Đạo trị quốc Thần truyền từ các vị quân chủ cổ đại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đạo giáo cho rằng con đường để khôi phục lại những gì cơ bản là hãy trở về sự ngây thơ của trẻ nhỏ, trong khi đó Khổng giáo cho rằng hãy nên lấy lịch sử để đo lường lại con người và các sự kiện. Cả hai đều nhận định chỉ khi quay trở về thì con người mới có thể đảo ngược lại quỹ đạo xuống cấp của sự “tiến bộ” và thoát khỏi nguy cơ bị huỷ diệt.

Người ta tin rằng nền văn hoá Á Đông, mà cốt lõi là văn hóa Trung Hoa, là nền văn hóa do Thần truyền từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Người Trung Hoa luôn cho rằng họ là hậu duệ của Viêm Hoàng (Viêm Đế và Hoàng Đế). Đạo trị quốc và quản lý lãnh thổ phát triển qua thời gian, bắt đầu từ thời các thủ lĩnh thị tộc cổ đại Tam Hoàng đến Ngũ Đế và tiếp đó là các vị Vương giả.

Thời kỳ Tam Hoàng

Các vị vua thời Tam Hoàng theo truyền thuyết là các Thần đản sinh từ cao tầng vũ trụ xuống trị vì nhân gian. Họ trị vì dân chúng dựa vào khải ngộ của bản thân về Thiên Đạo, thực hành giáo hóa vô ngôn, vô vi nhi trị. Họ hiểu rõ sự cân bằng hài hòa của âm dương, sự tuần hoàn của Tứ tượng, và cách tu luyện để đạt đến trình độ Thiên nhân hợp nhất. Theo các ghi chép sử sách, các vị Hoàng đó đã mang lửa đến cho con người, dạy họ cách làm nhà và phát triển nông nghiệp. Họ đem đến cho nhân loại trí huệ để phát triển thành nền văn minh trong sự tăm tối của buổi bình minh sơ khai của loài người. Những thứ họ truyền thụ không thể do con người nghĩ ra, mà là Thần truyền cho con người, do đó văn minh họ tạo ra còn gọi là văn minh Thần truyền.

Các sách cổ cũng viết về các vị Hoàng. Sách ‘Xuân Thu Vận Đấu Khu’ viết: “Hoàng đại biểu cho Trời, Đạo Trời không nói mà bốn mùa tuần hoàn, vạn vật sinh sôi. Tam Hoàng thực thi vô vi nhi trị, thực hiện giáo hóa bất ngôn chi giáo. Họ có đạo đức cực cao, lời họ nói ra thì bách tính đều không trái lại, giống như Hoàng Thiên (Ông Trời) vậy, do đó gọi là Hoàng.”
(Nguyên văn: Hoàng giả Thiên, Thiên bất ngôn, tứ thời hành yên, bách vật sinh yên. Tam Hoàng thùy củng vô vi, thiết ngôn nhi dân bất húy, đạo đức huyền bạc, hữu tự Hoàng Thiên, có xưng viết Hoàng.)

Trong thời đại của Tam Hoàng, con người còn sống trong các hang động, mặc đồ lông hoặc da thú và uống nước từ các dòng suối trong núi. Con người khi đó tâm tư thuần phác và không có truy cầu. Các loại châu báu, đá quý như vàng, ngọc trai, ngọc bích đều không được quan tâm đến. Cũng không có bất kỳ luật lệ hay hình phạt nào. Con người giao tiếp một cách đơn giản và tự nhiên với niềm tin của đất trời.

Tam Hoàng cai trị người dân hoàn toàn theo Thiên Đạo mà không cần chú trọng đến phẩm hạnh, bởi vì vạn vật đều tồn tại bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt giả tạo nào. Triết lý của Thiên Đạo thực sự rất đơn giản và hài hòa. Với tư tưởng sống đó, thực sự thời đó con người có một nhân cách vô cùng đẹp mà không thể diễn tả bằng lời. Do đó Đạo trị quốc và trị vì dân chúng của thời đại này còn được gọi là Hoàng đạo vô vi.

