Dị tượng Ngũ hành: Gió thổi đổ cổng Điện Thái Hòa - Lịch sử nhìn nhận thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 4/3/2022 cánh cổng Điện Thái Hòa Cố Cung bị gió cấp 7 thổi đổ. Hôm đó là ngày rồng ngóc đầu, cánh cổng Điện Thái Hòa, nơi các đế vương đăng cơ lại bị đổ. Đây là dị tượng xảy ra vào lúc thời tiết trung hòa nhất, là sự cảnh báo của Thượng Thiên? Dị tượng này có liên quan gì đến hung cát chuyện thế gian con người?

Ngày 4/3/2022 là ngày khai mạc Lưỡng hội của ĐCSTQ, cũng trong ngày hôm đó, Điện Thái Hòa Cố Cung đã xảy ra dị tượng lần đầu tiên trong lịch sử: 4 cánh cổng đều bị gió lớn thổi đổ. Năm ngoái 2021, Lưỡng hội ĐCSTQ bế mạc cũng xảy ra dị tượng, cát vàng bay mù trời, khiến mấy trăm chuyến bay phải dừng lại. Từ ngày bế mạc năm ngoái đến khai mạc năm nay, dị tượng liên tiếp, giống như bộ phim nhiều tập, khiến người ta kinh hãi tìm hiểu xem những dị tượng này rốt cuộc thể hiện hàm ý gì?

Nguyên lý của Ngũ hành là một bộ phận trung tâm của văn hóa Á Đông. Thanh Sử Cảo viết rằng, sự việc nhân gian là có quan hệ đối ứng với dị tượng trên mặt đất: “Tính của Ngũ hành gốc ở đất, con người bám trên bề mặt đất, sự việc của con người, lại đối ứng với Ngũ hành của đất”.

Tư tưởng Ngũ hành này xưa nay đều được giới sử quan các triều đại coi trọng, cũng là một trục của quan niệm văn hóa lịch sử Á Đông. Tượng tường dị ở nhân gian đều đối ứng với sự việc con người, người đời sau thường tìm được những ấn chứng trong các sự kiện lịch sử. Trong sử sách, chúng ta có thể tìm được dị tượng lịch sử liên quan đến gió lớn, có thể làm tham khảo cho ngày nay.

Thiên ý cảnh báo thế nào: Gió lớn

Hán Thư có ghi chép, năm Hán Văn Đế thứ 5 (năm 176 TCN), nước Ngô ở phương Nam có mưa gió lớn, phá hủy quan phủ và nhà dân trong thành. Khi đó, Ngô Vương là Lưu Tị (216 TCN - 154 TCN). Lưu Tị là con trai trưởng của Lưu Hỉ, huynh trưởng Lưu Bang, do có công khi tham gia bình định phản loạn Anh Bố, được Lưu Bang phong làm Ngô Vương, tại vị 42 năm.

Thời Hán Cảnh Đế, Lưu Tị phát động loạn ‘thất quốc’, liên kết với Sở Vương Mậu, Triệu Vương Toại, Giao Tây Vương Ngang, Tễ Nam Vương Tịch Quang, Tri Xuyên Vương Hiền, Giao Đông Vương Hùng Cừ tạo phản, phát binh ở Tây Hương. Trước đó, Thượng Thiên đã nhiều lần cảnh cáo Ngô Vương, lần mưa bão lớn này cũng là một trong số đó. Nhưng Ngô Vương trước sau vẫn không ngộ, khăng khăng mưu phản làm loạn, cuối cùng dẫn đến vận mệnh bị giết chết.

Trước sự kiện tương tự, khi Ngô Vương liên kết với nước Sở thì cũng có sự hiển hiện cảnh cáo của Trời. Tháng 10 năm đó, Bành Thành, kinh đô nước Sở nổi cơn gió đông nam lớn, cấp gió cực lớn, không những phá hủy cổng đô thành, mà còn tấn công người, khiến nhiều người tử thương.

Tháng đó, Sở Vương Mậu kế vị, sau đó ông bị tước bỏ vương vị vì dâm loạn. Không những không sửa chữa lỗi lầm, ông còn liên kết với Ngô Vương Lưu Tị mưu phản. Ông cũng không nghe theo lời can gián, trái lại còn dùng nhục hình tàn khốc lạm sát thần tử, Cuối cùng nước Sở cùng nước Ngô đều bị diệt vong.

