Dịch bệnh và sự sụp đổ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong dự ngôn [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong "đại tai nạn", các biểu hiện tai nạn mà những dự ngôn mô tả nhiều nhất bao gồm các cuộc chiến tranh mang tính toàn cầu và các đại dịch. Trong số tất cả các biểu hiện của thảm họa, "đại dịch" có sức tàn phá khốc liệt nhất đối với cuộc sống của con người.

Phần 2:

Người Trung Quốc có câu tục ngữ: “Minh minh chi trung, tự hữu thiên ý”, có nghĩa là hết thảy mọi thứ đều có định số, không phải con người có thể cải biến được. Nói cách khác, lịch sử nhân loại giống như một vở kịch lớn, được dàn dựng theo đúng tình tiết kịch bản đã định sẵn. Trong tôn giáo hay trong giới tu luyện, người ta cho rằng "vở kịch lớn của lịch sử" này là an bài của Thần tại thế gian, theo người phương Đông nói thì đây là "ý Trời".

Phần kịch đã diễn được gọi là "quá khứ", phần chưa được diễn được gọi là "tương lai". Những dự ngôn được lưu lại trong lịch sử nhân loại, kỳ thực đều liên quan đến những ẩn đố trong tương lai của vở kịch này.

Trong những dự ngôn nổi tiếng trên thế giới, hầu như không có ngoại lệ, tất cả đều nhắc đến rằng nhân loại sẽ phải trải qua một kiếp nạn to lớn chưa từng có - cũng chính là "đại tai nạn" trong truyền thuyết của con người. Trong đại tai nạn cuối cùng, thế giới đầy rẫy các loại tai hoạ quy mô lớn, có sức tàn phá vô cùng lớn đối với cuộc sống con người. Mà cao trào và kết thúc của vở kịch lớn của lịch sử nhân loại này, hoàn toàn xoay quanh “đại tai nạn" này.

Bởi vậy, trong tất cả những dự ngôn nổi tiếng (bao gồm cả "Thôi Bối Đồ"), phân lượng lớn nhất của nó dành để mô tả những sự kiện lớn xảy ra trong thời kỳ "đại tai nạn" này, mục đích là đưa ra những lời cảnh báo và khuyên nhủ cho hậu thế.

Trong "đại tai nạn", các biểu hiện tai nạn mà những dự ngôn mô tả nhiều nhất bao gồm các cuộc chiến tranh mang tính toàn cầu và các đại dịch. Trong số tất cả các biểu hiện của thảm họa, "đại dịch" có sức tàn phá khốc liệt nhất đối với cuộc sống của con người.

Trong số tất cả các biểu hiện của thảm họa, "đại dịch" có sức tàn phá khốc liệt nhất đối với cuộc sống của con người.
Trong số tất cả các biểu hiện của thảm họa, "đại dịch" có sức tàn phá khốc liệt nhất đối với cuộc sống của con người. (flickr)

1. "Thôi Bối Đồ" dự đoán những biến động của Trung Quốc và đại dịch

Thôi Bối Đồ của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong vào đầu thời nhà Đường là một trong những dự ngôn nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc và được hậu thế tôn sùng. Thôi Bối Đồ dành một phân lượng đáng kể để mô tả sinh động về chiến tranh trong "đại tai nạn". Ví dụ, tượng thứ 56 của nó mô tả diễn biến của đại chiến thế giới (thứ ba), tượng thứ 45 mô tả một cuộc chiến tranh ở Trung Quốc, và tượng thứ 57 mô tả sự kết thúc của chiến tranh thế giới và nguyên nhân của nó.

Tuy nhiên, đối với trận “đại dịch” mang tính huỷ diệt nhất trong “đại tai nạn”, thì “Thôi Bối Đồ” dường như không có miêu tả rõ ràng.

Trên thực tế, tượng thứ 50 của “Thôi Bối Đồ" có sự tương đồng với những mô tả về các hiện tượng đặc thù của xã hội do dịch bệnh tạo thành trong một số dự ngôn nổi tiếng khác; đồng thời, cảnh tượng này cũng miêu tả rằng Trung Quốc sẽ phát sinh một sự biến động xã hội lớn.

Tượng thứ 50

Sấm viết:

Thủy Hỏa tương chiến
Thời cùng tắc biến
Trinh hạ khởi nguyên
Thú quý nhân tiện

Tụng viết:

Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên
Bạch mễ doanh thương bất trị tiền
Sài lang kết đội nhai trung tẩu
Bát tận phong vân thủy kiến thiên

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Nước lửa tương chiến
Thời cùng thì biến
Trinh hạ mở đầu
Thú quý người rẻ

Tụng rằng:

Người đầu hổ gặp năm đầu hổ
Kho đầy gạo trắng chẳng đáng tiền
Sài lang kết bầy đi giữa phố
Quét sạch gió mây mới thấy trời

Tượng này mô tả hai sự kiện lịch sử lớn có liên quan đến nhau.

