàn mỹ thể hiện toàn bộ nội hàm Thượng Đế sáng tạo A-Đam, đây là chỗ chứa đựng Linh Cảm của tác phẩm.

Sau khi chọn được điểm đột phá, cuối cùng nhân tố quyết định năng lượng của tác phẩm đó là Nội Hàm của tác phẩm.

Nghệ thuật trường phái Baroque
Bức "Sáng tạo ra Adam" của Michelangelo, một phần bức tranh "Sáng thế ký" trên mái vòm nhà thờ Sistine ở Vatican.

Nội hàm của tác phẩm nghệ thuật

Nội hàm là chỉ phần không nhìn thấy đằng sau tác phẩm, nhưng mang dư âm, là nguồn năng lượng của tác phẩm nghệ thuật.

Nội hàm không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có thể cảm thụ qua Thần hội tâm tri, cũng nói, phải siêu thoát khỏi 5 giác quan của nhục thể thì mới cảm thụ được.

Nếu đem tác phẩm nghệ thuật ví như cây cầu hoặc Thiên thê (thang lên Trời), thì nội hàm chính là Thiên Đường, nơi mà Thiên thê dẫn đến. Thông qua Thiên thê mà có thể dẫn dắt phần Thần của phàm nhân hướng đến Thiên Đường mỹ diệu, có thể mang kỳ sơn lệ thủy, tiên cầm dị thú ở cảnh giới mỹ hảo vô tỷ của Thiên Đường mà triển hiện trước mắt của phàm nhân, làm phàm nhân ở trong năng lượng tiên cảnh chí thiện chí mỹ mà được cảm hóa, đề thăng đạo đức, tịnh hóa tâm linh.

Nếu nội hàm tác phẩm không đủ lớn, không đủ cao, cảnh giới không cao vượt nhân loại, thì cho dù tác phẩm có thuần tịnh, có hoàn mỹ thì cũng vẫn là tác phẩm phàm tục mà thôi.

Nếu nội hàm chỉ ở tầng nhân loại, thì khí vận chỉ lưu thông ở tầng diện này, trong tác phẩm chỉ là thất tình lục dục, chỉ có thể kích khởi những rung động tình cảm, dẫn động những chấp chước của nhân tâm, hoặc chạm đến tình cảm mà làm người ta rơi lệ, nhưng không thể mang lại cho người xem năng lượng chân chính chí thiện chí mỹ, không thể được cảm hóa một cách vô tri vô giác, từ đó tịnh hóa tâm linh, đề thăng đạo đức.

Nếu nội hàm thấp hơn tầng nhân loại, thì sẽ mang lại năng lượng phụ diện, mang đến ma tính, tạo thành tổn thương, thậm chí tạo thành những hậu quả đáng sợ.

Nghệ thuật là tinh luyện cái đẹp, truy cầu chí thiện chí mỹ. Nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống, nhưng cao vượt đời sống, có nguồn từ tự nhiên, nhưng thăng hoa vượt tự nhiên.

Nghệ thuật thông qua tinh luyện, thăng hoa vượt tự nhiên mà triển hiện ra phần đẹp nhất, cao vượt cảnh giới phàm nhân, tiếp cận cảnh giới Thần Phật, là tinh hoa của cái đẹp, mang theo năng lượng chính diện. Nhưng nghệ thuật không có giới hạn, nghệ thuật chỉ có đẹp hơn, không có đẹp nhất, đây cũng là tầm cao của cảnh giới của nghệ thuật.

Sinh mệnh là bình đẳng, nhưng sinh mệnh có phân cảnh giới. Người có thiện ác đồng tại, ma tính và Phật tính đồng tại, mỗi người đều có ưu điểm và khuyết hãm, chỉ là tỷ lệ khác nhau. Người ta đều muốn tương lai của mình tươi sáng, hoàn cảnh tốt đẹp, thì phải trừ bỏ ma tính, chế áp năng lượng phụ diện, làm đầy năng lượng chính diện.

Khi ở trong trạng thái thiện lương, thuần chân, bình hòa, vui vẻ, sẽ được năng lượng chính diện điền đầy, mang lại cho người ta những điều tốt đẹp và hạnh phúc.

Dưới tác dụng của những thứ phụ diện như phóng túng, cuồng điên, oán hận, phẫn nộ, ma tính sẽ bộc phát, sẽ bị năng lượng phụ diện bao vây, mà mang lại cho người ta thống khổ và tai nạn. Ý nghĩa chân chính của nghệ thuật là dẫn nhân loại hướng thiện hướng mỹ, tịnh hóa tâm linh, dẫn nhân loại dựa vào Thần Phật, đề thăng tầng thứ của sinh mệnh, hướng về tương lai tốt đẹp.

Do vậy, nghệ thuật nhất định phải hướng thiện hướng mỹ, phải mang năng lượng thuần chính, đây là tiêu chuẩn để đánh giá tốt, xấu của tác phẩm nghệ thuật.

(Còn tiếp)

Thái Bình
Theo Lý Đạo Chân - Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Đạo thưởng thức nghệ thuật (P-2)