Điểm trùng hợp về 'tận thế' trong sách tiên tri của phương Đông và phương Tây

Giúp NTDVN sửa lỗi

‘Tận thế’, hay còn gọi là ‘mạt thế’, ‘mạt kiếp’, là từ để chỉ thời điểm kết thúc của nhân loại. Liệu ngày này có thật không? Nếu những lời dự ngôn (tiên tri) trong lịch sử thực sự ứng nghiệm, con người có cách nào để tự cứu bản thân hay không? 

Ngũ Công Kinh

Trong dân gian có lưu truyền rất rộng rãi một dự ngôn Phật gia tên là “Ngũ Công Kinh”, còn được gọi là “Thiên đồ ký Mạt kiếp Kinh”, có thể thấy nó có liên quan đến thời kỳ mạt kiếp.

Ngũ Công Kinh xuất hiện ngày 15 tháng 8 năm Quý Mão thời Khang Hy triều Thanh, tức năm 1663. Tuy nhiên, Ngũ Công Kinh xuất hiện sớm nhất vào triều nhà Minh. Khi đó, ở Thiên Đài sơn Hải Ninh tự có một vị lão hòa thượng, đã tu đạo trên núi được hơn 80 năm. Vào một ngày năm 1510, Thần Ngũ Công báo mộng cho lão hòa thượng, để ông nghe “Ngũ Công Kinh” từ hư không, biết được 500 năm sau vào thời mạt kiếp sẽ phát sinh những sự việc gì.

Năm 1543, lão hòa thượng đã chép lại cuốn kinh này trong một ngôi chùa ở bên bờ biển tên là Hải Bắc tự để cứu độ chúng sinh.

Đến năm Quý Mão thời vua Khang Hy nhà Thanh, cũng tức là năm 1663, có một hôm Hoàng đế mơ thấy một vị tăng nhân tên là Cù Tất Đạt, thần du Thế giới Ta Bà, cầu Hoàng đế Khang Hy phát tâm bố thí 16 bộ cà sa, Vua đột nhiên kinh ngạc tỉnh dậy.

Ngày hôm sau lên triều, Hoàng đế Khang Hy liền ra lệnh cho làm 16 bộ cà sa, cho khâm sai Uông Thế Thanh mang tới Hải Ninh tự ở núi Thiên Đài để lễ tạ Thần, thực hiện lời hứa.

Khi đó, chùa Hải Ninh có 15 vị tăng nhân, mỗi vị đều nhận được một bộ cà sa, nhưng lại thừa ra một bộ. Thế rồi, sư trụ trì liền từ trong Tàng Kinh lầu lấy một cuốn kinh thư, chính là cuốn “Thiên đồ ký Mạt kiếp Kinh” mà lão hòa thượng chép lại vào thời nhà Minh. Trụ trì đã thỉnh quan khâm sai Uông Thế Thanh mang cuốn kinh cùng bộ cà sa còn thừa kia về triều đình.

Bởi vì “Thiên đồ ký Mạt kiếp Kinh” là cuốn sách do Thần Ngũ Công báo mộng cho lão hòa thượng mà viết ra, nên nhân gian còn gọi là “Ngũ Công Kinh”.

Sau khi Khang Hy Hoàng đế đọc xong cuốn kinh này, đã truyền lại vương vị cho Ung Chính, và hạ chỉ cho chép cuốn “Thiên đồ ký Mạt kiếp Kinh” thành nhiều bản, rồi phân phát cho các chùa và tự viện, từ đường, để cứu độ mạt kiếp. Sau đó, Hoàng đế đã cùng Uông Thế Thanh tới núi Thiên Thai tu hành.

Nói về mạt kiếp, những ai từng tiếp xúc với kinh sách Phật giáo đều biết rằng, trong Niết bàn Bộ của Đại tạng kinh có một thiên tên là “Phật thuyết Pháp diệt tận kinh”. Trong đó có ghi chép dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni về những sự việc xảy ra sau khi Ngài nhập Niết bàn rời thế gian.

