Dị tượng thần bí: Sông Trường Giang chỉ một đêm cạn trơ đáy, thôn dân đôi bờ gặp ác mộng [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong lịch sử có rất nhiều hiện tượng bí ẩn xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Những nền văn minh cổ đại đã thất lạc, những khu vực bí ẩn chưa được biết đến, sự tò mò thúc đẩy chúng ta tiếp tục khám phá và theo đuổi sự thật, nhưng vẫn còn nhiều hiện tượng ly kỳ khiến con người không thể nào giải thích.

Sông Trường Giang hai lần cạn trơ đáy

Trong suốt các triều đại Trung Quốc, ấn tượng mà sông Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử) mang lại cho chúng ta là nước sông cuồn cuộn, tuôn trào không ngừng, tựa như lời bài thơ nổi tiếng trong Tam Quốc:

Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông,
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng.
Thị phi thành bại theo dòng nước,
Sừng sững cơ đồ bỗng tay không.

Tuy nhiên, trong lịch sử, sông Trường Giang lại từng có hai lần cạn nước, nước sông mênh mông cũng không còn nữa, cứ như Thần đang đùa bỡn vậy. Điều khó tin hơn nữa là trong lần cạn nước thứ hai, tất cả người dân ở một ngôi làng bên bờ sông Trường Giang đều bị "quỷ áp sàng" (quỷ đè người, hay còn gọi là bóng đè). Sự việc ly kỳ này khiến nhiều người kinh sợ.

Lưu vực sông Trường Giang. (Ảnh: Internet)
Lưu vực sông Trường Giang. (Ảnh: Internet)

Theo ghi chép những sự kiến lớn của huyện Thái Hưng trước thời Trung Hoa Dân Quốc: Vào năm Đại Đức (năm 1298), tháng 7 mưa to, nước mưa dâng lên cao tới 4 - 5 trượng (12-15 m), người và súc vật bị chết đuối vô số. Đến tháng 8 năm Chí Chính thứ 2 (năm 1342), nước sông Trường Giang trong vòng một đêm đột nhiên cạn trơ đáy. Đây là ghi chép đầu tiên về sự việc sông Trường Giang ở quận Thái Hưng, tỉnh Giang Tô đột nhiên cạn nước, bởi vì niên đại xa xưa, chi tiết không thể nào khảo cứu. Nhưng lần thứ hai là phát sinh vào năm 1954, rất nhiều nhân chứng vẫn còn nhớ rõ mồn một như vừa xảy ra trước mắt. Trong lịch sử, liên quan tới sự việc sông Hoàng Hà cạn nước thì khá nhiều ghi chép. Tuy nhiên, sông Trường Giang kéo dài hơn 6.000 cây số, xung quanh có đông đảo nhánh sông hồ nước, nguồn nước ở thượng nguồn thì phong phú dồi dào, về lý mà nói là không có khả năng phát sinh tình huống cạn nước.

Căn cứ và các số liệu, trước khi nước sông biến mất chính là lúc lưu vực sông Trường Giang cao vút, nhưng đến tháng 8, chỉ trong vòng một đêm nước sông lại hoàn toàn biến mất. Điều này chẳng phải quá quái lạ sao? Sông Trường Giang tương đương với dòng sông sinh mệnh của cư dân địa phương, nay bỗng nhiên khô kiệt. Một số cư dân ven sông đã lợi dụng lúc nước sông khô cạn thi nhau đi nhặt di vật dưới sông, không ngờ thủy triều đột nhiên xuất hiện, khiến nhiều người chạy không kịp, cuối cùng bị dòng nước cuồn cuộn cuốn trôi.

Lần khô cạn thứ hai của sông Trường Giang vẫn xảy ra ở vùng nước Thái Hưng, kéo dài tổng cộng trong hai giờ. Theo ghi chép, sự việc xảy ra vào ngày 13 tháng 1 năm 1954, tức là hơn 600 năm sau lần cạn nước đầu tiên. Vào khoảng 4 giờ chiều hôm đó, thời tiết u ám, gió lớn, cát bụi đầy trời, sắc trời nhợt nhạt, mấy chiếc thuyền đánh cá vẫn đang làm việc trên sông. Tuy nhiên, các thuyền viên đang làm việc trên thuyền đột nhiên nhận thấy mực nước đang hạ thấp, không lâu sau thì nước sông khô cạn nhìn thấy đáy. Kỳ dị hơn nữa là vào đêm đó, gần 200 dân làng ở hai bên khúc sông Thái Hưng của sông Trường Giang đều bị “quỷ đè người” (bóng đè). Sự việc này đã gây chấn động nhiều làng gần đó. Và sự việc kỳ lạ này không thể suy luận theo lẽ thường, và cũng chưa có khoa học nào giải thích được.

Hiện tượng sông Trường Giang khô cạn năm 1954. (Ảnh: Internet)
Hiện tượng sông Trường Giang khô cạn năm 1954. (Ảnh: Internet)

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra một khe nứt lớn bí ẩn ở miền đông Trung Quốc, khe nứt cổ xưa này ít được biết đến, nó có lịch sử lâu đời, chạy qua hai tỉnh Giang Tô và Sơn Đông. Trên thực tế, hai lần cạn nước của sông Trường Giang vừa vặn trùng khớp với cùng một đoạn ở phía nam của khe nứt cổ đại này.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng ở sâu trong khe nứt cổ đại này có những mạng lưới mạch nước ngầm lớn nhỏ giăng khắp nơi. Năng lượng phóng xạ của các mạch nước ngầm này lớn gấp mấy lần cường độ của tia vũ trụ, có thể khiến con người hoa mắt chóng mặt và mất đi khả năng kiểm soát, đồng thời làm cho một số loài động vật có những phản ứng bất thường: ví như ếch bị câm, rắn có vùng cấm, chim quạ không vào rừng.