Khổng tử đã từng nói: “Trời đã nói gì?...Bốn mùa cứ thế nối tiếp, vạn vật cứ thế sinh sôi.” (Thiên hà ngôn tai, tứ thời hành yên, vạn vật sinh yên - trích ‘Luận ngữ-Khổng Tử’). Thiên thượng đã dùng thông điệp không lời như một sự giáo hóa sâu sắc và rộng khắp cho nhân loại và muôn loài. Bởi vì Thiên thượng đã ban tặng những gì tốt đẹp nhất cho thế gian. Mọi thứ được sinh ra đúng với bản chất của nó, con người lớn lên thuận theo bản tính nguyên thủy của mình. Họ tận hưởng cuộc sống với ân phúc của Trời ban trong sự thanh bình, tĩnh lặng, không có chút ham muốn gì.

Đạo trị quốc
Tranh màu nước vẽ Phục Hy, được mô tả trong tranh phục truyền thống. Đế là cấp bậc dưới Hoàng, cai quản không theo Thiên Đạo trực tiếp mà theo Thánh Đạo. (Ảnh:wellcomecollection CC BY 4.0)

Thời kỳ Ngũ Đế

Sau thời kỳ các vị Hoàng là đến thời của các Đế (Ngũ Đế). Thời này phương thức trị vì dựa trên Đức, nên gọi là Đế Đạo trọng đức. Các vị Đế cũng thuận theo chỉ dẫn của Thiên Đạo để trị quốc, nhưng thêm vào đó là các quy phạm đạo đức và các luân lý phải tuân theo. Cảnh giới Đế Đạo dù vẫn chưa có tư tưởng “làm chủ thiên hạ” hay cát cứ triều đại nhưng rõ ràng nó đã không còn tốt, cao thượng và có nhiều giới hạn hơn so với thời Hoàng Đạo vô vi của các vị Hoàng.

Người dân cần phải tuân theo Thiên Đạo để quy chuẩn hành xử của chính mình. Đức (德), một từ đồng âm của “đắc”, nghĩa là có được, là điều mà người ta có được khi tuân thủ theo Thiên Đạo. Con người là sinh linh duy nhất có khả năng tích Đức, và cũng chỉ họ mới có thể trọng Đức, và kiềm chế những ham muốn của mình nhờ vào nó.

Đạo đức của một người càng cao, thì người đó càng có khải ngộ sâu sắc hơn về Thiên Đạo. Khi người ta có thể hiểu được bản chất của vạn sự, họ sẽ có khả năng xử lý các tình huống khó khăn và định hướng cuộc đời tốt hơn khi gặp khổ nạn. Nhưng khi người ta bị đè nặng bởi những truy cầu và bận tâm, họ sẽ thấy thật khó để có thể hoàn thành được điều gì đó một cách mỹ mãn.

Trong suốt thời trị vì của các Đế, con người không còn tuân theo Thiên Đạo một cách trực tiếp nữa. Thay vào đó, họ nghe theo “Thánh Đạo”, nghĩa là họ sẽ áp dụng sự khải ngộ về Thiên Đạo của các Thánh nhân để làm quy chuẩn cho hành vi của mình.

Đức được đề cao, nhưng một hệ thống quy tắc cơ bản cũng được lập ra để thực thi nó, với hình phạt bắt buộc và nghiêm khắc. Tốt và xấu đã xuất hiện. Quân lính của Hoàng Đế đã sử dụng vũ lực để chinh phục các vùng đất. Đây thật sự là một cảnh giới nhỏ hơn nhiều so với sự vô tư vô ngã hài hòa với vũ trụ, thuận theo tự nhiên của Thiên Đạo. Chính là điều mà Lão Tử nói: “Đạo mất thì sau đó mới có Đức.”

Thời kỳ Vương giả trị quốc

Theo cách hiểu chung, Vương là con của Trời tức là Thiên tử, tiếp sau vương là thời đại của các hoàng đế. Ba vạch ngang trong chữ Vương 王 (Wáng - vua) biểu thị cho Thiên Đạo, Địa Đạo và Nhân Đạo. Còn vạch dọc ở giữa đại diện cho sự quán thông ba đạo này với nhau. Khi được Trời ban cho mình quyền làm chủ thế gian, bậc vương giả mới thực thi quyền đó thay cho Thiên thượng mà trị vì dân chúng.