500 năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, các đệ tử của Ngài mới bắt đầu tập hợp kinh sách kinh điển, nên có thể đó không hoàn toàn là lời nguyên gốc của Ngài. Tuy vậy đây vẫn là những tư liệu có giá trị tham khảo.

Đức Phật nói, sau khi Ngài nhập Niết bàn 500 năm, thế giới sẽ bước vào thời kỳ “ngũ nghịch trọc thế” (thời đại hỗn loạn đen tối phạm 5 tội lớn) và “ma đạo thịnh hành”. Tới lúc đó, Pháp của Ngài không thể độ nhân nữa, không còn Pháp lực để độ nhân.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn vào năm 486 trước Công nguyên, tới nay đã hơn 2.500 năm. Theo lời Đức Phật nói, sau khi Ngài nhập Niết bàn 500 năm, thế giới sẽ bước vào thời mạt Pháp mạt kiếp, vậy tính tới nay thế gian đã trải quan 5 lần 500 năm.

“Phật thuyết Pháp diệt tận kinh” có ghi chép dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni. (Tổng hợp)

Do đó, thời mạt kiếp được giảng trong “Thiên đồ ký Mạt kiếp Kinh” và thời mạt kiếp mà Đức Phật giảng là khác nhau. Có thể suy đoán rằng, mạt kiếp mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng là mạt kiếp của Phật Pháp mà Ngài truyền. Còn mạt kiếp được giảng trong “Thiên đồ ký Mạt kiếp Kinh” là mạt kiếp của đạo làm người, của thói đời thế đạo.

Vả lại, khoảng thời gian được nhắc đến trong “Thiên đồ ký Mạt kiếp Kinh” cũng bao gồm cả năm 2023. Rốt cuộc là thế nào?

Thiên Đạo tuần hoàn

Thời cổ đại, con người chia thời gian thành “tam nguyên cửu vận” (3 nguyên 9 vận). Sau khi đi hết một vòng “tam nguyên cửu vận” sẽ tiến vào vòng “tam nguyên cửu vận” tiếp theo, cứ thế tuần hoàn.

“Tam nguyên” là bằng với 180 năm, một “nguyên” gồm có ba “vận”. Một “vận” bằng 20 năm, vậy nên ba “vận” là 60 năm. Một giáp (60 năm) chính là một “nguyên”. Do đó, “tam nguyên” chính là “cửu vận”, tương đương với 180 năm.

“Tam nguyên” lại được chia đều làm 3 phần là: thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên. Nhà Minh làm chủ Trung Quốc bắt đầu từ năm 1368 và kết thúc vào năm 1644. Từ năm 1444 - 1503 lại vừa đúng là thời “hạ nguyên”. Nếu tính từ thời điểm đó, lấy 1503 cộng 180 sẽ ra năm 1683 thời vua Khang Hy nhà Thanh; 1683 cộng 180 ra năm 1863 thời vua Đồng Trị nhà Thanh; 1863 cộng 180 nữa thì ra năm 2043. Tức là chúng ta đang ở trong thời “hạ nguyên” (từ năm 1984 đến 2043), 60 năm cuối của vòng tuần hoàn “tam nguyên cửu đại” lần này.

Từ năm 2004 đến 2023 là “vận” thứ 8 trong “hạ nguyên”, từ năm 2024 đến 2043 là “vận” thứ 9 trong “hạ nguyên”. Cũng là nói, năm 2023 là một năm then chốt khi dòng thời gian chuyển từ “vận” thứ 8 sang thứ 9.

Thời điểm lão hòa thượng nghe được “Ngũ Công Kinh” là năm 1510, 500 năm sau là 2010, vừa hay nằm trong “hạ nguyên” (năm 1984 - 2043) của vòng tuần hoàn lần này. Vậy nên, “Ngũ Công Kinh” đang dự ngôn về ngày hôm nay, thời nay chính là mạt kiếp mà “Ngũ Công Kinh” nhắc tới.