Nước Ngô nằm ở phía đông nam nước Sở. Bành Thành, kinh đô nước Sở có trận gió lớn từ hướng đông nam, đó chính là cảnh cáo đối với nước Sở: phóng túng làm loạn hành ác sẽ dẫn đến vong quốc. Sở Vương không ngộ, kết quả bước lên con đường diệt quốc.

Trung Quốc liên tiếp chìm trong các dị tượng, đại họa liên tục xảy ra, người dân cũng khốn đốn trong thảm họa. (Tổng hợp)
Trung Quốc liên tiếp chìm trong các dị tượng, đại họa liên tục xảy ra, người dân cũng khốn đốn trong thảm họa. (Tổng hợp)

Triều Tấn cũng có dị tượng như thế này. Phần Ngũ Hành Chí trong Tấn Thư do Phòng Huyền Linh viết có ghi chép rằng, ngày Đinh Dậu tháng 8 năm Hàm Ninh thứ nhất (năm 275) đời Tấn Vũ Đế (Tư Mã Viêm, tự An Thế), gió lớn thổi khiến cây đại thụ bên miếu Xã Tắc bị gãy. Sau này, trong loạn Bát vương nhà Tây Tấn, tất cả con cháu của Vũ Đế đều không có ai may mắn thoát nạn. Truyền đến Tấn Mẫn Đế Tư Mã Nghiệp (300-318), cháu của Vũ Đế thì nhà Tây Tấn diệt vong. Điều này ứng với điềm báo vong quốc gió lớn năm Hàm Ninh thứ nhất thổi gãy cây đại thụ bên miếu Xã Tắc.

Dị tượng tương tự xảy ra ở triều Tấn. Năm Nguyên Hưng thứ 2 đời An Đế triều Đông Tấn (năm 403), đêm Giáp Thìn tháng 2, có mưa gió lớn. Ngói trên mái của Đại Hàng Môn của Hoàng cung bị gió thổi bay. Năm sau, loạn Hoàn Huyền, mấu chốt dẫn đến Đông Tấn diệt vong, từ Đại Hàng Môn tiến vào đoạt ngôi vị nhà Tấn. An Đế nhiều bệnh, luôn lo lắng không có người nối dõi, cuối cùng đã tuyệt diệt.

Ngoài ra, một chiến dịch cực kỳ nổi tiếng trong lịch sử: Chiến bại Phì Thủy, cũng có thiên tượng gió lớn cảnh cáo.

Tháng 6 năm Thái Nguyên thứ 3 đời Hiếu Hán Đế triều Đông Tấn (năm 378), kinh thành Trường An triều Tiền Tần nổi gió lớn, nhổ bật cây trong cung Phù Kiên. Sau đó, năm Thái Nguyên thứ 8 (tức năm Kiến Nguyên thứ 19 triều Tiền Tần, tức năm 383), Phù Kiên dẫn đại quân 80 vạn tấn công triều Tấn. Hai bên giao chiến ở Phì Thủy, kết quả đại quân của Phù Kiên khoe rằng “ném roi tắc sông” đã đại bại, quân đội triều Tiền Tần tan rã chạy trốn. Sau trận chiến này, Phù Kiên đã gây ra vận mệnh thân chết nước mất.

Thiên ý cảnh cáo thế nào: Cát bụi vàng

Nói về dị tượng cát bụi vàng, trong lịch sử cũng đã xảy ra.

Đêm Tân Sửu tháng 4 năm Kiến Thủy thứ nhất đời Hán Thành Đế, phía tây bắc dường như xuất hiện ánh lửa. Sáng sớm ngày Nhâm Dần hôm sau, từ phía tây bắc nổi gió lớn, khí mây vàng đỏ che kín bầu trời, các phương đông tây nam bắc, không nơi nào là không có bụi vàng, hết ngày dài đến đêm thâu, rơi xuống mặt đất đều là bụi đất vàng.

Trung Quốc: 12 tỉnh thành xuất hiện bão cát nghiêm trọng, bầu trời Bắc Kinh bị cát vàng bao phủKhắp bầu trời Bắc Kinh bị cát vàng bao phủ, nồng độ PM10 tăng vọt vào sáng ngày 15/3. (Ảnh LEO RAMIREZ/ Getty)

Năm đó, Vương Phượng, anh trai của Hiếu Nguyên Thái hậu, mẫu hậu của Thành Đế, được bổ nhiệm làm Đại tư mã Xa kỵ Đại tướng quân, bắt đầu nắm quyền hành. Sau đó, anh em của Vương Phượng đều được phong hầu, thực ấp, mọi người gọi là “ngũ hầu”. Đến khi Ai Đế lên ngôi, vua đã phong cho 6 người không phải thân tộc họ Lưu là Đinh thị, Phó thị, Chu thị, Trịnh thị làm liệt hầu. Bất kể là “ngũ hầu” hay là “liệt hầu” được phong, đều dẫn đến hoàng quyền họ Lưu thất thế, thế lực ngoại thích dâng cao, tổn thương nền tảng quốc gia.

