Dị tượng nước Trường Giang chảy ngược và Trăng máu ở Hà Nam Trung Quốc có ý nghĩa gì? [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thảm họa lũ lụt Trịnh Châu, Hà Nam và một loạt các khu vực ở Trung Quốc bị lũ lụt nặng nề trong những ngày qua có phải đột nhiên xuất hiện không? Thực tế, từ cuối tháng 6-2021 đã thường xuyên xảy ra hiện tượng dị thường, chẳng hạn như mưa đá ở Bắc Kinh, tuyết rơi vào tháng sáu ở Hà Nam, sấm sét ở Sơn Đông, bão cát v.v. Những dị tượng này theo quan niệm truyền thống, và thực tế lịch sử mang ý nghĩa gì?

Trong những ngày qua, Trung Quốc đang phải hứng chịu thảm họa do thiên nhiên và nhân tạo gây ra. Trước lũ lụt ở tỉnh Hà Nam, cơn bão "Yên Hoa" (In-fa) đã đổ bộ vào Giang Tô và Chiết Giang, gây ra mưa lớn và lũ lụt, và dịch bệnh một thời gian lắng xuống thì nay lại bùng phát Ở Nam Kinh, virus đột biến Delta đã lây lan ra nhiều tỉnh và thành phố.

Đồng thời, những thiên tai này còn kèm theo nhiều dị tượng, như sông Trường Giang chảy ngược, Trăng máu ở Hà Nam, bão lớn thay đổi đường đi kỳ lạ... Thực tế, từ cuối tháng 6-2021 đã thường xuyên xảy ra hiện tượng dị thường, chẳng hạn như mưa đá ở Bắc Kinh, tuyết rơi vào tháng sáu ở Hà Nam, sấm sét ở Sơn Đông, bão cát v.v.

Những dị tượng và thiên tai nhân họa thường xuyên xuất hiện xung quanh "Lễ mừng thọ" của Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 7. Một số cư dân mạng cho rằng đây là lời cảnh báo của Trời, trong khi những người khác lại cho rằng có lẽ đây là dấu hiệu của những biến đổi lớn ở Trung Quốc. Vậy, ý nghĩa đằng sau những dị tượng này là gì?

Trường Giang chảy ngược

Vào ngày 24-07-2021, một số cư dân mạng đã công bố đoạn video cho thấy nước sông Kim Sa dưới cầu Trung Bá ở Nghi Tân, Tứ Xuyên đang chảy ngược.

"Đây là sông Kim Sa. Bạn đã nhìn thấy nó chưa? Dưới cầu Trung Bá, nước đang chảy ngược lên thượng nguồn. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nó. Thật đáng sợ".

Sông Kim Sa là thượng nguồn của sông Trường Giang, và nơi khởi nguồn của sông Kim Sa cũng là nơi khởi nguồn của sông Trường Giang, từ núi Đường Cổ Lạp ở Thanh Hải. Do đó, dòng chảy ngược này của sông Kim Sa là dòng chảy ngược của sông Trường Giang. Về hiện tượng sông chảy ngược thì rất hiếm, nhưng không phải là chưa từng xảy ra trong lịch sử.

Mọi người có thể đã biết rằng, năm xưa Đại phu nước Sở là Khuất Nguyên trầm mình xuống dòng Mịch La tự tử vào ngày 5 tháng 5 âm lịch. Theo truyền thuyết dân gian, những ngư dân ven hai bờ sông sau 10 ngày mới tìm được thi thể của Khuất Nguyên trôi ngược lên thượng nguồn con sông, cách nơi ông trầm mình 30 dặm. Truyền thuyết này dường như cũng ngụ ý rằng nước của sông Mịch La chảy ngược.