Cảnh tượng thời mạt kiếp

Dòng thời gian trong Ngũ Công Kinh trông có vẻ hỗn loạn, thế nhưng nếu thể nghiệm và quan sát kỹ sẽ phát hiện rằng nó có 3 tuyến thời gian khác nhau: thứ nhất là đời trước và đời này của Thần Ngũ Công, thứ hai là đời trước và đời này của Phật Di Lặc, thứ ba là dự ngôn về kiếp nạn và thời thịnh thế từ năm 2012 - 2035.

Tuy nhiên, do ba tuyến thời gian này bị trộn lẫn vào nhau, cứ một câu nói về Phật Di Lặc lại một câu khác nói về tai họa kiếp nạn, số năm được nhắc đến cũng là dùng 12 năm thiên can địa chi, cứ thay đổi qua lại như vậy, cho nên rất nhiều người xem cuốn kinh sách đó mà không hiểu.

Chỉ cần chúng ta tách biệt 3 tuyến thời gian này, sẽ thấy chân tướng hiện ngay trước mắt.

Trong Ngũ Công Kinh có một đoạn mô tả rất giống tình hình hiện nay của chúng ta:

“Nhưng xem năm Thìn tháng Trung Thu, nhà nhà hộ hộ có dòi bọ;
Vào năm Tý Sửu khởi bên sông, trăm triệu người chết thiếu quan tài.
Mỹ nhân phấn hồng đổ máu chết, vàng bạc châu báu hóa thành tro;
Có ruộng vườn không người thu hoạch; nhà cao tầng hóa thành phần mộ;
Quan lại áo gấm giờ đâu cả, chỉ thấy cỏ gai bám đầu lâu …”

Đoạn trên đang miêu tả đại nạn dịch bệnh từ năm 2020 đến 2024, được giải nghĩa như sau: Năm Tý Sửu chính là năm 2020 - 2021, dịch bệnh “khởi bên sông” tương ứng với thành phố Vũ Hán nằm bên bờ sông Trường Giang.

Khi dịch bệnh lên tới đỉnh điểm sẽ xuất hiện thảm cảnh “trăm triệu người chết thiếu quan tài”. Hiện nay số người tử vong do Covid-19 ở Trung Quốc thực tế là bao nhiêu, thế giới bên ngoài không thể nào biết được, bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc che giấu số liệu dịch bệnh.

Năm Thìn là năm con rồng, tức năm 2024. Tới lúc này sẽ xuất hiện cảnh tượng “nhà nhà hộ hộ có dòi bọ”. “Ngũ Công Kinh” còn miêu tả các triệu chứng của người bệnh trong thời kỳ đỉnh dịch: “Mắt xuất huyết, thân thể chảy mủ, bụng có ấu trùng dòi bọ”. Chỉ khi loại vi trùng thích hút máu ăn thịt người xuất hiện thì mới có những triệu chứng này.

Trong “Ngũ Công Kinh” còn có một đoạn miêu tả rất cụ thể thời điểm dịch bệnh lên tới đỉnh điểm: “Năm Dần Mão Thìn Tị ở thế gian, trời phái Ma Vương đi trước, lập tức không trì hoãn giờ tử, buổi sáng mắc bệnh cuối chiều chết”.

Dự ngôn Lưu Bá Ôn: Kiếp nạn như thế nào, nhân loại sau kiếp nạn ra sao?
Đường xá người chết nhiều vô số, trong một vạn người thì chết 9 nghìn. (Ảnh miền công cộng)

Năm Dần Mão Thìn Tị được giải nghĩa là năm 2022, 2023, 2024 và 2025. Theo dự ngôn này thì thời gian dịch bệnh sẽ còn kéo dài, và đỉnh điểm dịch bệnh mới chỉ mang tính cục bộ, rất có thể “đỉnh sóng thần” thực sự còn đợi phía sau.