Câu thứ nhất, chữ "Ngộ" trong "Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên" trong văn cổ có nghĩa là đau khổ (vận rủi). Câu này ám chỉ một vị vua thuộc tuổi hổ (hổ đầu nhân) gặp vận rủi trong năm con hổ - nó có thể ám chỉ việc người này và nhóm lợi ích của ông ta bị thanh trừng. Tuy nhiên, vận rủi của ông sẽ là một điều may mắn cho thế giới - "Quét sạch gió mây mới thấy trời"

Sự kiện này có thể là bối cảnh của một sự thay đổi xã hội lớn sắp phát sinh ở Trung Quốc.

Câu thứ hai, “Bạch mễ doanh thương bất trị tiền” và “Sài lang kết đội nhai trung tẩu” miêu tả hai hiện tượng xã hội đặc biệt trong năm Canh Dần. Hai hiện tượng này phù hợp với mô tả về hậu quả do "đại dịch" gây ra trong các lời tiên tri khác.

Trong đó, cụm từ "Sài lang kết bầy đi giữa phố" là một cách chơi chữ, miêu tả sự hỗn loạn xã hội do "hổ đầu nhân" gây ra và hậu quả do "đại dịch" gây ra.

Hai sự kiện này và mối tương quan của chúng sẽ được thảo luận ở phần sau của bài viết này.

2. Thời gian được nhắc đến trong tượng thứ 50 của Thôi Bối Đồ

Các dự ngôn của Trung Quốc sử dụng phương pháp ghi chép năm theo can chi sanh tiếu của truyền thống Trung Quốc, nên rất khó đối ứng chính xác với phép tính năm của người Âu Mỹ.

Trong số những dự ngôn của Trung Quốc, dự ngôn “Ngũ công kinh” của Phật gia đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, là một trong những dự ngôn miêu tả chi tiết nhất về “đại tai nạn”, và cũng là một trong những dự ngôn có thể đối ứng chính xác với thời gian cụ thể phát sinh sự kiện “đại tai hoạ" theo phép tính năm của người Âu Mỹ.

Sau khi tính toán kỹ lưỡng, “Mạt kiếp hạ nguyên Giáp Tý" chỉ thời điểm xảy ra "đại tai nạn" được mô tả trong "Ngũ công kinh" là 60 năm, từ năm Giáp Tý 1984 đến năm Giáp Tý 2043. (Liên quan đến quá trình suy tính kỹ càng về thời gian xảy ra "đại tai nạn", mời độc giả xem bài "6 dự ngôn lớn cho năm 2021: Thảm họa và cứu rỗi")

Hơn nữa, "Ngũ Công Kinh" còn mô tả hai giai đoạn cao điểm trong thời kỳ "đại tai nạn" - mỗi giai đoạn đều nằm vào khoảng đầu năm của 5 năm tương ứng với địa chi "Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn”, mà biểu hiện tai họa chính của mỗi giai đoạn đều là chiến tranh và đại dịch: "Nhìn vào năm Tý, Sửu, Dần Mão, Thìn, chỉ thấy sự hoang dã không bóng người, ... hỏa thiêu, bệnh dịch và đao binh, Hạ Nguyên gặp mạt kiếp."

Suy tính theo mô tả của "Ngũ Công Kinh" và những dự ngôn liên quan, thì hai thời kỳ đỉnh cao lần lượt là năm Canh Tý đến năm Giáp Thìn (2020-2024) và năm Nhâm Tý đến năm Bính Thìn (2032-2036).

"Mạt kiếp hạ nguyên Giáp Tý" (trước năm 2044) vẫn còn hai năm là 2022 và 2034. Vậy năm con hổ được miêu tả trong tượng thứ 50 trong Thôi Bối Đồ ám chỉ năm nào?

Trong "Ngũ Công Kinh" có một đoạn dự ngôn “Tây Giang Nguyệt", trong đó mô tả một số sự kiện và thời gian liên quan đến ĐCSTQ ("Hồ nhân"), vị Thánh nhân cứu thế ("Đế") và "đại tai nạn". (Bởi vì ĐCSTQ dựa vào nước Nga Xô để bắt đầu và cưỡng chế sử dụng tà thuyết ngoại lai để xâm lược Trung Hoa và phá hủy văn hóa Trung Hoa, một số dự ngôn nổi tiếng của Trung Quốc gọi ĐCSTQ là “Hồ nhân”, tức là những kẻ man rợ ngoại lai.)