Tuy nhiên, điều thú vị là Cục Khí tượng Thành phố Mịch La đã phân tích đặc điểm của những trận mưa lớn trên lưu vực sông Mịch La trong vài năm qua, kết quả cho thấy khu vực sông Mịch La có nhiều trận mưa lớn nhất xung quanh Lễ hội thuyền rồng mỗi năm. Vào thời điểm này, do các hệ thống nước xung quanh đổ về, nước ở thượng lưu hồ Động Đình sẽ tăng vọt và mực nước sẽ cao hơn so với hạ lưu sông Mịch La. Lúc này, một lượng lớn nước hồ và thậm chí nước sông Trường Giang sẽ chảy ngược vào sông Mịch La, nên sông Mịch La vốn đổ vào hồ Động Đình theo chiều từ Đông sang Tây sẽ có hiện tượng sông chảy ngược kỳ lạ.

Nói cách khác, nguyên nhân chính dẫn đến dòng chảy ngược của sông Mịch La có thể là do những trận mưa lớn đã làm cho nước sông dâng cao. Nhìn vào lượng mưa ở Thanh Hải ở đầu nguồn sông Kim Sa, hóa ra tỉnh Thanh Hải đã trải qua những trận mưa lớn từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 7, có thể khiến nước sông dâng cao, tạo thành dòng chảy ngược như sông Mịch La.

Ngoài ra, trong “Hán Thư” cũng có ghi lại rằng, vào cuối thời Tây Hán, xuất hiện nước sông chảy ngược do động đất và lở đất, nói cách khác, dòng chảy ngược này của sông Kim Sa cũng có thể là do sự bất thường của các hoạt động ngầm làm thay đổi hướng của dòng sông. Tất nhiên, cũng có một số lý do mà khoa học hiện tại của chúng ta chưa thể giải thích được.

Tuy nhiên, bất kể lý do gì, dòng chảy ngược của sông là một dị tượng hiếm gặp, nhưng tại sao lại có dòng chảy ngược của sông Trường Giang trong năm nay khi thiên tai thường xuyên xảy ra? Người Trung Hoa cổ đại đã nói về “Thiên nhân cảm ứng”. Mặc dù ĐCSTQ đã chống Trời đấu Đất, nhưng nó không thể thay đổi thực tế về sự tồn tại của “Thiên nhân cảm ứng”. Hiện tượng nước sông chảy ngược ngày nay có thể là một lời cảnh báo từ Thượng Thiên.

Trong lịch sử, vào năm mà sông Mịch La chảy ngược, nước Sở bị đánh tiêu diệt. Thời Hán Thành Đế nhà Hán, nước sông chảy ngược, nhà Tây Hán diệt vong trong vòng chưa đầy 30 năm.

Lũ lụt ở thượng nguồn sông Trường Giang, Trung Quốc đang hoành hành. Ngày 22/6, Kỳ Giang, Trùng Khánh và các khu vực khác đã xảy ra trận lũ lụt lớn nhất trong gần 80 năm qua. (Ảnh chụp màn hình video)

Đó không chỉ là hiện tượng nước sông chảy ngược, trong lịch sử, sông Trường Giang đã từng trải qua hai lần dị tượng dòng sông khô cạn không giải thích được. Một lần xảy ra vào năm 1342, khi hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyên nắm quyền. Hơn 20 năm sau, nhà Nguyên sụp đổ. Lần thứ 2 xảy ra vào năm 1954, khi ĐCSTQ vừa giết chết hơn 700.000 người trong phong trào được gọi là "chống phần tử phản cách mạng", rồi lại bắt đầu vào phong trào công tư hợp doanh, và "phong trào chống Hồ Phong", làm cho mảnh đất Thần Châu tràn đầy sát khí.

Chúng ta biết rằng sông Trường Giang và sông Hoàng Hà đều được mệnh danh là sông mẹ của nền văn minh Trung Hoa, sông Trường Giang được coi là long mạch của đất Trung Hoa, hiện nay còn có hiện tượng chảy ngược ở đầu nguồn sông Trường Giang, liệu có phải dấu hiệu của một thảm họa lớn, hay là có những biến đổi lớn sẽ xảy ra ở Trung Quốc?

