Dịch bệnh có trí thông minh? Làm sao để tránh nó?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, loại virus biến thể mới ở Nam Phi là Omicron đang gia tăng với tốc độ lây nhiễm cực kỳ nhanh và xâm nhập tới nhiều nước, khiến các nước một lần nữa lâm vào tình trạng khẩn cấp, người dân hoang mang, cuộc sống bình thường dần được khôi phục lại bị chững lại một lần nữa.

Từ khi nhân loại tồn tại, bệnh dịch luôn đồng hành cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Theo thống kê, số người thiệt mạng do bệnh dịch đều cao hơn do chiến tranh và nạn đói. Tuy nhiên, trải qua vô số lần bệnh dịch lớn nhỏ, loài người vẫn không thể hiểu rõ được những đặc điểm kỳ lạ của bệnh dịch, ví như, nó ập tới đột ngột và rồi lại biến mất cũng đột ngột, gây ra biết bao cái chết, nhưng đối với một số người lại không hề bị ảnh hưởng. Con người không ngừng tự hỏi rốt cuộc bệnh dịch vì sao lại tới? Chẳng lẽ đối mặt với bệnh dịch, loài người vĩnh viễn chỉ luôn ở thế bị động phòng ngự?

Trước khi nói tới vấn đề này, chúng ta hãy cùng điểm qua một số lần bệnh dịch vô cùng nguy hiểm trong lịch sử loài người.

Sự sụp đổ của Athens

Khi Trung Quốc ở thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc với các chư hầu đang tranh giành quyền bá chủ, thì tại Hy Lạp cổ đại xa xôi cũng xuất hiện hàng trăm thành bang tự trị, trong đó có hai quốc gia hùng mạnh nhất là Athens và Sparta. Vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, hai nước đã phát động một cuộc chiến tranh giành bá quyền Hy Lạp cổ đại, được gọi là “Chiến tranh Peloponnesian”.

Vào năm thứ hai của cuộc chiến, cũng chính là vào năm 430 trước Công nguyên, một bệnh dịch chết người bất ngờ xuất hiện trong thành Athens. Bệnh nhân đầu tiên xuất hiện ở cảng Piraeus, một nơi không xa ở phía tây nam Athens. Sau đó, dịch bệnh lây lan nhanh chóng, chỉ trong vòng vài tuần nó đã tấn công thành Athens, gây tổn hại nghiêm trọng đối với người dân nơi đây.

Trong tác phẩm “Lịch sử Chiến tranh Peloponnesian (History of the Peloponnesian War), nhà sử học người Hy Lạp Thucydides có ghi chép lại rằng, giai đoạn đầu nhiễm bệnh, bệnh nhân có tình trạng sốt nhiễm trùng, hắt hơi, ho, sau đó, cơ thể bệnh nhân bắt đầu chảy máu, và toàn thân từ từ chuyển sang màu đỏ tím, cuối cùng phân hủy và bốc mùi hôi thối. Người bệnh còn có thể cảm thấy cơ thể nóng như thiêu đốt, và xuất hiện triệu chứng khát không kiểm soát được. Một số người cố cởi bỏ tất cả quần áo, và ngâm mình trong nước lạnh để làm giảm các triệu chứng đó. Cuối cùng, họ bị mắc chứng mất ngủ, từng phút từng giây phải chịu đựng nỗi đau đớn khôn nguôi. Mỗi ngày, có lượng lớn người dân Athen chết vì bệnh tật, chim chóc và thú dữ ăn các thi thể cũng nhanh chóng ngã xuống và chết, vì vậy ngay cả chim thú cũng tránh xa các thi thể.

Trong trận dịch này, khoảng 1/3 dân số Athens đã thiệt mạng. Tuy nhiên, điều khó hiểu là, không phải tất cả mọi người đều là mục tiêu tấn công của bệnh dịch. Ví dụ, nhà triết học Socrates đã đích thân trải qua đợt bệnh dịch này, ông không chỉ chống lại bệnh dịch thành công, mà còn bắt đầu tìm hiểu về đạo đức cá nhân và theo đuổi chân lý với trái tim khiêm tốn: “Tôi biết mình không biết gì cả”.

Ngoài ra, những người Peloponnesian trong “Chiến tranh Peloponnesian”, bị người Athen bắt và giam giữ trong thành, cũng không bị nhiễm bệnh. Điều kỳ lạ hơn nữa là, sau năm 426 trước Công nguyên, đại dịch hoành hành suốt mấy năm trời bỗng nhiên biến mất không dấu vết ở thành Athens.