Trong "Tây Giang Nguyệt" có một câu nói rằng "Bạch hổ chi niên đại loạn", có khả năng cùng ám chỉ sự việc "Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên" trong Thôi Bối Đồ. Trong hai năm Dần hổ còn lại, theo ngũ hành nạp âm, năm 2022 là năm Bạch hổ và năm 2034 là Hắc hổ. "Hổ đầu niên" trong câu "Hổ đầu nhân gặp hổ đầu niên" có thể là chỉ năm hổ trắng, tức năm 2022.

Nói cách khác, tượng thứ 50 trong Thôi Bối Đồ có thể là mô tả các sự kiện và hiện tượng xảy ra vào năm 2022 - tức là một người đứng đầu tuổi hổ ("hổ đầu nhân") và nhóm lợi ích của ông ta sẽ bị xử lý vào năm 2022. Đồng thời, từ những an bài trong quá khứ, một trận đại dịch xảy ra từ năm 2020 đến năm 2022 sẽ dẫn đến sự xuất hiện của những hiện tượng xã hội đặc biệt vào năm 2022, như "Kho đầy gạo trắng chẳng đáng tiền”, “Sài lang kết bầy đi giữa phố.”

Chúng ta hãy thảo luận về hai sự kiện được mô tả trong tượng thứ 50 của Thôi Bối Đồ kết hợp với những lời tiên tri liên quan.

"Năm đầu hổ" trong câu "Hổ đầu nhân gặp hổ đầu niên" có thể là chỉ năm hổ trắng, tức năm 2022.
"Năm đầu hổ" trong câu "Hổ đầu nhân ngộ hổ đầu niên" có thể là chỉ năm hổ trắng, tức năm 2022. (Wikipeadia commons)

3. Những sự kiện có thể xảy ra trong tình hình thay đổi của Trung Quốc

"Hổ đầu nhân" được mô tả trong tượng thứ 50 của Thôi Bối Đồ là chỉ người đứng đầu tuổi hổ. Trong tất cả những người cầm quyền trong lịch sử của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân là người duy nhất sinh năm con hổ - sự kiện thứ nhất mà Thôi Bối Đồ miêu tả hẳn là chỉ Giang Trạch Dân cùng bè đảng của ông ta sẽ bị thanh toán vào năm 2022.

Sự kiện này có thể là một bối cảnh trong những biến động lớn sắp diễn ra ở Trung Quốc, tức là trước và sau khi ĐCSTQ sụp đổ.

Trên thực tế, trong tất cả dự ngôn trong lịch sử của Trung Quốc, sự kết thúc của chế độ ĐCSTQ đi kèm với sự xuất hiện của "đại tai nạn".

Từ các dự ngôn có liên quan mà xét, thì trước và sau khi ĐCSTQ sụp đổ, bè đảng của ĐCSTQ dường như phát động một cuộc đảo chính nhằm giành lấy quyền lực nhưng kết thúc thất bại. Câu dự ngôn “Ngựa không gật đầu đá chìm xuống tận đáy, Hoa đỏ nở hết thì hoa vàng nở, Mỹ nhân đến nơi ngọn núi tía” trong Kim Lăng tháp bi văn của Lưu Bá Ôn, câu dự ngôn “Hướng Đông cửa ngõ phục bảo kiếm, Dũng sĩ cổng sau nhập Đế cung” trong tượng thứ 46 của Thôi Bối Đồ và câu dự ngôn “Cung môn bạt kiếm trừ gian nịnh, bạch đầu biến tác xích đầu nhân” (Cửa cung rút kiếm trừ gian nịnh, đầu bạc biến thành người đầu đỏ) trong Gia Cát Vũ Hầu kê văn, có thể là ẩn ý mô tả về cuộc đảo chính này. Trong số đó, tượng thứ 46 trong Thôi Bối Đồ dường như chỉ ra rằng cuộc đảo chính này có liên quan đến một người lính chứa bộ cung "弓” hoặc bộ phụ “阝” trong tên của ông ta.

Sau đó, vì một lý do nào đó, một người trong họ có chứa chữ "白" (Bạch), tên có chữ “平” (Bình) (có thể là Tập Cận Bình) đã tiến hành thanh lý nghiêm khắc tội ác của ĐCSTQ và các thành viên của nó— Trong “Kim tháp bi văn” miêu tả về cuộc thanh trừng này như sau: “Nhất tai hoán nhất tai, nhất hại hoán nhất hại” (hết tai họa này lại đến tai họa khác), “anh hùng bạt tận thạch trung mao, huyết lưu tiêu can vạn nhân hào” (anh hùng nhổ sạch lông trong đá, máu chảy cột mốc vạn người thét gào)

“Hổ đầu nhân gặp hổ đầu niên" được miêu tả trong Thôi Bối Đồ, có thể là một bộ phận của lần thanh trừng này.

