Dạy con sáng Đạo: Bài 34 - Ông Trời không phụ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Minh Đạo gia huấn': Tiểu bách khoa toàn thư 'Dạy con sáng Đạo'
Bài 33 - Tích thiện gặp thiện

Ông Trời không phụ, người có đọc sách
Ông Trời không phụ, người có Đạo tâm
Ông Trời không phụ, người có hảo tâm

Chữ Hán

皇天不負,有讀書人
皇天不負,有道心人
皇天不負,有好心人

Hán Việt

Hoàng Thiên bất phụ, hữu độc thư nhân (1)
Hoàng Thiên bất phụ, hữu Đạo tâm nhân (2)
Hoàng Thiên bất phụ, hữu hảo tâm nhân (3)

Diễn giải

- Ông Trời không phụ công những người chuyên cần đọc sách học hành.

(1) Nguyên gốc câu ngạn ngữ cổ “Hoàng Thiên bất phụ độc thư nhân” (Ông Trồng không phụ người đọc sách). Xuất từ từ tác phẩm “Ngư Tiều ký” của tác giả khuyết danh đời nhà Nguyên.

- Ông Trời không phụ công người có Đạo tâm.

Đạo tâm hiểu theo nghĩa hẹp là người trong tâm luôn có đạo, như đạo quân thần, đạo vợ chồng, đạo cha con, đạo anh em... tức là mọi hành xử, mọi mối quan hệ trong xã hội đều chiểu theo tiêu chuẩn phép tắc của Nho gia hành xử.

Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa truyền thống của Việt Nam cũng như các nước Á Đông khác là văn hóa Tam giáo: Nho - Phật - Đạo. Mỗi gia phái đều có yêu cầu tiêu chuẩn đạo đức riêng, ví như Nho giáo đề cao chữ Nhân, yêu cầu Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín; Phật giáo đề cao chữ Thiện, yêu cầu Ngũ giới; Đạo giáo đề cao chữ Chân, yêu cầu vô vi, thuận theo tự nhiên. Những người hành xử theo yêu cầu của một trong Tam giáo mà họ tín phụng, đều được coi là người có Đạo tâm, đều là người có tâm tốt, tâm hướng thiện.

(2) Nguyên gốc câu ngạn ngữ cổ “Hoàng Thiên bất phụ khổ tâm nhân” (Ông Trời không phụ người khổ tâm). Xuất xứ từ tác phẩm “Tý dạ” của Mâu Thuẫn.

- Ông Trời không phụ công người có tâm tốt.

(3) Nguyên gốc câu ngạn ngữ cổ “Hoàng Thiên bất phụ hữu tâm nhân” (Ông Trời không phụ người có tâm). Xuất xứ từ tác phẩm “Tân La Mã” của Lương Khải Siêu.

Cả 3 câu trên có nghĩa là, Ông Trời không phụ công những người chăm chỉ học hành, những người trong tâm có Đạo, và những người có lòng tốt. Tại sao 3 loại người trên được Trời giúp sức?

Người ta vẫn thường nói “Mưu sự tại người, thành sự tại Trời. Con người muốn như thế, như thế, nhưng Trời thì chưa chắc như thế”.

Người ta cũng thường nói “Người đang làm, Trời đang nhìn”.

Cả 3 loại người trên là phù hợp với Đạo Trời, nên ắt sẽ được Trời giúp thành công, bởi “Đạo Trời không thân quen với người nào, mà thường trợ giúp người lương thiện”.

Câu chuyện tham khảo

Thiện lương không cần thi tuyển

Thiện lương không cần thi tuyển. (Tranh Bình Minh - NTDVN)

Đạo diễn nổi tiếng người Brazil là Walter Salles đang chuẩn bị cho bộ phim mới của mình.

Một hôm Walters đến một thành phố làm việc, ông gặp một cậu bé đánh giày khoảng trên 10 tuổi đang đứng ở trước sân ga.

Cậu bé nói: "Chào ông, ông có cần đánh giày không ạ?"

Walters cúi đầu nhìn đôi giày mới đánh của mình rồi lắc đầu từ chối.

Khi Walters quay người bước đi được hơn chục bước chân thì bỗng thấy cậu bé đỏ mặt chạy lên trước mặt, ánh mắt khẩn cầu: "Thưa ông, cả ngày nay cháu chưa được ăn uống thứ gì cả, ông có thể cho cháu mượn chút tiền không ạ? Từ ngày mai cháu sẽ cố gắng đánh giày nhiều thêm, đảm bảo sau một tuần cháu sẽ hoàn trả lại ông".

Walters động lòng trắc ẩn bèn lấy mấy đồng tiền xu đặt vào tay cậu bé.

Cậu bé cảm động nói: "Cháu cảm ơn", sau đó chạy biến đi mất hút.

Walters lắc lắc đầu, vì những đứa nhóc đường phố lừa bịp như thế này thì ông đã gặp quá nhiều rồi.

Nửa tháng sau, Walters đang bận rộn với bộ phim mới nên đã quên hoàn toàn câu chuyện cậu bé mượn tiền đó từ lâu rồi.

Cả ngày nay cháu chưa được ăn uống thứ gì cả, ông có thể cho cháu mượn chút tiền không ạ? Từ ngày mai cháu sẽ cố gắng đánh giày nhiều thêm, đảm bảo sau một tuần cháu sẽ hoàn trả lại ông

Cả ngày nay cháu chưa được ăn uống thứ gì cả, ông có thể cho cháu mượn chút tiền không ạ? Từ mai cháu sẽ cố gắng đánh giày nhiều thêm, đảm bảo sau một tuần cháu sẽ hoàn trả lại ông. (Ảnh: Shutterstock).

Không ngờ trong một lần ông đi qua sân ga đó thì bỗng nhiên thấy một hình bóng nhỏ bé gầy gò từ xa đang vẫy tay chạy về phía ông và lớn tiếng gọi: "Chào ông, xin ông hãy đợi một lát".

Một cậu bé mồ hôi nhễ nhại tiến đến trước mặt và đưa ông mấy đồng xu. Lúc này Walters mới nhận ra đó là cậu bé đánh giày đã mượn tiền ông lần trước.

Cậu bé thở hổn hển nói: "Thưa ông, cháu đợi ông ở đây đã lâu rồi, mãi đến hôm nay mới trả lại được cho ông".

Walters nắm chặt trong lòng bàn tay mấy đồng xu dính mồ hôi ươn ướt, trong lòng bỗng trào lên một niềm ấm áp.

Bất giác Walters ngắm nghía cậu bé trước mặt, và chợt phát hiện ra cậu bé này thực sự rất phù hợp với hình tượng nhân vật chính mà ông đang nung nấu ý tưởng trong lòng.

Thế là Waters bỏ mấy đồng xu vào túi áo cậu bé và cười với cậu một cách bí ẩn rồi nói: "Ngày mai cháu đến văn phòng đạo diễn của công ty điện ảnh ở trung tâm thành phố tìm bác nhé, bác sẽ cho cháu một bất ngờ".

Ngày hôm sau, cậu bé đến và được Walters cho biết muốn dành cho cậu đóng vai chính trong bộ phim mới của ông.

Trong bản trình ký hợp đồng của cậu có tờ giấy miễn dự tuyển, trên đó có viết mấy chữ: "Thiện lương không cần thi tuyển".

(Nguồn NTDVN)

Trung Dung

Văn hoá Giáo dục


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Dạy con sáng Đạo: Bài 34 - Ông Trời không phụ