Nguồn gốc của căn bệnh tấn công Athens là gì, tại sao nó chỉ chọn lọc người bị nhiễm, và tại sao nó đột ngột biến mất, tất cả những câu hỏi này vẫn là một bí ẩn cho đến ngày nay.

Athens là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của Địa Trung Hải, tại thời điểm đó nó được coi là thành phố bất khả chiến bại - nơi mà các chiến binh Spartan không thể chinh phục. Tuy nhiên, nó đã không thể chiến thắng nổi dịch bệnh... (Ảnh: Wikipedia)
Athens là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của Địa Trung Hải, tại thời điểm đó nó được coi là thành phố bất khả chiến bại - nơi mà các chiến binh Spartan không thể chinh phục. Tuy nhiên, nó đã không thể chiến thắng nổi trước sự bùng phát của dịch bệnh... (Ảnh: Wikipedia)

Bệnh dịch tiêu diệt Đế chế La Mã cổ đại

Một trải nghiệm tương tự cũng xảy ra ở Đế chế La Mã cổ đại hùng mạnh. Đế chế này, từng bành trướng tới ba lục địa Âu, Á, Phi, và có tham vọng thống trị thế giới. Sau khi trải qua bốn trận đại dịch, Đế chế La Mã đã từ cường thịnh mà đi đến suy bại, và cuối cùng sụp đổ.

Các nhà khoa học hiện đại suy đoán rằng, bệnh dịch tấn công La Mã cổ đại là do một loạt các mầm bệnh, bao gồm bệnh dịch hạch, sốt phát ban, bệnh đậu mùa, và các bệnh truyền nhiễm khác.

Theo ghi chép lịch sử, trong trận đại dịch đầu tiên, ở Rome mỗi ngày có hàng chục nghìn người chết. Nhà sử học La Mã cổ đại Tacitus đã viết trong “Biên niên sử” rằng: “Thành La Mã… trong những ngôi nhà chất đầy các thi thể, khắp nơi trên các đường phố là những đoàn đưa tang”.

Trận đại dịch thứ hai kéo dài 16 năm, và tổng số người chết lên đến 5 triệu người, chiếm 1/3 dân số của Đế chế La Mã, thời kỳ hoàng kim của La Mã cổ đại đã kết thúc.

Trận dịch thứ ba hoành hành trong gần 20 năm, lúc cao điểm nhất, mỗi ngày ở Rome có 5.000 người chết, tổng số người chết là 25 triệu người.

Trận đại dịch thứ 4 có quy mô lớn chưa từng có, nó xảy ra vào bất kỳ mùa nào trong năm. Bệnh dịch xảy ra liên tục nhiều lần lặp đi lặp lại, cuối cùng khi lắng xuống, nó đã cướp đi 40% dân số của Đế quốc Đông La Mã.

Bốn lần đại dịch này cũng đầy bí ẩn. Ví dụ, sau mỗi khi Đế quốc La Mã đàn áp tàn bạo những tín đồ Cơ Đốc, một trận dịch lớn sẽ ập đến, biến thịnh thế trở thành địa ngục. Hơn nữa, phương thức lây truyền của bệnh dịch rất khó nắm bắt, và không thể ngăn chặn được. Ví dụ, đôi khi trong một thành phố, chỉ có một hoặc hai hộ gia đình bị nhiễm bệnh, trong khi những gia đình còn lại trong thành phố đều bình an vô sự. Một số người không bị nhiễm bệnh nghĩ rằng, họ đã thoát khỏi bệnh dịch, nhưng họ đã chết vì bệnh dịch vào năm sau đó.

Điều khó giải thích hơn nữa là một số người không bị nhiễm bệnh, đã thoát khỏi vùng dịch và đến thành phố không có dịch, khi dịch xảy ra ở thành phố đó, thì những người nhiễm bệnh lại chính là người đã chạy trốn dịch bệnh này!

Đối mặt với bệnh dịch, bất kể là thanh niên cường tráng hay phụ nữ, trẻ em, người già yếu ớt, thì đều như nhau. Trong mắt bệnh dịch không có sự khác biệt giữa giàu sang, quyền quý và nghèo hèn. Nhưng bệnh dịch lại tránh những tín đồ Cơ đốc, những người kiên trì chữa trị cho những người bị nhiễm bệnh trong khi bản thân họ bị bức hại.