4. "Thôi Bối Đồ" mô tả hiệu ứng sau "đại dịch"

Hai hiện tượng được mô tả trong tượng 50 của Thôi Bối Đồ “Kho đầy gạo trắng chẳng đáng tiền” “Sài lang kết bầy đi giữa phố”, hoàn toàn giống với miêu tả về hiệu ứng sinh ra sau “đại dịch" của các dự ngôn khác.

Trên thực tế, "Ngũ công kinh" đã đưa ra những chi tiết đáng kể về giai đoạn cao điểm đầu tiên của thời kỳ "đại tai nạn" - tức là đối với trận "đại dịch" đầu tiên xảy ra từ năm Canh Tý đến năm Giáp Thìn (2020-2024) đã đưa ra những miêu tả chi tiết:

“Đãn khán thìn niên trung thu nguyệt, gia gia hộ hộ hữu thư trùng; tý sửu chi niên giang biên khởi, tử giả vạn vạn khiếm quan tài. Hồng phấn mỹ nhân lưu huyết tử, bảo châu kim ngân hóa thành hôi; tuy hữu điền viên vô nhân thu, cao lâu đại hạ hóa thành phần; yêu kim y tử nhân hà tại, tổng bị hao bồng bạn khô lâu...”

Tạm dịch:

"Chỉ thấy tháng Trung thu năm Thìn, nhà nhà đầy dòi bọ. Năm Tý Sửu bắt đầu xảy ra bên sông, người chết hàng vạn quan tài không đủ. Mỹ nhân son phấn chảy máu chết, vàng bạc châu báu hóa thành tro. Tuy có ruộng vườn không người lượm, lầu cao nhà lớn hóa thành mồ. Áo tía lưng vàng người đâu mất, cỏ cây bầu bạn với đầu lâu..."

Theo mô tả của "Ngũ Công Kinh", trận "đại dịch" lần thứ nhất khởi phát ở "ven sông" vào "năm Tý", và sẽ xuất hiện hai đợt cao điểm: đợt đầu tiên có thể đã xảy ra vào năm "Sửu", dẫn đến "người chết vạn vạn thiếu quan tài"; và đợt cao điểm thứ hai có thể xảy ra vào "tháng Trung Thu" của "năm Thìn", dẫn đến “nhà nhà đầy giòi bọ." (Bởi vì "thiên cơ bất khả lộ", nên các dự ngôn thường sử dụng những phương thức ẩn ý để diễn tả tương lai. Ví dụ, ở đây sử dụng kết cấu đảo ngược, vì vậy rất khó xác định trình tự thời gian trước khi sự kiện xảy ra.)

"Viêm phổi Vũ Hán" đang xảy ra ngày nay bắt nguồn ở Vũ Hán trên bờ sông Dương Tử (2020), giống hệt như mô tả trong "Ngũ Công Kinh".

Theo dự ngôn, đợt “Viêm phổi Vũ Hán” này có thể đạt đến đợt cực điểm lần thứ nhất vào năm Tân Sửu (năm 2021) - “vi-rút Vũ Hán” sẽ xuất hiện một số biến thể cực mạnh, kết quả làngười chết hàng vạn quan tài không đủ”.

Sau đợt cao điểm đầu tiên, "Viêm phổi Vũ Hán" có thể biến mất trong một thời gian, và sau đó sẽ đạt đến đợt cực điểm thứ hai vào "tháng Trung thu" của năm Giáp Thìn (tháng 8 tháng 9 Âm lịch): "Tháng 8 tháng 9 năm Dần Mão Thìn, người chết ở khắp mọi nơi; cơm chín ngũ cốc không người ăn, bông tơ áo gấm không người mặc." (Ngũ Công Kinh)

Theo mô tả của “Ngũ Công Kinh”, trong an bài trong lịch sử trước đây, trận “đại dịch” lần thứ nhất từ ​​năm Canh Tý đến năm Giáp Thìn (2020-2024), dẫn đến “Đến năm Tý Sửu, trăm người mất đi một nửa”; và lần “đại dịch" thứ hai từ năm Nhâm Tý đến năm Bính Thìn (năm 2032 - năm 2036), dẫn đến “hai năm Nhâm Tý (2032) và Quý Sửu (2033), chỉ trong tháng 8 tháng 9, người nhiễm bệnh mà chết, lại chịu tai họa binh lửa, mười phần chết chín.”