Gián đại phu triều Hán là Dương Tuyên dâng tấu rằng: “Ngày phong ngũ hầu, khí trời vàng đỏ… là điềm báo tổn thương hỗn loạn Thổ khí”. Thiên khí vàng đỏ là dấu hiệu quân quyền quốc gia bị rơi vào tay người ở bên, là dấu hiệu nền tảng quốc gia bị tổn thương. Hán Thành Đế cuối cùng không có người nối dõi kế vị, hoàng quyền nhà Tây hán bị Vương Mãng đoạt lấy.

Sách Kinh Phòng Dịch Truyện viết rằng, trời đất xuất hiện cát vàng đầy trời, là dấu hiệu dị tượng mạt thế, trong triều không dùng người hiền tài, thực hiện chính sách trái Thiên Đạo (hữu hoàng trọc khí tứ tái thiên hạ, tế hiền tuyệt đạo, cố tai dị chí tuyệt thế dã). Câu nói này đã ấn chứng lịch sử Tây Hán. Lịch sử chính là tấm gương để người đời sau tham khảo, chỉ là người đời sau thường quên mất sự tồn tại của nó.

Lời bàn

Ngày 4/3/2022 tức ngày 2/2 âm lịch, chính là ngày Tết Trung Hòa truyền thống Trung Hoa, dân gian cho rằng, ngày này là ngày rồng ngóc đầu. Tết Trung Hòa là khởi đầu của tháng giữa mùa xuân, là thiếu dương xuân, thời gian đẹp nhất, ôn hòa nhất giữa trời đất, nhưng lại nổi cơn gió lớn thổi đổ những cánh cổng lớn của Điện Thái Hòa Cố Cung. Sự trái ngược rõ ràng mạnh mẽ này hiển nhiên triển hiện sự mất hài hòa giữa Thiên-Địa-Nhân.

Điện Thái Hòa Cố Cung còn gọi là Kim Loan Điện, là nơi các hoàng đế xưa đăng cơ, phụng Thiên thừa vận. Cổng điện Thái Hòa đổ có ý nghĩa gì? Chính quyền trái với Đạo Trời, đạo người, Thiên Thần nổi giận thu hồi quyền lực. Ý nghĩa nội tại này rõ ràng đã hiển lộ ra. Cộng thêm thời gian xảy ra dị tượng như đầu bài viết đề cập, quả là sự ‘trùng hợp’ an bài xảo diệu của Thiên ý.

Điện Thái Hòa Cố Cung còn gọi là Kim Loan Điện, là nơi các hoàng đế xưa đăng cơ, phụng Thiên thừa vận. Điện Thái Hòa trong bức trang "Vạn quốc lai triều đồ" thời Càn Long. (Phạm vi công cộng)

Bất kể là gió lớn hay cánh cổng đổ, hay cát bụi vàng mù trời, đều là hiện tượng Ngũ hành dị thường ở nhân gian, biểu hiện sự việc nhân gian mất sự hài hòa với trời đất, dẫn đến âm dương đảo ngược, Ngũ hành rối loạn. Đại sư đời Đường Khổng Dĩnh Đạt đã nói: “Âm dương đảo ngược là tội lỗi của những việc đã qua”, “Âm dương đảo chiều là hành xử của con người gây ra”. Thượng Thiên hiển lộ hung tượng cảnh cáo, dự báo kết cục xấu của tương lai.

Những tấm gương lịch sử trong ghi chép về Ngũ hành trong sử sách triển hiện tinh túy của văn hóa truyền thống Á Đông, hiển lộ cho thế nhân biết một con đường sinh tồn vĩnh viễn là không được mất chính khí của trời đất. Thiên - Nhân cảm ứng, lịch sử cho thấy, những việc của con người không hài hòa với trời đất thì sẽ có dị tượng cảnh báo.

Trung Dung
Theo Nhẫm Thục Nhất - Epochtimes

Tài liệu tham khảo:

Hán Thư - Ngũ Hành Chí
Tấn Thư - Ngũ Hành Chí
Kinh Phòng Dịch Truyện

 



BÀI CHỌN LỌC

Dị tượng Ngũ hành: Gió thổi đổ cổng Điện Thái Hòa - Lịch sử nhìn nhận thế nào?