Thần ôn dịch đang cầm gậy đập cửa một ngôi nhà. Với một vài cú đánh của Thần ôn dịch, một vài người trong gia đình này sẽ chết. Tranh "Thành La Mã bị bệnh dịch tấn công", do Delaunay, Pháp thực hiện năm 1869, được lưu giữ tại Bảo tàng Musée d’Orsay, Paris (Nguồn: Wikipedia / CC BY 4.0)
Thần ôn dịch đang cầm gậy đập cửa một ngôi nhà. Với một vài cú đánh của Thần ôn dịch, một vài người trong gia đình này sẽ chết. Tranh "Thành La Mã bị bệnh dịch tấn công", do Delaunay, Pháp thực hiện năm 1869, được lưu giữ tại Bảo tàng Musée d’Orsay, Paris (Nguồn: Wikipedia / CC BY 4.0)

Châu Âu suýt diệt vong bởi cái chết đen

Bệnh cái chết đen xảy ra vào thời Trung cổ ở châu Âu cũng là một bệnh dịch khủng khiếp khiến, người ta khiếp sợ mỗi khi nhắc đến. Trận dịch đã khiến Châu Âu mất đi một phần ba dân số. Vì thế, trong khoảng thời gian từ năm 1350 đến năm 1400, tuổi thọ trung bình của người châu Âu đã bị rút ngắn đi 10 năm.

Bệnh dịch lần đầu tiên xuất hiện tại cảng Messina ở Sicily, Ý. Khi một người bị nhiễm bệnh qua đời, tất cả những ai từng đến thăm người đó, làm ăn với anh ta, thậm chí là khiêng anh ta xuống mồ, đều không thể thoát khỏi tai ương này.

Thành phố Florence của Ý đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hết mức, bao gồm cấm không cho lên bờ đối với các thuyền viên của tàu có dịch bệnh, yêu cầu các thuyền viên phải được cách ly trên tàu trong 40 ngày, và công bố rộng rãi “quy định vệ sinh”, v.v. Thời gian 40 ngày này được gọi là “quarantino”, có nghĩa là 40 trong tiếng Latinh. Từ ‘cách ly kiểm dịch’ trong tiếng Anh (quarantine) như chúng ta biết hiện nay, bắt nguồn từ điều này. Vậy kết quả là gì? Florence vẫn không thoát khỏi thảm họa này, và 80% người dân ở Florence đã thiệt mạng vì dịch bệnh, khiến nơi đây trở thành thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Sau đó, cái chết đen lan rộng khắp châu Âu qua đường bộ và đường thủy. Bất kỳ nơi nào dịch bệnh đi qua, tất cả các thành phố đều bị tê liệt, một số làng mạc biến mất vĩnh viễn.

Cuộc chiến tranh trăm năm giữa Anh và Pháp không thể diễn ra được và phải tạm thời đình chiến. Đúng vào lúc tất cả các quốc gia lâm vào bế tắc, vào năm 1353, dịch bệnh cái chết Đen đột ngột biến mất, giống như quân đội rút lui tập thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Dịch bệnh nhiều lần sau đó quay trở lại cũng theo cách như thế này.

Cái chết đen cũng cho thấy sự chọn lọc kỳ lạ. Một số vùng bị phá hủy, trong khi những vùng khác lại miễn nhiễm hoàn toàn. Một số người chết vì tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh trong thời gian ngắn, trong khi một số người đau đớn ôm di thể của người thân đã mất, và chỉ muốn chết theo, nhưng lại không bị nhiễm bệnh.

Khi Cái Chết Đen hoành hành tại Venice và Pisa ở Ý.
Khi Cái Chết Đen hoành hành tại Venice và Pisa ở Ý. (Miền công cộng)

Bệnh dịch cũng có trí thông minh?

Bệnh dịch xảy ra ở phương Đông dường như cũng như vậy. Ví dụ, bệnh dịch hạch xảy ra vào những năm cuối của triều đại nhà Minh đã làm giảm hơn một nửa dân số cả nước Trung Quốc trong 15 năm. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là quân của Lý Tự Thành tấn công Bắc Kinh, lại rất ít người bị nhiễm bệnh, và khi quân Thanh tiến vào Trung Nguyên, cũng không một ai bị nhiễm. Sau khi nhà Minh chính thức rút lui khỏi vũ đài lịch sử, bệnh dịch đột nhiên biến mất. Người ta không thể không đặt câu hỏi, phải chăng bệnh dịch cũng sở hữu trí thông minh? Sự xuất hiện của nó là có mục đích, và đó là ý Trời?

Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, Ôn Dịch do 5 vị Ôn Thần chỉ huy Dịch quỷ để lây lan bệnh dịch. Cuốn sách cổ “Trảm ôn đoạn dịch” của Đạo gia, nói: “Nhân tâm phá hoại, ngũ tình loạn tạp”. Khi mọi người đề phòng, nghi kỵ lẫn nhau, tuỳ tiện làm bậy, không tin chính lý, chỉ dùng tà thuật, ‘bất đạo bất nhân’, làm trái ý Trời, giết người bừa bãi, hoặc “bất trung, bất hiếu, bất ái, bất từ”, si mê vọng tưởng, dẫn tới “phong hàn thử thấp”, gây tổn hại cho thân thể từ ngoài. Buông thả, phóng túng dục vọng, gây tổn thương cho cơ thể từ bên trong. Tà khí tấn công cả bên trong và bên ngoài, lúc này bệnh dịch thừa cơ sẽ xâm nhập.

Nếu như dùng cách kiến giải thích của cổ nhân để xem xét các trận đại dịch kể trên, mọi người sẽ kinh ngạc khi thấy rằng, chúng đều trùng khớp đúng như vậy. Ví dụ, trước khi bệnh dịch ập tới Athen, nhiều người Athen giàu có và phát đạt sống vô cùng xa hoa, ham mê nhục dục, loạn luân và đồng tính luyến ái được coi là thời thượng, và bạo lực và giết người rất phổ biến.

Đây cũng là tình huống phát sinh ở Châu Âu khi dịch bệnh cái chết đen tấn công, vì vậy Cái chết đen còn được gọi là “cây roi của Thượng Đế”. Giám mục William Edington từng viết: “Sự túng dục của nhân loại khủng khiếp biết bao… hiện giờ nó ngày càng tệ hại, đương nhiên nơi đây đang khiến Thần nổi giận. Tai hoạ này chính là sự trừng phạt của Thần đối với hàng loạt tội ác của nhân loại”.

Bốn lần đại dịch của La Mã cổ đại cũng được hậu thế nhìn nhận như là sự trừng phạt của Trời. Người La Mã thời đó không chỉ sa đọa về mặt đạo đức, phong tục tập quán dâm loạn, mà họ còn tàn nhẫn đóng đinh Chúa Giê-su lên thập tự giá, và bức hại đẫm máu những tín đồ chính tín Cơ Đốc giáo, họ đã vi phạm Thiên ý và phạm tội lớn. Trời giáng xuống dịch bệnh, chính là quả báo và hình phạt đối với tội ác, tín ngưỡng giả dối của người La Mã và sự băng hoại đạo đức.

Nếu bệnh dịch phù hợp với ý chỉ của Thần, thì nó có trí thông minh, có thể lựa chọn phương thức lây truyền, đối tượng lây nhiễm, hơn nữa nó còn đến và đi bất ngờ, không để lại dấu vết. Tất cả những điều này đều có thể giải thích được rõ, và phương thuốc tốt chống dịch cũng xuất hiện.

Tại sao con người bị mắc dịch bệnh 4
Khi đã không có thiện hành thiện niệm, thế thì những lỗi lầm phạm phải thường ngày sẽ bị Thần linh quản việc trừng phạt trông thấy, thế là gieo khí độc xuống. (Ảnh: Pixabay)

Phép màu? Kỳ tích?

Trong khi cái chết đen ở thời Trung cổ hoành hành, đã xảy ra một kỳ tích. Đó là ở Oberammergau, Bavaria, Đức. Trước sự tàn phá của cái chết đen, cứ hai hộ gia đình ở làng Oberammergau thì có một người mất mạng, cả làng vô cùng sợ hãi. Sau đó, dưới sự hướng dẫn của linh mục, họ đã quỳ xuống và thành kính cầu nguyện với Thượng Đế. Họ đã thề với Chúa rằng nếu Chúa có thể cứu họ thoát khỏi bệnh dịch của cái chết đen, họ sẽ diễn vở kịch “Giê-su chịu nạn” cứ mười năm một lần cho đến ngày tận thế.

Theo lời kể lại từ các thế hệ tổ tiên, kể từ khi dân làng phát ra lời thề, cái chết đen không còn cướp đi sinh mạng của bất kỳ người dân làng nào nữa. Và người dân Oberammergau vẫn đang thực hiện lời hứa của họ cho đến ngày nay.

Trên thực tế, trong vài trận đại dịch đó, nhiều người đã từng cầu xin sự che chở của các vị Thần mà họ tín phụng, nhưng một số thì có tác dụng, trong khi một số lại chẳng có tác dụng gì. Vậy sự khác biệt nằm ở đâu?