Khi mô tả phạm vi thời gian phát sinh đại dịch trong thời kỳ “đại tai nạn”, “Thái Thượng Động Uyên Thần Chú kinh” trong kinh điển “Đạo Tạng" của Đạo gia cũng mô tả hai trận đại dịch: “Năm Giáp Thìn (2024) và Giáp Dần (2034), có 360.000 quỷ ôn dịch đến để giết kẻ ác, và kẻ ác chết rất nhiều.” Điều này phù hợp với mô tả về thời gian trong“ Ngũ Công Kinh”.

Trong một thời gian ngắn, “Đại dịch” đã hủy diệt cuộc sống của con người rất thảm khốc, khiến cho dân số của xã hội giảm mạnh, dẫn đến hai hiện tượng xã hội đặc biệt hay hiệu ứng về sau. Hiện tượng thứ nhất là “ngũ cốc không có người ăn” được mô tả trong “Ngũ Công Kinh”: “Ngũ Công Kinh” mô tả rằng “Châu ngọc kim ngân hóa thành bụi trần, mặc dù có ruộng nương không có người trồng trọt, nhà kho cao trở thành gò đất”, và “Thiểm Tây Thái Bạch Sơn Lưu Bá Ôn bia ký” mô tả rằng: “Có lương thực nhưng không có người ăn”, “có quần áo nhưng không có người mặc". Những điều này phù hợp với dự ngôn "Kho đầy gạo trắng chẳng đáng tiền" được mô tả trong tượng thứ 50 của “Thôi Bối Đồ".

Hiện tượng thứ hai là “hổ lang hung hăng đả thương người” được mô tả trong “Ngũ Công Kinh”. “Ngũ Công Kinh” mô tả: “Hổ đốm vàng giống như chó nhà, ngày đêm canh cửa, cắn người, cắn lợn, cừu, hại thiên hạ", "chó vàng từng đàn như chó nhà, ngày đêm tuần tra nhà cửa, trâu bò ăn hết hóa thành cát bụi, rồi hại người"; “Thái thượng động uyên thần chú kinh" cũng mô tả: "Nhâm Dần (2022) Kim, mãnh thú kết bầy xâm". Những điều này giống với mô tả "Sài lang lkết bầy đi giữa phố" trong tượng 50 của Thôi Bối Đồ, chúng cũng phù hợp với mô tả "thú quý nhân tiện" ("quý" ám chỉ nhiều, và "tiện" ám chỉ ít).

Từ thời điểm phát sinh sự việc mà xét, thì những mô tả về đại dịch trong "Ngũ Công Kinh" và "Thôi Bối Đồ" cũng nhất quán: "Ngũ Công Kinh" dự đoán rằng đợt đại dịch đầu tiên "viêm phổi Trung Cộng" vào năm Tân Sửu (2021) đạt đến đỉnh lần thứ nhất, kết quả là "người chết vạn vạn thiếu quan tài"; và hiệu ứng về sau của "đại dịch" được mô tả ở tượng thứ 50 của Thôi Bối Đồ xảy ra vào năm sau đó là năm Nhân Dần (2022).

Như vậy, Thôi Bối Đồ mô tả “hổ đầu nhân" và “đại dịch" kết hợp mô tả trong cùng một tượng, chỉ là sự trùng hợp thôi sao?

Một số biến thể cực mạnh của “vi-rút Trung cộng”, khiến cho “người chết vạn vạn thiếu quan tài”.
Một số biến thể cực mạnh của “vi-rút Trung cộng”, khiến cho “người chết vạn vạn thiếu quan tài”. (Pixabay)

Theo dự đoán, đợt “viêm phổi Trung cộng” này có thể đạt đến đợt cực đỉnh lần thứ nhất vào năm Tân Sửu (năm 2021) - sẽ có một số biến thể cực mạnh của “vi-rút Vũ Hán”, khiến cho “người chết vạn vạn thiếu quan tài”.

5. Nguyên nhân của "đại dịch" được nhắc đến trong Thôi Bối Đồ

Tượng thứ 50 trong Thôi Bối Đồ kết hợp mô tả “hổ đầu nhân" và đại dịch, trên bề mặt là vì sử trùng hơn thời gian phát sinh, kỳ thực không chỉ như vậy, vì mục đích của các tiên tri trong lịch sử lưu lại dự ngôn là để cảnh báo khuyên nhủ cho hậu thế.

Trên thực tế, xét từ những dự ngôn nổi tiếng có liên quan trong lịch sử, dường như giữa “hổ đầu nhân" và đại dịch" có tồn tại mối quan hệ nhân quả.

