Dịch bệnh có an bài, sống chết có định số

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong các thư tịch cổ có thể thấy có rất nhiều ghi chép về dịch bệnh có an bài, sống chết có định số. Dù con người có tin hay không thì mọi thứ trên đời đều do Thần an bài, kể cả tai họa, kể cả sinh tử của con người. Khi nhân loại có đạo đức cao thì ít tai họa hơn. Lòng người gian trá, tự tư tự lợi thì tai họa sẽ nhiều hơn. Phép tắc này đúng cho toàn thế giới.

Dù con người có tin hay không thì mọi thứ trên đời đều do Thần an bài, kể cả tai họa, kể cả sinh tử của con người. Khi nhân loại có đạo đức cao thì ít tai họa hơn. Lòng người gian trá, tự tư tự lợi thì tai họa sẽ nhiều hơn. Phép tắc này đúng cho toàn thế giới.

Lấy dịch bệnh làm ví dụ. Hồ sơ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy đã có hơn 20 đại dịch xuyên quốc gia trong 80 năm qua, 60% trong số đó xảy ra trong thế kỷ 21 này, trong số đó 8 đại dịch đã xảy ra trong 10 năm qua. Nói cách khác, 10 năm qua là 10 năm có tần suất xảy ra các đại dịch cao nhất trong lịch sử, bao gồm Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2012, Ebola năm 2014, H7N7 năm 2016, sốt rét năm 2017 và dịch tả lợn Châu Phi năm 2019, và bệnh viêm phổi Vũ Hán hiện nay.

Việc thường xuyên xảy ra các đại dịch có liên quan mật thiết đến sự xuống dốc mạnh mẽ của đạo đức con người. Trời giáng tất cả các loại tai họa, kể cả bệnh dịch, không chỉ trừng phạt con người sa đọa về mặt đạo đức, mà còn cảnh báo thế nhân phải lắng nghe tiếng nói của Thần, tu thân dưỡng đức và trở lại con đường làm người chân chính.

Trong các thư tịch cổ có thể thấy có rất nhiều ghi chép về dịch bệnh có an bài, sống chết có định số.

Dịch bệnh có an bài

Người xưa tín Thần, họ cho rằng các bệnh dịch trên thế giới thực chất là do Thần an bài theo thiện ác trong nhân gian, đôi khi có sự xuất hiện của các Ôn Thần và Dịch quỷ để giúp con người hiểu sâu hơn về điều này.

Theo ghi chép lịch sử, vào mùa thu năm Tống Nguyên Gia thứ năm thời Nam triều, một bà lão với "quần áo rách rưới hôi hám, hai mắt mù loàn" đột nhiên đứng trước cửa nhà một số người, sau đó biến mất. Vào tháng 3 năm sau, tất cả những gia đình mà bà lão đến thăm đều chết vì bệnh dịch.

Vào thời nhà Minh, cuốn "Quái Viên" của Tiền Hy Ngôn có viết: Có một gia đình họ Tưởng ở huyện Lương Sơn, Hồ Bắc, trong nhà có một người con trai, trong một đêm "bỗng nhiên bị người dẫn ra khỏi nhà". Ở ngoài cửa thấy có "hàng trăm đứa trẻ mặc quần áo nhiều màu sắc", người con trai nhà họ Tưởng còn chưa nhìn rõ thì bọn trẻ đột nhiên biến mất, trên mặt đất chỉ còn lại hàng trăm lá cờ nhỏ. Con trai họ Tưởng hoảng sợ ngồi sụp xuống, cúi đầu nhìn những lá cờ nhỏ, chỉ thấy trên đó ghi 4 chữ "Thiên hạ đại loạn". Lúc này, mặt trời mọc và hàng trăm lá cờ nhỏ biến mất. Anh suy nghĩ mãi mà không biết phải làm gì...

Không lâu sau, "Dịch bệnh hoành hành trong làng, nhà họ Tưởng có hàng chục người chết, lúc đó mới biết rằng đó là do Dịch quỷ làm".