Dị tượng sông Trường Giang cạn nước. (Ảnh: Internet)
Dị tượng sông Trường Giang cạn nước. (Ảnh: Internet)

Dị tượng này cũng thu hút sự thảo luận sôi nổi của dân chúng. Có người nói rằng con người đã chọc giận Thần sông, cho nên Thần đã lập tức thu sạch nước đoạn sông này. Cũng có người còn nói rằng, sông Trường Giang có rồng thật, mọi người không ngừng đánh bắt tôm cá trên sông, khiến Thần Long nổi giận, trong lúc tức giận thì hút hết nước ở khúc sông này.

Tuy nhiên, điều khiến người ta khó hiểu là tại sao hai lần cạn nước cách nhau 600 năm nhưng lại xảy ra ở cùng một nơi. Chẳng lẽ là có Thần sông, rồng thật, cũng như các loại Thần Tiên ma quái quấy phá, lấy nước sông đi? Chuyện này rốt cuộc là như thế nào? Dị tượng sông Trường Giang cạn nước cho đến nay vẫn còn là bí ẩn chưa được giới khoa học giải thích rõ ràng.

Và các dị tượng khác…

Vẫn chưa dừng lại ở đây, dòng sông lớn nhất Trung Quốc này mới đây lại một lần nữa khiến mọi người kinh ngạc. Sau khi lưu vực sông Trường Giang bị trận đại hồng thủy vào tháng 6 năm 2020, thì đến đầu năm 2021, khu vực này lại trải qua một mùa khô hạn hiếm thấy. Trong một đoạn video quay từ trên cao của cư dân mạng Vũ Hán, mùa khô trên sông Trường Giang ở đảo Thiên Hưng Châu, Vũ Hán, xuất hiện một kỳ quan địa hình “trăm năm mới gặp”. Video cho biết, thế kỷ trước, đoạn sông ở đảo Thiên Hưng Châu mùa Đông tàu bè vẫn có thể qua lại, khi đó nước sông chảy xiết, thường xuyên thấy hàng đàn cá heo bơi qua trên mặt nước. Nhưng lúc này, lòng sông trơ đáy, thương tích khắp nơi…

Sông Kim Sa là dòng chính của thượng nguồn sông Trường Giang. Vào ngày 24 tháng 7 vừa qua, một cư dân mạng ở Tứ Xuyên đã đăng một đoạn video cho thấy nước dưới cầu Trung Bá của sông Kim Sa đầu nguồn sông Trường Giang đang chảy ngược. Giọng nói của một người đàn ông, một phụ nữ và một bé gái trong video, vừa nhìn nước sông vừa liên tiếp kêu lên ngạc nhiên .

Cư dân mạng nói bằng giọng Tứ Xuyên rằng: “Hãy nhìn dòng nước chảy ngược dưới cầu Trung Bá. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nó trong nhiều thập kỷ, thật đáng sợ! Hãy xem, cầu Trung Bá cũng không trông thấy nữa, là nguyên nhân gì vậy?”

Một số cư dân mạng cũng đăng ảnh chụp màn hình video lên diễn đàn địa phương ở Nghi Tân, Tứ Xuyên, nói rằng dòng sông đang chảy ngược. Trong video, cầu Trung Bá dần bị che khuất bởi màn sương mù do dòng nước tạo thành. Nhiều người cho rằng dòng sông Kim Sa đầu nguồn sông Dương Tử xuất hiện hiện tượng chảy ngược, đây có phải là dấu hiệu của thảm họa một lần nữa ?!

Theo thuyết "Thiên - nhân cảm ứng" của người xưa thì dị tượng là dấu hiệu báo trước của Thượng Thiên. Sự xuất hiện của những dị tượng và tai họa tại nhân gian thường chỉ ra rằng: Thượng Thiên đang cảnh báo thế nhân. Vậy mà con người trong vô minh không biết chuyện gì đang xảy ra, bởi vậy nghiễm nhiên coi chúng thành hiện tượng tự nhiên.

Hiện nay, thiên tai, dịch bệnh... vẫn không ngừng xảy ra. Đứng trước tai họa, con người dường như thật nhỏ bé và vô năng bất lực. Tuy nhiên, Ông Trời có đức hiếu sinh, mỗi lần tai họa xảy ra Trời cao cũng sẽ sớm cảnh báo, sẽ mượn nhờ thế nhân nói cho bạn cách để tránh thoát kiếp nạn. Bởi vậy, ngày nay nếu có ai đó chỉ cho bạn phương pháp bình an vượt qua kiếp nạn, mong rằng bạn sẽ lưu ý lưu tâm!

Trung Nguyên
Theo Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Dị tượng thần bí: Sông Trường Giang chỉ một đêm cạn trơ đáy, thôn dân đôi bờ gặp ác mộng [Radio]