Theo “Kim Lăng tháp bi văn" của Lưu Bá Ôn, trong đại tai nạn, “nhân phùng mãnh hổ nan hồi tỵ” (người gặp hổ dữ thì khó mà tránh được). Phùng tức là nghênh hợp (gặp gỡ và lòng dạ giống nhau), ý chỉ tiếp thụ, tin tưởng, hay bị nó mê hoặc; “mãnh hổ" chỉ người thuộc tuổi hổ và tập đoàn lợi ích do nó đại biểu, “Mãnh" lại ý chỉ sự bạo cuồng của nó; “nan hồi tỵ" ý chỉ tai kiếp khó thoát. Những người bị “mãnh hổ" kia mê hoặc mà nước dạt bèo trôi thì khó thoát khỏi lần đại tai nạn này, cũng chính là nói, “mãnh hổ" mang đến cho người dân tại nạn mang tính huỷ diệt.

Kỳ thực, “Kim Lăng tháp bi văn" ám chỉ nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đại tai nạn phát sinh là Giang Trạch Dân (tuổi hổ) tự mình thao túng ĐCSTQ cuộc bức hại trên quy mô lớn những người tu luyện Pháp Luân Công; đặc biệt hắn ta đã sử dụng tuyên truyền giả dối phô thiên cái địa, khiến cho thế nhân bị lừa dối mà bị đoạn tuyệt sinh mệnh trong đai tai nạn.

Câu “Tí Sửu chi niên Giang biên khởi" trong “Ngũ Công Kinh", dường như có cùng hàm ý với “Kim Lăng tháp bi văn". Câu này không chỉ mô tả thời gian và địa điểm bắt đầu đại dịch, mà còn nói ra họ của kẻ gây ra lần đại tai nạn mang tính huỷ diệt này: do “Giang" gây ra.

Lý Thuần Phong, một trong hai tác giả của Thôi Bối Đồ, trong một dự ngôn nổi tiếng khác là “Tạng đầu thi", cũng ngầm chỉ ra rằng hành xử của kẻ cầm quyền kế vị Đặng Tiểu Bình có chữ “Dân" trong tên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đại tai nạn.

6. Hàm ý thực sự của cái tên Thôi Bối Đồ

Liên quan đến lai lịch của cái tên "Thôi Bối Đồ", người ta thường hay nói là Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang tính toán vận quốc thời Đại Đường, sau khi Lý Thuần Phong bắt đầu tính toán, nó đã vượt ngoài phạm vi đó, một mực dự báo những việc xảy ra hơn 1000 năm sau, cho đến khi Viên Thiên Cang từ phía sau đẩy vào lưng của ông, nói rằng thiên cơ bất khả lộ, Lý Thuần Phong mới chịu thôi. Vậy nên cuốn sách dự ngôn mới có tên “Thôi Bối Đồ.”

Câu chuyện này có thể từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, nguồn gốc này có thể không hẳn là hàm nghĩa thực sự của cái tên "Thôi Bối Đồ".

Kỳ thực, Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang đều là những người tu Đạo, trong Thôi Bối Đồ, họ đã dùng một khái niệm thời không thường hay thấy trong dự ngôn và giới tu luyện - tức lịch sử nhân loại đã qua lại lặp lại.

Tượng đầu tiên của Thôi Bối Đồ nói “Nhật nguyệt tuần hoàn, chu nhi phục thủy.” (Nhật nguyệt tuần hoàn, lặp lại chu kỳ.); trong tượng thứ 6 có nói: “nhất âm nhất dương, vô thủy vô chung; chung giả tự chung, thủy giả tự thủy” (một âm một dương, không khởi đầu, không kết thúc, thứ cần kết thúc tự kết thúc, thứ cần khởi đầu tự khởi đầu). “Nhật nguyệt" và “âm dương" đều tượng trưng cho lịch sử, chỉ lịch sử nhân loại lặp đi lặp lại, tuần hoàn qua lại.

Tượng đầu tiên của Thôi Bối Đồ cũng nói rằng "Ngộ đắc tuần hoàn chân đế tại; Thí vu Đường hậu luận nguyên cơ" (Ngộ được chân lý tuần hoàn; Thử luận nguyên cơ từ sau thời Đường), có nghĩa là các nhà tiên tri đã ngộ ra chân lý lịch sử nhân loại là tuần hoàn, họ cố gắng đem quá khứ của lịch sử mà họ nhìn thấy (tức là lịch sử thời tiền sử) mà miêu tả ra, từ đó suy ra tương lai của giai đoạn lịch sử này bắt đầu từ thời nhà Đường — từ "bối" (tức là quá khứ) mà suy toán ra vị lai (tương lai chưa xảy ra). Đây có thể là ý nghĩa thực sự của cái tên Thôi Bối Đồ.