Hơn nữa, nguồn gốc của dịch bệnh không phải là điều con người có thể tưởng tượng nổi, “Ngũ Công Kinh” nói đó là do trời phái Ma Vương tới phát tán dịch bệnh. Tốc độ tử vong cũng vô cùng nhanh, nếu không phải lập tức chết thì cũng là buổi sáng mắc bệnh buổi tối chết.

Trong đợt dịch bệnh mới nhất ở Trung Quốc, rất nhiều y bác sĩ đã đăng ảnh chụp X quang cho biết, phát hiện có không ít bệnh nhân xuất hiện tình trạng phổi trắng, nhóm người tử vong cũng không chỉ là người già, mà có cả trung niên và thanh niên.

Do đó, trận đại dịch cuối năm 2019 đầu năm 2020 có thể mới chỉ là “khúc nhạc dạo đầu”. Từ đó tới nay, tình hình dịch bệnh lúc lên lúc xuống dường như là cơ hội trời ban để con người tỉnh ngộ.

“Ngũ Công Kinh” còn viết rằng, khi đỉnh dịch thực sự đến, mức độ hủy diệt trong thời gian ngắn sẽ vô cùng khốc liệt, dự đoán có thể khiến dân số ở một số nơi giảm mạnh và xuất hiện cảnh tượng bi thảm, đó là “thóc lúa không người ăn”. Tượng số 50 trong cuốn sách dự ngôn “Thôi Bối Đồ” thời Đường cũng có đoạn miêu tả “gạo trắng đầy kho không đáng tiền”.

Các tiên tri trong quá khứ, bất kể là “Thôi Bối Đồ” của Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong, “Càn khôn Vạn niên ca” của Khương Tử Nha, “Kim Lăng tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, hay là cuốn “Thái Thượng động uyên Thần chú Kinh” của Đạo gia, mặc dù chúng không được viết trong cùng một thời đại nhưng các mô tả về đại kiếp nạn thời mạt kiếp thì về cơ bản đều giống nhau. Ví như:

“Quỷ dịch giết người, mười phần giết chín” – trích cuốn “Thái Thượng động uyên Thần chú Kinh”.

“Người nghèo một vạn lưu một nghìn, người giàu một vạn lưu hai, ba” – trích “Bia ký Lưu Bá Ôn ở núi Thái Bạch, Thiểm Tây”.

Nghĩa là, cuối cùng số người được lưu lại sẽ không tới một phần mười. Tuy nhiên, kết cục thảm khốc này liệu có thành hiện thực? Nếu nó thực sự xảy đến, có cách nào để con người tránh được kiếp nạn này không?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi niết bàn đã nói với các đệ tử rằng, sau này sẽ có Đức Phật Di Lặc – Chuyển Luân Thánh Vương tới thế gian cứu độ con người. Vì việc này, Đức Phật Thích Ca đã an bài để Tôn giả Đại Ca Diếp đợi hơn 2.000 năm trong núi Kê Túc. Vậy vị Phật của tương lai đã tới thế gian hay chưa?

‘Thời-không quan’ trong dự ngôn

Tương truyền, Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang đã suy tính quốc vận cho Đại Đường, nhưng không ngờ lại suy toán tới cả nghìn năm sau của Đại Đường. Viên Thiên Cang nói Thiên cơ không thể tiết lộ, nên đã dùng hai tay đẩy vào lưng (thôi bối) Lý Thuần Phong để ông dừng lại. Từ đó, cuốn tiên tri của hai vị được đặt tên là “Thôi Bối Đồ” (thôi là đẩy, bối là lưng, đồ là đồ tượng hình vẽ).

