Đây mới là sứ mệnh thỉnh kinh thực sự của thầy trò Đường Tăng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ai cũng biết rằng “tâm của khỉ là khó định nhất”, trong khi điều quan trọng nhất trong tu Phật tu Đạo là phải tĩnh tâm và định tâm. Định mới có thể sinh huệ, mới có thể thành tựu Phật Đạo. Nhưng đối với một con khỉ bẩm sinh ngang ngược, đứng trước vinh hoa phú quý của thiên địa lẽ nào không động tâm?

Nhắc đến “Tây Du Ký”, rất nhiều người đều nhớ đó là câu chuyện thầy trò Đường Tăng gian nan đi Tây Phương thỉnh kinh, hoặc là câu chuyện Tôn Ngộ Không hàng yêu trừ ma. Việc tác giả lựa chọn và sắp xếp Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và các nhân vật khác trong “Tây Du Ký” có thể hàm chứa bí ẩn đằng sau đó. Vậy nguyên nhân vì sao Thần an bài những vai trò này? Và thành công trong tu luyện của họ có ý nghĩa gì đối với các thế hệ sau?

Bốn thầy trò Đường Tăng, ngoại trừ Đường Tăng có tâm đại thiện “Quét nhà không hại đến con sâu cái kiến, trân quý thiêu thân lấy lụa bọc đèn (tránh thiêu thân lao vào lửa)”, những vị khác đều có hành vi ác ở các mức độ khác nhau, một số còn từng làm qua khá nhiều chuyện như phóng hỏa giết người. Nhưng cuối cùng, nhờ vào sự từ bi giáo huấn và cứu độ của Quan Âm Bồ Tát, họ đã cải tà quy chính, thành tựu kim thân chính quả.

Nhờ vào sự từ bi giáo huấn và cứu độ của Quan Âm Bồ Tát, bốn thầy trò đã cải tà quy chính, thành tựu kim thân chính quả. (Ảnh: Miền công cộng)

Vì sao tác giả chọn bốn thầy trò Đường Tăng, có lẽ tác giả đang tập trung vào chủ đề “Tây Du Ký” để khuyến thiện con người tu thành Phật, giải thích cho mọi người thông qua những câu chuyện sinh động: Dạng người nào có thể thành Phật?

Đường Tăng vốn dĩ là đệ tử thứ hai của Phật Tổ Như Lai, tên gọi là Kim Thiền Tử, chân thể đã tu luyện 10 đời, là người đại căn khí, có chí lớn cống hiến cho Phật môn, xứng đáng là một người thầy, cũng có thể tu thành Phật. Điều đáng nói ở đây là sự tuyển chọn tiêu biểu nhất từ các đệ tử cao thủ của ông: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng.

Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ đá, thông minh kỳ bí, được chân truyền từ Bồ Đề Tổ Sư, nên càng thần thông quảng đại. Mặc dù thần thông quảng đại, nhưng bản tính ngỗ ngược khó thay đổi, dẫn đến sau này quấy nhiễu Địa phủ, đại náo Long cung, Thiên cung, gây ra tai họa lớn, cuối cùng đã bị Phật Tổ giam dưới núi Ngũ Hành trong 500 năm.

Ai cũng biết rằng “tâm của khỉ là khó định nhất”, trong khi điều quan trọng nhất trong tu Phật tu Đạo là phải tĩnh tâm và định tâm. Định mới có thể sinh huệ, mới có thể thành tựu Phật Đạo. Nhưng đối với một con khỉ bẩm sinh ngang ngược, đứng trước vinh hoa phú quý của thiên địa lẽ nào không động tâm?

May mắn nhờ sự cứu độ và giáo huấn của Quan Âm Bồ Tát, Tôn Ngộ Không một lòng kiên định hướng Phật, sau này trải qua ma luyện, cuối cùng thì “tâm Phật” cũng chiến thắng “tâm khỉ”, đạt được danh hiệu “Đấu Chiến Thắng Phật”. Dĩ nhiên “Đấu Chiến” ở đây không phải là khai chiến thần thông với Phật Đạo, mà là “hàng ma trừ yêu”. Trời đất vốn có Phật, có ma, sự từ bi và uy nghiêm của Thần Phật cũng đồng tại, đối với chúng sinh nên từ bi, còn đối với ác ma gây loạn nhân gian thì không “Đấu Chiến”, không trừ khử, liệu có được không?