Điều này được thể hiện trong một số dự ngôn lịch sử nổi tiếng khác của Trung Quốc. Ví dụ:

Tác phẩm “Càn khôn vạn niên ca" của Khương Tử Nha nói, “Ta nay chỉ tính vạn năm cuối, bác phục tuần hoàn lý vô cùng”. "Bác phục tuần hoàn lý vô cùng”: Bác phục là hai quẻ ở trong Kinh Dịch. Khôn hạ cấn thượng là quẻ bác, biểu thị âm thịnh dương suy; Chấn hạ khôn thượng là quẻ phục, biểu thị âm cực mà dương phục. “Bác phục tuần hoàn" biểu thị lịch sử tuần hoàn lặp đi lặp lại.

“Hoàng Bá thiền sư thi” của Gia Cát Lượng nói: “Nhật nguyệt thôi thiên tự chuyển luân”: “Nhật nguyệt” giống như lịch sử, miêu tả lịch sử như chuyển luân, tuần hoàn qua lại...

Cũng chính là nói, trong vị lai được các nhà tiên tri dự ngôn, có một bộ phận (hoặc thậm chí toàn bộ) có thể là quá khứ của lịch sử mà họ đã nhìn thấy.

Dự ngôn phương Tây “Thánh kinh - Khải huyền" cũng ẩn ý sử dụng quan niệm thời không này, đã miêu tả sự kiện “đại tai nạn" xảy ra vào thời kỳ cuối lịch sử của hai thời kỳ cách nhau 1000 năm.

Tác giả cuốn sách "Kinh Thánh - Khải Huyền" đã mô tả chi tiết về "đại tai nạn" và “Thánh nhân cứu thế" xảy ra vào cuối thời kỳ "1000 năm" trước bao gồm cả việc Satan bị Chúa trời bắt trói và ném xuống hố không đáy, “khiến hắn không còn mê hoặc các quốc gia nữa". (Lưu ý: “1000 năm” ở đây đề cập đến 1000 năm trong thời gian và không gian nơi Chúa cư ngụ, có thể là một khoảng thời gian rất dài đối với thời gian và không gian của nhân loại.)

Nhưng khi tác giả của “Kinh Thánh - Khải Huyền" mô tả giai đoạn lịch sử này sau "1000 năm", sau khi Sa-tan được thả ra, hắn ta chỉ là thực hiện quá trình lịch sử lặp đi lặp lại - đó là Sa-tan "mê hoặc các quốc gia trên đất" và sau đó tập trung trên mô tả thiên chương mới của lịch sử tiếp theo.

Trong chương mới này của lịch sử, Satan sẽ bị Chúa tiêu diệt hoàn toàn, bị "ném xuống hồ lửa và lưu huỳnh", "cho đến mãi mãi". Các học giả nghiên cứu "Kinh Thánh" gọi đây là "trận chiến cuối cùng."

Nói cách khác, lịch sử của thời kỳ này không còn chỉ là sự lặp lại đơn thuần mà còn sẽ hé lộ một chương mới. Vậy tại sao thời kỳ lịch sử này lại sẽ xuất hiện một chương mới?

“Nhật nguyệt” và “âm dương” ở đây vừa tượng trưng cho lịch sử, vừa ám chỉ vòng tuần hoàn của lịch sử loài người.
“Nhật nguyệt” và “âm dương” ở đây vừa tượng trưng cho lịch sử, vừa ám chỉ vòng tuần hoàn của lịch sử loài người. (flickr)

7. Biến số của lịch sử

Trên thực tế, rất nhiều dự ngôn nổi tiếng của Trung Quốc và nước ngoài mô tả rằng trong trận “đại tai nạn”, một vị “Thánh nhân” sẽ xuất thế để cứu độ thế nhân và sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử.

Ví dụ, trong những dự ngôn nổi tiếng của Trung Quốc như Thối Bối Đồ, Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng, Kim Lăng tháp bi văn và Thiêu Bính Ca của Lưu Bá Ôn, Hoa Mai Thi của Thiệu Ung, Tạng Đầu Thi của Lý Thuần Phong, Cách Am Di Lục của Nam Sư Cổ,v.v. đều từ các góc độ khác nhau mà đưa ra mô tả về vị “Thánh nhân".

Mà trong dự ngôn Thần truyền trong lịch sử, dự ngôn bên Phật gia “Ngũ Công Kinh" mô tả sự kết thúc của thời kỳ lịch sử này là “ba vạn bảy nghìn bảy trăm năm mạt kiếp", “những năm mạt kiếp thay đổi càn khôn", Thánh nhân “Minh Vương" sẽ “cải hoàn càn khôn"; dự ngôn của Đạo gia “Thái Thượng Động Uyên Thần Chú kinh" gọi thời kỳ cuối của lịch sử này là “kiếp tận", Thánh nhân “Chân quân" sẽ “làm sống lại Thiên Địa"; “Thánh Kinh - Khải Huyền" cũng biểu thị Sáng thế chủ “canh tân hết thảy".