Đôi khi có sự xuất hiện của Ôn Thần và Dịch quỷ để mọi người hiểu sâu hơn. Bức tranh thể hiện một phần chân dung của năm Ôn Thần, vẽ  trong những năm Vạn Lịch thời nhà Minh. (Phạm vi công cộng)
Đôi khi có sự xuất hiện của Ôn Thần và Dịch quỷ để mọi người hiểu sâu hơn. Bức tranh thể hiện một phần chân dung của năm Ôn Thần, vẽ trong những năm Vạn Lịch thời nhà Minh. (Phạm vi công cộng)

Vào những năm đầu thời Hoàng đế Đồng Trị nhà Thanh chấp chính, ở miền trung tỉnh Vân Nam xảy ra đại loạn, quân trộm cướp đi đến đâu, giết người như ngóe đến đó, xương trắng khắp nơi hoang dã, các thành phố, huyện thành đều trống rỗng không có người. Khi chiến loạn đã yên, khi những người dân sống sót đang chuẩn bị xây dựng lại nhà cửa thì một trận đại dịch đã bùng phát.

Nhiều người vô tình bị nhiễm bệnh lúc nào mà không hay biết. Ban đầu trên cơ thể họ có một khối phồng nhỏ, cứng như đá, có màu hơi đỏ, khi chạm vào thì đau rát, sau đó thì nóng ran khắp người, nói năng loạn bậy. Hễ nhiễm dịch bệnh thì có người chết trong ngày, có người chết ngày hôm sau. Các thầy thuốc đều bó tay bất lực. Trong 1 nghìn người thì chỉ có một hoặc hai người may mắn sống sót.

Lần đầu tiên dịch bệnh bùng phát ở các vùng nông thôn. Khi dịch mới bắt đầu, dân làng thường thấy lửa ma chơi vào ban đêm với số lượng hàng trăm hoặc hàng nghìn, và họ đi theo từng nhóm. Nếu đến gần hơn thì có thể nghe thấy âm thanh của chiêng, trống, chuông, tù và, tiếng móng ngựa và tiếng binh khíị va chạm, dưới ánh trăng cũng có thể nhìn thấy cảnh tượng binh mã có mang theo cờ xí.

Ngoài ra, còn một điều kỳ lạ nữa là thường có người đột ngột ngã lăn ra đất, như người ngủ say mê mệt, hôm sau mới tỉnh lại. Sau khi tỉnh dậy, họ nói rằng quân lính và ngựa đi qua, và họ đã bị bắt để vận chuyển hàng hóa, và mới từ một nơi nào đó trở về. Một số người thức dậy và nói rằng họ đã được cử đi để chuyển các tấm thẻ, trên thẻ có ghi chữ lớn: "Quan nào đó dẫn một số binh lính, đi đến một nơi nào đó, và những nơi họ đi qua phải cung cấp cho họ như luật định". Vài ngày sau, tất cả những nơi được ghi trên các thẻ đó đều không xảy ra đại dịch.

Bệnh dịch nhanh chóng lan từ nông thôn ra thành phố, một gia đình bị bệnh, hàng chục người hàng xóm lập tức chuyển nhà chạy trốn, vì vậy là vô số người ngã xuống trên đường, nhưng dù họ chạy trốn vẫn không thoát được dịch bệnh. Có nhà chết sạch cả nhà. Có những ngôi làng nhỏ ít người, cả làng đều bị bệnh chết hết, không còn một bóng người.

Trương Đạo Lăng, một Chân nhân Đạo gia thời Đông Hán, người sáng lập ra Thiên Sư Đạo, núi Long Hổ ở Giang Tây hiện nay có tổ đình thờ ông, trước khi phi thăng, ông đã đem đan dược, trảm tà nhị kiếm, ngọc ấn... truyền lại cho con trai trưởng Trương Hoành, và căn dặn lại truyền cho con cháu gia tộc Trương Đạo Lăng đời này qua đời khác. Trong "Thủy hử", một trong tứ đại danh tác, có một chương nói rằng Tống Nhân Tông vì bệnh dịch Khai Phong và kinh thành lan rộng đã đặc biệt cử Thái úy Hồng Tín đến núi Long Hổ ở Giang Tây, và mời Trương Thiên Sư đến cầu nguyện để tiêu trừ bệnh dịch.

Ngoài ra, một vị Trương Thiên Sư, một hậu duệ của Trương Đạo Lăng cuối thời nhà Thanh, cũng rất nổi tiếng. Một ngày nọ, một Thị lang tên Từ Kỳ Từ Hoa Nông đến núi Long Hổ đang trên đường đến Quảng Đông xử lý công việc triều đinh, đã vào núi Long Hổ bái kiến Chân nhân. Trên đường đi, lần đầu tiên ông gặp một ông già, ông già hỏi ông đi đâu, ông nói rằng sẽ đến Quảng Đông, ông già xin đi cùng và Từ Thị lang đồng ý.