Trăng máu ở Hà Nam

Mặt trăng máu ở Hà Nam xuất hiện ngày 24 tháng 7, tại Hạc Bích và Tân Mật và một số nơi khác, đó đều là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt ở Hà Nam. Một số cư dân mạng đã chụp ảnh mặt trăng máu đỏ rực trên bầu trời đêm, trông rất quái dị.

Trăng máu Hà Nam
Trăng máu Hà Nam (Ảnh: SOH)

Người xưa tin rằng Trăng máu là điềm đại hung. Sách “Dịch Yêu chiêm” do Kinh Phòng viết vào thời Tây Hán có đề cập: “Nếu trăng đổi màu sẽ có tai họa”, và “màu đỏ là đấu đá và chiến tranh”.

Cuốn sách cũng nói rằng, mặt trăng đỏ là hình tướng chí âm chí hàn, điều này chỉ ra rằng người thế gian chính khí yếu, tà khí vượng, oán khí thịnh, lệ khí cường, thiên hạ hỗn loạn, và ngọn lửa bùng lên khắp mọi nơi!

Trong sách thiên văn "Kinh Châu Chiêm" do Lưu Duệ viết vào thời Đông Hán có nói đến "mặt trăng đỏ như gạch non, tướng sẽ chết ở nơi hoang dã; mặt trăng đỏ như máu, sẽ có vua chết”.

Nghĩa là nếu mặt trăng có màu đỏ nâu thì tướng quân sẽ chết, còn nếu mặt trăng có màu đỏ như máu là dấu hiệu hoàng đế sắp chết.

Phải chăng dị tượng trăng máu này ở Hà Nam chỉ ra rằng nội chiến của ĐCSTQ đang gia tăng, và lãnh đạo ĐCSTQ đang gặp nguy hiểm? Hãy cùng xem nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đang bận rộn những việc gì?

Lần này Hà Nam bị ảnh hưởng lũ lụt rất nặng nề, nhưng Tập Cận Bình đã đến Tây Tạng. Tuy nhiên, trong một đoạn video, Tập Cận Bình cùng nhóm người của ông ta được những người dân địa phương đổ ra đường đón tiếp, trông giống như đưa tiễn một chiếc xe tang trên phố.

Người Trung Quốc rất coi trọng điềm báo, cảnh đám tang như xe tang này đúng là điềm gở!

Trên thực tế, Hà Nam đã có dị tượng trước trận lụt. Ngày 30 tháng 6, ở Tân Hương, tỉnh Hà Nam có dị tượng “tuyết rơi tháng Sáu”. Từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 7, một trận mưa lớn ở Tân Hương đã xảy ra, bảy hồ chứa cỡ vừa đã tràn nước, khiến 58 thị trấn và làng mạc phải hứng chịu thảm họa. Trong số đó, có 91 ngôi làng ở thành phố Huy Huyện ngập nước, và nơi sâu nhất ngập là 1,3 mét. Người dân ở Huy Huyện tiết lộ rằng, lũ lụt hoàn toàn là do xả lũ, và lối vào làng bị phong tỏa để ngăn lũ nên dân làng không thể sơ tán và không biết đi đâu.

Tuy nhiên, khi lũ lụt ở Trịnh Châu xảy ra, những thảm cảnh này vẫn nối tiếp nhau, sau 5 ngày liên tiếp cảnh báo thời tiết đỏ, chính quyền địa phương vẫn chưa làm tốt công tác cảnh báo, phòng chống thiên tai, người dân vẫn đi làm, đi học như thường lệ. Trận lụt Hà Nam lần này đã được thực tế chứng minh, đó vừa là một thảm họa tự nhiên, còn là một thảm họa do con người tạo ra.

Bão thay đổi hướng đi đột ngột

Ai cũng biết lũ lụt Hà Nam chưa qua thì ngày 25/7, bão Yên Hoa (in-fa) lại đổ bộ vào Chiết Giang. Hình ảnh chụp từ vệ tinh có thể thấy cảnh tượng rất đáng sợ.