Cũng chính là nói, sau giai đoạn lịch sử này, toàn bộ thiên vũ sẽ được hoàn toàn canh tân, và lịch sử sẽ mở ra một chương mới. Vì vậy, phần kết thúc của giai đoạn lịch sử này sẽ không đơn giản là lặp lại quá trình lịch sử trước đó.

Không chỉ vậy, tất cả những dự ngôn liên quan này đều mô tả kết quả bi thảm do “đại tai nạn” mang lại, đồng thời đưa ra những báo hiệu quan trọng làm sao để tránh khỏi tai họa: “Thánh nhân” sẽ cứu thế giới khỏi cơn nguy nan này, bao gồm những người có đức tin và người lương thiện cuối cùng sẽ được đắc cứu, và bước vào một kỷ nguyên mới trong lịch sử, mà trong “đại tai nạn”, chỉ có những kẻ không có đức tin và kẻ ác mới bị đào thải.

Cũng chính là nói, trong “đại tai nạn” mang tính huỷ diệt này, sự lựa chọn của thế nhân có thể cải biến quỹ tích của lịch sử.

Kỳ thật, nếu chúng ta so sánh các sự kiện lịch sử đã xảy ra trong lịch sử Trung Quốc với các dự ngôn trong lịch sử của Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy rằng các sự kiện lịch sử xảy ra trong lịch sử Trung Quốc trước năm 2000 hầu như giống với tất cả các dự ngôn trong lịch sử của Trung Quốc. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2000, một số sự kiện tai họa đã hoàn toàn khác với những những gì được các dự ngôn mô tả trong thời kỳ mạt kiếp. Ví dụ, "bệnh dịch Sars" năm 2003 và trận lụt (sóng thần) năm 2004 không mang lại thiệt hại nặng nề về người cho Trung Quốc như trong dự ngôn, xung đột quân sự được dự đoán vào năm 2018 ở Trung Quốc đã chuyển thành xung đột thương mại, bởi vậy mà có thể khiến các yếu tố dẫn đến Thế chiến III đã được thay đổi hoặc thậm chí được miễn trừ...

Theo mô tả của “Ngũ công Kinh”, “Thái thượng động uyên thần chú kinh” và tất cả những dự ngôn trong lịch sử có liên quan, những đại tai nạn này đã được cải biến, là vì vào thời kỳ mạt này “Thánh nhân” đang truyền Pháp, để một số tai hoạ lớn trong dự ngôn đã được giảm nhẹ hoặc loại bỏ.

***

Từ nhiều dự ngôn trên thế giới mà xét, lịch sử nhân loại dường như đã đi đến thời khắc mấu chốt nhất - màn cuối của vở kịch lớn của lịch sử này sắp diễn ra. Tuy nhiên, trong an bài trước đây của lịch sử, kết thúc của màn kịch này là vô cùng bi thảm và để lại những nuối tiếc khắc cốt ghi tâm: thế nhân vì chịu sự mê hoặc của Satan (Khải huyền) hay Mãnh hổ (Kim Lăng tháp bi văn) mà không còn đức tin, mà hành ác, dẫn đến bị đào thải trong “đại tai nạn", bị huỷ diệt đến mức 10 người chỉ còn 1.

Tuy nhiên, khi lịch sử đã an bài đại tai nạn và đại đào thải thì cũng đồng thời an bài cách để tránh khỏi tai nạn và đào thải. Trong thời khắc cuối cùng của vở kịch lớn của lịch sử này, hết thảy sinh mệnh đều được ban cho cơ duyên để lựa chọn và quyết định vận mệnh tương lai của chính mình. Biện pháp duy nhất để một sinh mệnh muốn cải biến kết cục bi thảm đã được an bài trong quá khứ, bình an vượt qua tai nạn và từ đó tiến nhập vào kỷ nguyên mới, đó chính là lựa chọn đức tin và thiện lương.

Một số độc giả có thể không tin vào dự ngôn cũng như những sự việc mà các dự ngôn mô tả sẽ phát sinh. Nhưng dù thế nào đi nữa, trước tình hình “đại dịch” đang xảy ra như hiện nay, vào thời điểm quan trọng này, một câu nói của người phương Đông có thể giúp mọi người được thọ ích: “Thà rằng tin là có, còn hơn tin là không có”.

Hãy bình tâm suy nghĩ, đứng trước sự lựa chọn thiện ác, sinh tử, hà cớ gì phải đưa ra lựa chọn đánh cược mạng sống quý giá của bạn?

Lam Sơn
Theo Epochtimes



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Dịch bệnh và sự sụp đổ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong dự ngôn [Radio]