Hình tượng Tôn Ngộ Không cho chúng ta thấy rằng, không có tâm nào không thể định, trên thế gian này tâm khỉ là khó định nhất, hôm nay định được thì nhất định thành Phật, chỉ cần chúng ta chân tâm hướng Phật, không sợ gian nan, thì lý nào không thể thành Phật kia chứ.

Hình tượng Tôn Ngộ Không cho chúng ta thấy rằng, không có tâm nào không thể định, trên thế gian này tâm khỉ là khó định nhất, hôm nay định được thì nhất định thành Phật, chỉ cần chúng ta chân tâm hướng Phật, không sợ gian nan, thì lý nào không thể thành Phật kia chứ. (Ảnh: Miền công cộng)

Trong khi Trư Bát Giới lại tập hợp những điểm kém cỏi của con người. Mặc dù nền tảng nguyên lai tốt, là “Thiên Bồng Nguyên Soái” hạ giới, nhưng do trêu ghẹo Hằng Nga tiên nữ nên bị đầu thai bất đắc dĩ vào lợn, từ đó mang theo nhiều bản tính phàm tục. Sự kém cỏi như Bát Giới thì hầu như ai cũng có ở mức độ ít nhiều khác nhau, nào là xấu xí, vụng về, tham lam, sợ chết, háo sắc, lười biếng, thích gây chia rẽ, chí hướng không kiên định… Đây là Bát Giới, thiết nghĩ Thập Giới cũng còn chưa đủ. Trong mắt mọi người, đệ tử mà có nhiều tính “kém cỏi” như Bát Giới mà muốn thành Phật thì chỉ là chuyện viển vông.

Tuy nhiên, người mà mười phần kém cỏi như vậy cũng có thể tu thành. Lý do có thể tu thành là nhờ vào hoàn cảnh tu luyện đặc thù, thông qua phương thức “thỉnh kinh”, bán ly khai hoàn cảnh con người, dần dần xem nhẹ và bỏ đi đủ mọi bản tính kém cỏi và tâm chấp trước. Khuôn mặt xấu xí và sự vụng về không phải là trở ngại khiến tu luyện không thành, trong tu hành càng không có sự phân biệt đẹp xấu; tâm tham và háo sắc có thể bị hạn chế bởi môi trường và điều kiện; chí hướng yếu nhược và lười biếng có thể được Sư phụ và huynh đệ tác động và thúc giục tinh tấn hơn.

Bát Giới cũng có thể tu thành Thần, còn ai không thể tu thành Thần kia chứ?!!

Nói về Sa Tăng ở sông Lưu Sa, vì sinh tồn mà đã hại vô số sinh mệnh và ăn thịt người. Sau khi quy y cửa Phật, ý chí kiên định, dắt ngựa gánh hành lý, giúp sư huynh trừ yêu ma, không một lời than thở hay hối tiếc. Cũng không bao giờ ăn thịt người nữa, chính là điển hình của câu “phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”.

Người mà tâm bèo nổi khó định, người mà tật xấu đầy thân, người mà ăn thịt vô số sinh mệnh, tất cả đều có thể tu luyện thành Phật - Đạo - Thần, vậy còn ai không thể tu thành Phật - Đạo - Thần kia chứ? Đây chính là huyền cơ hàm chứa trong sự lựa chọn các vai trong “Tây Du Ký”.

Do đó có một bài thơ rằng:

Đừng nói khó vào cửa Phật Thần
Chỉ bởi người thường tâm bất chân
Nam quyết chí tu thành La Hán
Nữ quyết chí tu thành Quan Âm

Cao Nguyên
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Đây mới là sứ mệnh thỉnh kinh thực sự của thầy trò Đường Tăng