Tuy nhiên, cơn bão kinh hoàng này bắt nguồn từ vùng biển phía Tây Bắc đảo Guam, ban đầu nó đi với tốc độ con rùa hướng về phía Đài Loan. Nhưng khi đến gần Đài Loan vào ngày 23/7, nó bất ngờ quay ngoắt 90 độ và bắt đầu tăng tốc về phía Bắc lệch về phía Tây, hướng thẳng đến Thượng Hải và Chiết Giang.

Đường đi bão Yên Hoa
Đường đi bão Yên Hoa

Theo tin tức từ Đài quan sát khí tượng trung ương ngày hôm đó, sức gió tối đa gần tâm bão Yên Hoa là 14 cấp, và mạnh nhất có thể lên tới cấp 16 siêu bão. Cục Khí tượng Đài Loan nhận định rằng trong thời kỳ triều cường, một cơn bão có cấu trúc hoàn chỉnh và di chuyển chậm vào đất liền là một tổ hợp cực kỳ nguy hiểm.

Sau khi đổ bộ vào đất liền vào ngày 25/7 tại Chu Sơn, Chiết Giang, ngày hôm sau bão Yên Hoa lại lần nữa đổ bộ vào đất liền vào thành phố Bình Hồ, Gia Hưng, Chiết Giang. Sức gió tối đa tại thời điểm đổ bộ là cấp 10, và tốc độ gió là 28 mét / giây (tức 100 km/ giờ). Điều này dẫn đến nhiều các khu vực ven biển ở Chiết Giang, như Hàng Châu và Ninh Ba, v.v., đã có những thảm họa như nước biển xâm nhập và lở đất. Một đoạn video do cư dân mạng Thượng Hải quay được cho thấy tiếng gió hú kèm theo mưa lớn che mất cả bầu trời, cảnh tượng tận thế khiến người ta xót xa.

Dịch bệnh đột nhiên bùng phát

Trên thực tế, ngoài lũ lụt Hà Nam và bão Yên Hoa, những nơi như Hà Bắc và Nội Mông gần đây cũng hứng chịu mưa lớn, rất nhiều người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Hai hồ chứa và đập ở Nội Mông cũng bị vỡ, khiến những con đường bị gián đoạn, làng mạc và đồng ruộng đã trở thành một đại dương bao la.

Trong khi những thảm họa tự nhiên và nhân tạo này xảy ra thường xuyên, dịch bệnh ở nhiều nơi ở Trung Quốc cũng đã tái bùng phát. Hiện tại, biến thể virus Delta đã lây lan từ Nam Kinh đến 5 tỉnh và 9 thành phố ở Trung Quốc, lan sang Quảng Đông, Tứ Xuyên, Liêu Ninh, An Huy và các vùng khác. Nam Kinh, nguồn của dịch, cũng bị phong tỏa vào ngày 27/7.

Tất cả các loại thảm họa dường như đã xảy ra vào khoảng tháng Bảy năm nay.

Thảm họa và sự cứu rỗi trong những tiên tri

Trên thực tế, trong nhiều dự ngôn đều cho rằng năm 2021 sẽ là một năm đầy tai ương và sóng gió.

Ví dụ, trong "Ngũ Công Kinh" đời Đường có ghi lại lời tiên tri của Ngũ Công Bồ Tát núi Thiên Thai, nói rằng:

“Khởi phát bên sông năm Tý Sửu, người chết vạn vạn thiếu quan tài. Mỹ nhân má hồng chảy máu chết, bạc vàng châu báu hóa thành tro. Có ruộng vườn không người thu hoạch, lầu cao nhà lớn hóa thành mồ. Áo tía đai vàng người đâu nhỉ, là đống xương tàn bạn cỏ hoang…”

Trong đó năm Tý Sửu được cho rằng là năm Canh Tý 2020 và Tân Sửu 2021.