Vương đạo trị quốc dựa trên nhân nghĩa, hướng đến sự hài hòa cho vạn vật và dân chúng với sự chính trực, công bằng và công lý. Trong khi các Đạo trị quốc của Tam Hoàng và Ngũ Đế được coi là tự nhiên vì hành vi của họ là hợp với Thiên Đạo, thì sự trị vì của vương giả phải được Trời chấp thuận, gọi là “quân quyền Thần thụ”. Chỉ sau khi nhận được quyền trao từ Thiên thượng, vương giả mới có thể trị vì theo Vương đạo, thưởng Thiện phạt Ác.

Đó chính là tư tưởng rộng lớn và phóng khoáng của các vị quân chủ cổ đại, những vị đứng đầu thiên hạ, họ tuân theo Thiên lý trong mọi việc, chứ không như các chính trị gia ngày nay.

Học hỏi các phương cách truyền thống để phục hồi đạo đức nhân loại

Trong các thời kỳ của Tam Hoàng, Ngũ Đế và Vương đạo trị quốc, con người có nền tảng đạo đức vững chắc. Cái nhìn sâu sắc của họ về việc giải mã các bí ẩn tự nhiên luôn làm cho các tư duy hiện đại không giải thích được. Nhất là khi con người ngày nay luôn luôn nhìn nhận các xã hội cổ đại theo phương diện khoa học hiện đại và thuyết tiến hoá.

Những câu chuyện Thần thoại và truyền thuyết xuyên suốt 5000 năm của lịch sử Trung Hoa là sự phản ánh con người vào thời kỳ đó. Bởi vì Đạo trị quốc của một vị quân chủ nào đó đều sẽ được quyết định dựa trên trình độ khải ngộ của ông với Thiên Đạo, điều rất cần thiết khi vị quân chủ đó nhất định phải có năng lực tự do cảm nhận, giao tiếp và hoà hợp với trường năng lượng của vũ trụ. Chỉ những người đạt được mức độ đạo đức tinh tế cao nhất thì mới có thể trở thành một vị Hoàng, một vị Đế hoặc một vị Vương giả, và cũng chỉ có họ mới có thể triển hiện được trạng thái Thiên nhân hợp nhất.

Đạo trị quốc
Theo Thiên Đạo thì âm dương hài hòa, bốn mùa luân phiên, và Thiên nhân hợp nhất. (Ảnh: Charles Chan via Flickr CC BY-ND 2.0)

Theo thời gian, thế hệ con người tiếp nối ngày nay đã không hiểu được những gì tổ tiên đã từng làm để lấy đó làm gương mà họ lại cho rằng đó chỉ là thần thoại và truyền thuyết mà thôi. Nguyên nhân sâu xa chính bởi đạo đức ngày càng xuống cấp. Con người bây giờ chỉ phát triển các kiến thức khoa học, miệt mài tìm mọi cách để kiểm soát thiên nhiên và tích lũy tài sản vật chất. Bản năng bẩm sinh giao hòa với đất trời của con người đã bị mai một và mất dần.

Các bậc hiền triết như Lão Tử và Khổng Tử, cả hai đều chủ trương nhìn nhận lại quá khứ. Đạo giáo cho rằng con đường để khôi phục lại những gì cơ bản là hãy trở về sự ngây thơ của trẻ nhỏ, trong khi đó Khổng giáo cho rằng hãy nên lấy lịch sử để đo lường lại con người và các sự kiện. Cả hai đều nhận định chỉ khi quay trở về thì con người mới có thể đảo ngược lại quỹ đạo xuống cấp của sự “tiến bộ” và thoát khỏi nguy cơ bị huỷ diệt.

Con người thường được nhắc nhở không được quên cội nguồn, thoát khỏi các xiềng xích của cám dỗ, dục vọng và phải cư xử trong khuôn phép đạo đức ngay chính. Đây cũng chính là lời khuyên để có thể đưa con người trở về lại với con đường phù hợp với đất trời.

Du Du
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Đạo trị quốc Thần truyền từ các vị quân chủ cổ đại