Khi gặp Trương Thiên Sư, Trương Thiên Sư hỏi ông đã gặp một ông lão chưa, Từ Thị lang nói rằng ông đã gặp và đồng ý đưa ông lão đến Quảng Đông. Trương Thiên Sư nói với Từ Thị lang rằng đó là vị Dịch Thần đã cố gắng vượt qua núi Long Hổ nhiều lần và đều bị Trương Thiên Sư chặn lại, nhưng bây giờ Từ Thị lang, người đang làm nhiệm vụ của triều đình, muốn đưa ông ấy đi cùng thì Trương Thiên Sư không thể ngăn cản được. Từ Thị lang hỏi về phương pháp tránh bệnh dịch, Trương Thiên Sư nói: "Đỉnh của dịch bệnh sẽ được thiết lập vào dịp Tết năm mới, có thể để bách tính ăn Tết trước trước, thì có thể loại bỏ được dịch bệnh".

Quả nhiên sau khi ông lão đến Quảng Đông thì bệnh dịch ở Quảng Đông bắt đầu. Một người trong cuộc đã viết chữ lớn "Từ Kỳ ở đây" và dán trên cổng để tránh bệnh dịch. Từ Thị lang bảo bách tính ăn Tết sớm, và đốt pháo để cúng Thần Phật. Rất nhanh chóng, dịch bệnh liền biến mất.

Chân dung Trương Đạo Lăng (phạm vi công cộng)
Chân dung Trương Đạo Lăng (phạm vi công cộng)

Người mà dịch bệnh không xâm phạm

Vì sự xuất hiện của bệnh dịch đã được an bài, và đằng sau có những sức mạnh vô hình của quỷ Thần, thế nên trong dịch bệnh ai chết ai sống đều có định số.

Lục Hoàn, tiến sĩ trong những năm Thành Hóa đời Minh, từng làm quan đến chức Thượng thư Bộ Binh, Thượng thư Bộ Lại, khi chưa thi đỗ, ông đã từng gặp một sự kiện như sau:

Một ngày nọ, khi đang đi bên ngoài thì gặp trời mưa, Lục Hoàn đã trú ẩn dưới mái hiên của một gia đình. Vì cơn mưa quá lớn và không có dấu hiệu ngừng nên ông nhẹ nhàng đẩy cửa căn nhà này, hy vọng có thể ngồi xuống nghỉ ngơi một lúc.

Khi bước vào phòng, ông ngạc nhiên trước tình cảnh trước mặt: có sáu bảy người đang nằm la liệt trong phòng. Ông hỏi một người đàn ông trong đó thì mới biết họ đều bị nhiễm bệnh dịch, chỉ biết ngồi chờ chết trong phòng ngủ. Lục Hoàn không hiểu y thuật và sợ bị lây bệnh nên phải lui xuống dưới mái hiên, đợi mưa tạnh rồi mới rời đi.

Mấy ngày sau đột nhiên có người tìm đến nhà cảm ơn. Nhìn ra thì thấy chính là người đàn ông nhiễm bệnh mà ông đã nói chuyện hôm đó, tuy rằng da dẻ không tốt nhưng cũng đã bình phục. Người đàn ông nói với Lục Hoàn rằng, khi cả gia đình bị ốm cách đây vài ngày, bên mỗi người có ba bốn con Dịch quỷ ngồi bên, "cả nhà có hai, ba chục con Dịch quỷ, bệnh tình dần nguy kịch".

Vào ngày Lục Hoàn vào nhà, có tiếng hét từ ngoài cửa rằng "Lục Thượng thư đến", sau đó hai người mặc quần áo đỏ xông vào, vung kiếm nhằm vào bầy Dịch quỷ chém túi bụi, khiến bọn Dịch quỷ sợ hãi chạy tán loạn. Một con quỷ nhỏ vội vàng hỏi: “Ai là Lục Thượng thư?”.

Một con quỷ lớn trả lời: “Con trai của nhà họ Lục ở thôn Tiền, mau chạy đi!” Nói rồi, chúng liền vượt tường, chui qua lỗ mà đi. Khi lũ quỷ này chạy hết không bao lâu thì Lục Hoàn đẩy cửa bước vào phòng mượn ghế ngồi, "thế là cả nhà được bình an".