Ngoài ra, nhà tiên tri người Pháp ở thế kỷ 16 Nostradamus đã viết cuốn "The Centuries" (Các thế kỷ), cũng có dự đoán về năm 2021. Cuốn sách đã đề cập đến việc năm nay (2021) sẽ có virus, nạn đói lớn, bão mặt trời, sao chổi va vào trái đất, và những thảm họa chẳng hạn như các trận động đất lớn.

Vào thế kỷ 16, nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus đã tiên đoán: “Đến lúc đó Marx sẽ thống trị thế giới, nói là để con người sống một cuộc sống hạnh phúc”.
Chân dung Nostradamus, nhà tiên tri của thời kỳ Phục hưng Pháp. (Wikipedia)

Và hiện nay, "Thần đồng Ấn Độ" Abhigya Anand, người được chú ý nhiều, cũng được nhắc đến trong thông báo mới nhất rằng, từ tháng 9 đến tháng 11 năm nay, bất kể dịch bệnh hay kinh tế, thị trường chứng khoán, thế giới sẽ ở thời kỳ tồi tệ nhất, sau ngày 21/11/2021, nền kinh tế vẫn có thể xảy ra khủng hoảng bong bóng, sang tháng 5 năm 2022, có thể xuất hiện thêm những căn bệnh mới. Thần đồng nhí này đã nhiều lần đặt câu hỏi về tính hiệu quả của vắc-xin, cậu tin rằng phương pháp tốt nhất để tìm lành tránh dữ là tín ngưỡng đối với Thượng Đế.

Tuyên bố này của Anand trùng khớp với tuyên bố của nhiều nhà tiên tri nổi tiếng khác. Ví dụ, trong “Ngũ Công Kinh” đã nói trước đó, trong sách có đoạn sau:

“10 phần người thì chết 9 phần, chỉ còn 1 phần người thiện lương. Kẻ ác muốn thoát không thoát nổi”

Trong cuốn sách nhiều lần đề cập rằng, chỉ có những tín đồ và người thiện lương mới được Thánh nhân cứu rỗi.

Ngoài ra, Jeane Dixon, nhà tiên tri thiên tài người Mỹ nổi tiếng nhất thế kỷ 20 cũng đưa ra một dự đoán rằng, những gì nhân loại hiện đang phải đối mặt là cuộc chiến giữa Thiện và Ác. Trong trận chiến Thiện - Ác này, thế giới sẽ trải qua một cuộc bão táp cách mạng tín ngưỡng và sự phục hưng tín ngưỡng, và cuối cùng tín ngưỡng được phục hưng, nhân loại do thành tâm kiên định tín ngưỡng vào Sáng Thế Chủ nên được tái sinh.

Chúng ta biết rằng, niềm tin vào Thần Thánh và Thần Phật xuyên suốt năm nghìn năm văn hóa Trung Hoa, nhưng từ khi ĐCSTQ chiếm cứ, văn hóa truyền thống Trung Hoa đã bị ĐCSTQ cắt đứt. Dưới sự tẩy não của chủ nghĩa vô Thần của ĐCSTQ, một số người không còn tin vào Thần Phật, không tin thiện ác hữu báo, nhân quả luân hồi, thế nên mảnh đất Trung Hoa này mới đầy rẫy nhân họa và thiên tai. Tuy nhiên, Trời Đất Tạo hóa đều có “Đạo” phải tuân theo, và Đạo không thay đổi một chút nào, bất kể con người ta có tin hay không.

Bởi vì “Thiên - Nhân cảm ứng”, nên những thiên tai dị tượng đủ loại đang xảy ra ở Trung Quốc chính là Trời đang cảnh báo con người, và có lẽ Trung Quốc sẽ thực sự sẽ xảy ra thay đổi lớn. Thế nên tránh xa ĐCSTQ vô Thần, không tiếp nhận những tuyên truyền của nó, có thể là một cách tốt để tránh tai họa.

Trung Dung
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Dị tượng nước Trường Giang chảy ngược và Trăng máu ở Hà Nam Trung Quốc có ý nghĩa gì? [Radio]