Dạy con sáng Đạo - Bài 36: Họa phúc không cửa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Minh Đạo gia huấn': Tiểu bách khoa toàn thư 'Dạy con sáng Đạo'
Bài 35 - Lời tổn hại người

Họa phúc không cửa, người tự chiêu mời
Muốn biết họa phúc, hãy xem cháu con
Từ nhà là biết, sao phải hỏi ai

Chữ Hán

禍福無門,惟人所召
欲知禍福,先看子孫
自家而知,何必問誰

Hán Việt

Họa phúc vô môn, duy nhân sở triệu (1)
Dục tri họa phúc, tiên khán tử tôn
Tự gia nhi tri, hà tất vấn thùy

Diễn giải

- Tai họa hay phúc lành không phải chú định, không phải cầu phúc tiêu tai được, mà là do con người tự tạo ra.

(1) Câu này có nguồn gốc từ Tả Truyện. Sách “Thái thượng cảm ứng thiên” cũng viết: “Họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu. Thiện ác hữu báo, như ảnh tùy hình”, nghĩa là: Họa phúc không có cửa, mà do người tự chiêu mời. Thiện ác là có quả báo, giống như bóng ảnh theo sát thân hình.

- Muốn biết vận mệnh của một người là họa hay là phúc, thì hãy nhìn vào con cháu họ. Luật nhân quả ở thế gian, thiện ác đều có báo ứng.

“Tam thế nhân quả kinh” có viết: “Mạc đạo nhân quả vô nhân kiến, viễn tại nhi tôn cận tại thân”.

Nghĩa là: Chớ nói là không ai nhìn thấy nhân quả, xa thì báo ứng ở cháu con, mà gần thì báo ứng ngay bản thân.

- Việc họa phúc, lành dữ, nhìn từ nhà mình là biết, đâu cần phải đi bói toán, hỏi ai.

“Dịch Kinh” có viết: “Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương”.

Nghĩa là: Nhà tích điều thiện thì ắt dư dả phúc, nhà tích điều bất thiện thì ắt thừa tai ương.

Câu chuyện tham khảo

Nhặt được ngọc quý trả lại, cha con đều làm quan lớn

Nhặt được ngọc quý trả lại, cha con đều làm quan lớn. (Tranh Bình Minh - NTDVN)

Lâm Tích là người tỉnh Nam Kiếm, thuở thiếu niên vào kinh ứng thi, dọc đường có trú tại nhà trọ ở Thái Châu, tại phòng trọ có nhặt được một cái túi vải, bên trong có mấy trăm viên ngọc châu quý giá.

Lâm Tích hỏi chủ nhà trọ hôm qua ai đã ở trọ tại phòng này? Chủ nhà trọ nói là một người buôn bán rất giàu có, Lâm Tích liền nói với chủ nhà trọ: “Đó là bạn của tôi, nếu anh ta quay lại thì hãy bảo anh ta đến kinh thành, bằng mọi cách tìm hỏi Lâm Tích, phiền ông đừng quên không là hỏng việc.”

Dù đã nói vậy, nhưng Lâm Tích vẫn sợ chủ nhà trọ quên mất, nên lại viết ở trong phòng trọ địa chỉ của mình ở trên kinh thành để người phú thương đó tìm đến.

Không lâu sau, người phú thương trong lúc lấy ngọc châu ra để bán mới phát hiện ngọc châu đã bị thất lạc, ngẫm nghĩ: “Mình bôn ba mấy năm chỉ chọn được bao trân châu này, bây giờ đã mất rồi làm thế nào kiếm sống đây?”

Người phú thương vội vàng xuôi theo con đường tìm trở lại nhà nghỉ đó. Sau khi nghe ông chủ nhà nghỉ nói những lời nhắn mà Lâm Tích để lại, vị phú thương lập tức đuổi đến kinh thành tìm Lâm Tích.

Sau khi Lâm Tích xác minh đúng liền trả lại đủ số ngọc châu, Trương Khách cảm kích không ngừng, bỏ ra một nửa số ngọc châu để tạ ơn Lâm Tích, Lâm Tích kiên quyết từ chối không nhận.

Trương Khách hết lòng cảm tạ, đem một nửa số trân châu bán đi, số bạc thu được Trương Khách cùng với Lâm Tích làm chay ở chùa để cầu phúc cho Lâm Tích nhằm báo đáp ân huệ trả lại ngọc châu.

Về sau, Lâm Tích tham gia khoa thi và đỗ ngay trong lần thi ấy, Lâm Tích đỗ tiến sĩ và được phong làm Phán quan Tuần Châu.

Một lần, Lâm Tích làm thẩm phán của vụ “hải tặc án”. Quan trên vì muốn có chiến tích tốt để trình lên triều đình để tranh công, nên đã uy hiếp Lâm Tích phải xét xử trừng phạt nặng vụ án này, hơn nữa còn hứa hẹn nếu làm tốt sẽ tiến cử Lâm Tích lên chức.

Lâm Tích không vì lợi ích bản thân mà thay đổi án, kiên trì chấp hành theo lẽ công bằng của luật pháp, thông qua điều tra nhiều mặt, cho rằng vụ án này chứng cứ chưa đầy đủ liền tuyên bố thả tự do cho 58 người vô tội bị oan, vị quan trên kia không lâu sau bị triều đình miễn chức.

Lâm Tích sau này làm lên đến ngôi vị Tam Công (ba chức quan cao cấp nhất trong triều đình), hai người con trai nhiều lần đảm nhiệm các chức quan lớn. (Theo “Vưu Khê huyện chí” - DKN).

Trung Dung

Văn hoá Giáo dục


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Dạy con sáng Đạo - Bài 36: Họa phúc không cửa