Khả năng xua đuổi ma dịch của Lục Hoàn có được là nhờ vào đức độ của ông, vì hầu hết những người có thể làm quan cấp cao đều là những người có phúc khí lớn.

Một ngày nọ, khi Lục Hoàn đang ở bên ngoài thì gặp trời mưa, ông trú ẩn dưới mái hiên của một gia đình. Bức tranh vẽ "Mưa gió thôn sông" của Lã Văn Anh đời Minh. (Phạm vi công cộng)
Một ngày nọ, khi Lục Hoàn đang ở bên ngoài thì gặp trời mưa, ông trú ẩn dưới mái hiên của một gia đình. Bức tranh vẽ "Mưa gió thôn sông" của Lã Văn Anh đời Minh. (Phạm vi công cộng)

Vào năm Đạo Quang thứ 15 thời nhà Thanh, một trận dịch bệnh bùng phát ở Hàng Châu, nhiều người chết và quan tài trong thành phố đều bán hết sạch. Một năm nọ, một người có họ Kim ở Hàng Châu đã nghe thấy tiếng quỷ ngoài cửa vào đêm giao thừa, sau đó nghe ai đó nói: "Nhà này có tiết phụ".

Ngày hôm sau là mồng Một Tết, vừa mở cửa thì thấy trên tường vẽ một vòng tròn lớn màu đỏ. Họ Kim rất ngạc nhiên, tưởng là trò nghịch ngợm của trẻ con nên cũng không để tâm. "Đến mùa hè, khi dịch bệnh hoành hành, những gia đình hàng xóm đều không một người nào thoát, nhưng chỉ một mình cả nhà họ Kim là không hề hấn gì. Lúc đó người họ Kim mới bắt đầu ngộ ra rằng, vòng tròn đỏ trong đêm giao thừa là do quỷ Thần làm ra để nhận biết, đánh dấu".

Tiết phụ của nhà họ Kim là người phụ nữ họ Tiền, là dì của Kim Tử Mai. Bà đã thủ tiết hơn 30 năm. Người vợ thủ tiết, hiếu thảo, xưa nay luôn được quỷ Thần linh kính phục, chính những công đức mà họ đã tích lũy ấy đã cứu cả gia đình thoát khỏi tai ương.

Chu Mai Thúc, một học giả thời nhà Thanh, cũng đã mô tả trong sách "Mai ưu tập" về tình huống khi bệnh dịch xảy ra ở một địa phương: "Có một gia đình mấy chục người, cá nhà nằm gối lên nhau, gối lên người chết, duy chỉ có một người là không chết".

Có một thư sinh tên là Vương Ngọc Tích, bái Trần Quân Sơn làm thầy. Cả nhà Trần Quân Sơn nhiễm dịch bệnh, "cha con, vợ, con, cả 5 người chết trong một đêm, hàng xóm làng giềng không ai dám đến xem". Vương Ngọc Tích kiên nghị nói: "Ta làm sao có thể nhìn cả nhà thầy thi thể không có người mai táng được?".

Thế là họ Vương bước vào trong nhà, đem thi thể từng người liệm, cho vào từng quan tài. Cuối cùng anh phát hiện ra có một đứa bé còn quấn tã lót "vẫn còn chút hơi thở nhẹ". Vương Ngọc Tích liền bế bé ra khỏi quan tài, tìm thấy thuốc cứu được sinh mệnh. Và Vương Ngọc Tích thì vẫn bình an vô sự. Xem ra, người thiện lương đại nghĩa thì dịch bệnh cũng tránh xa.

Nếu thực sự như đã được ghi trong sử sách: sự xuất hiện của bệnh dịch đều có định số, thế thì các biện pháp phòng chống và kiểm soát được thực hiện bởi con người là không tác dụng chăng? Tác giả tin rằng khi bệnh dịch hoành hành, con người chỉ có thể tránh được tai họa nếu thực sự nhìn lên trời, tự soi lại bản thân và tìm ra nguyên nhân gốc rễ sâu xa, thì mới tránh được tai họa.

Trung Hòa
Theo Chu Hiểu Huy - Epoch Times

Tài liệu tham khảo:
"Động linh tiểu chí"
"Hựu Tiên Đài Quán bút ký"
"Dị Uyển"
"Tập dị tân sao"



BÀI CHỌN LỌC

Dịch bệnh có an bài, sống chết có định số