Mấu chốt nằm ở hai chữ “chân thành”. Điều nói ở đây không phải sự chân thành bề mặt hời hợt, chẳng hạn như quỳ lạy bao nhiêu cái, quỳ bao lâu, quyên góp bao nhiêu tiền cho nhà thờ, hay lời nói hay như thế nào. Điều đề cập đến ở đây là bản chất nhất trong nội tâm của con người. Nếu là người thực sự chân thành tín Thần, thì người đó cần hành động theo yêu cầu của Thần, có phẩm hạnh tốt, coi nhẹ ham muốn, vật chất, xem trọng đạo đức, trong lòng luôn chứa đựng thiện lương, yêu thương, không oán không hận. Còn nói là tín Thần, cầu Thần bảo hộ, nhưng lại làm những việc ác trái với lời dạy của Thần, thế thì làm sao có thể có hiệu quả?

Trong sách cổ từng có ghi chép câu chuyện về Trương Đạo Lăng trị dịch bệnh. Trương Đạo Lăng, người được coi là sáng lập ra Đạo giáo. Tương truyền, vào thời Hán Thuận Đế, khi ông đang tu Đạo ở núi Hạc Minh, tỉnh Tứ Xuyên, thì Thái Thượng Lão Quân đột nhiên giáng lâm, “truyền thụ Tam thiên chính Pháp và phong ông làm Thiên Sư”, nên người đời sau tôn vinh ông là Trương Thiên Sư. Vậy phương pháp kỳ diệu chống lại dịch bệnh của Trương Thiên Sư là gì?

Theo ghi chép trong “Thái Bình Quảng ký”, sau khi đắc Đạo, Trương Thiên Sư đã có được Thần thông trị bệnh. Bách tính cảm động trước ân đức của ông, và cũng cảm phục pháp lực của ông, người người kéo tới đất Thục bái ông làm thầy. Số đệ tử của ông lên tới hàng chục nghìn người. Khi Trương Thiên Sư dạy đệ tử, ông không sử dụng hình phạt, mà bắt đầu từ bản chất để giáo hoá lòng người, khơi dậy ý thức xấu hổ và thiện tâm của họ.

Vì vậy, ông đã đưa ra một quy tắc yêu cầu mọi người phải viết ra tất cả những tội lỗi mà họ đã phạm phải trong cuộc đời của họ lên giấy, sau đó ném xuống nước, đồng thời thề với các vị Thần rằng sẽ không bao giờ tái phạm, và nếu phạm sai lầm một lần nữa, họ sẵn sàng bị tước đi tính mạng. Mọi người làm theo phương pháp này, và thành tâm sám hối lỗi lầm, và họ thực sự khỏi bệnh. Hơn nữa, khi viết về tội ác của mình, trong lòng họ dấy lên cảm giác thấy xấu hổ, sau khi khỏi bệnh họ lại càng thêm kính trọng Thần, vì vậy mọi người đều từ tận đáy lòng muốn quy chính bản thân, bỏ ác hành thiện.

Trong “Hoàng đế nội kinh” có viết: “Chính khí ở trong, tà không thể phạm vào được”.

Vào cuối thời Đông Hán, bệnh dịch hoành hành, dân chúng lầm than. Tại nước Thục, Trương Thiên Sư đã dùng cách này để quy chính lòng người, nhờ đó mà cứu được mọi người khỏi nạn dịch, quả là thần kỳ.

Trên thực tế, các tôn giáo chính thống trong lịch sử nhân loại như Phật giáo và Đạo giáo ở phương Đông, Cơ Đốc giáo và Thiên Chúa giáo ở phương Tây, tuy giáo lý khác nhau nhưng đều chứa đựng một nội hàm, đó là khiến con người kính Thiên tín Thần, trọng đức hành thiện; đồng thời cũng chỉ ra rằng con người chỉ có thể nỗ lực theo cách đó, không ngừng nâng cao bản thân mới có thể tránh tai hoạ, gặp điều may mắn.

Thời hiện đại ngày nay, nhiều người chịu sự giáo dục theo thuyết vô Thần đã không thể hiểu được ý nghĩa sâu xa trong lời của Thần, nghĩ rằng đây chỉ là một nguyện vọng tốt đẹp, hoặc thậm chí là tự lừa dối mình. Ngay cả với những Thần tích thực sự xuất hiện trước mắt, họ lại cho rằng đó có thể chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng vật chất và tinh thần là nhất tính và suy nghĩ thiện ác khác nhau của con người tương ứng với các tầng thứ năng lượng khác nhau. Điều này không chỉ có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của bản thân mà còn đối với xung quanh.

Minh An
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Dịch bệnh có trí thông minh? Làm sao để tránh nó?