Trên thực tế, Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang đều là những người tu Đạo. Khi đưa ra lời tiên tri, họ đã vận dụng Thời-không quan (quan điểm căn bản về thời gian và không gian) của Thiên Đạo tuần hoàn.

Ở phương Tây cũng có cách nói tương tự, chính là: Lịch sử lặp lại chính nó (History repeats itself).

Trong tượng mở đầu - Tượng 1 và tượng kết thúc - Tượng 60 của “Thôi Bối Đồ” đều trực tiếp nhắc đến điều này.

Tượng 1 viết: “Nhật nguyệt tuần hoàn, Chu nhi phục thủy” (Nhật nguyệt tuần hoàn, xoay đi chuyển lại); và “Ngộ đắc tuần hoàn chân đế tại, Thí vu Đường hậu luận nguyên cơ” (ngộ được tuần hoàn sẽ thấy chân lý, thử luận huyền cơ từ sau thời Đường).

Tượng 60 viết: “Nhất âm nhất dương, vô thủy vô chung; chung giả tự chung, thủy giả tự thủy” (Một âm một dương, không đầu không cuối, vũ trụ cũ kết thúc, vũ trụ mới bắt đầu).

Rất rõ ràng, Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong đã dùng công năng ‘túc mệnh thông’ (nhìn thấy vận mệnh) mà họ tu luyện ra để thấy được tương lai và quá khứ của lịch sử. Họ đã thấy rằng, lịch sử của nhân loại đã trải qua vô số lần ‘quá khứ’, mỗi một lần đều là vòng tuần hoàn lặp lại, tương lai cũng không ngoại lệ.

Do đó, dựa theo quy luật tuần hoàn này, hai vị đã suy toán tương lai của triều Đường và cả sau thời Đường, có lẽ đây mới là hàm ý thực sự của “Thôi Bối Đồ”.

Thời-không quan này cũng được thể hiện trong sách “Khải Huyền” - cuốn cuối cùng trong Kinh Thánh Tân Ước. Sách “Khải Huyền” được coi như “Thôi Bối Đồ” của phương Tây. Nó tiên tri về hai đại tai nạn xảy ra cách nhau một nghìn năm trong thời cuối của lịch sử. Một nghìn năm này không phải là thời gian trong thời-không của thế giới con người, mà là thời gian ở thế giới của Thần.

Tuy nhiên, kết cục của hai đại tai nạn được miêu tả trong sách “Khải Huyền” lại có điểm khác biệt. Kết cục của đại tai nạn xảy ra vào một nghìn năm trước là “Thánh Nhân cứu thế”, Sa-tăng bị Thần quăng vào vực thẳm vô đáy, không còn cách nào mê hoặc thế gian.

Còn đại tai nạn một nghìn năm sau đó là Sa-tăng được phóng thích, sau đó lặp lại lịch sử “mê hoặc các nước tứ phương trên mặt đất”. Nhưng kết cục của Sa-tăng vẫn là “bị ném vào biển lửa lưu huỳnh”, bị Thần hủy diệt triệt để “cho đến vĩnh viễn”. Sau đó, Thần lại triển hiện ra một chương sử mới cho nhân loại.

Biến số trong lời tiên tri

Thế nhưng, dịch bệnh SARS năm 2003 ở Trung Quốc đã không mang tới thảm cảnh “mười người chết ba, bốn” theo tiên tri. Dịch bệnh Covid-19 ngày nay cũng chưa thảm tới mức “chưa tới năm Tý Sửu, trăm người không còn một nửa” được mô tả trong “Ngũ Công Kinh”. Cũng là nói, tai ương thời “mạt kiếp” đã được giảm nhẹ hoặc xóa trừ.

Nghĩa là, nhân loại thời kỳ này không chỉ đơn giản là đang lặp lại lịch sử. “Ngũ Công Kinh” có chỉ ra điểm quan trọng nhất là, kẻ ác bị diệt tận, người thiện được lưu giữ. Điều này cho thấy, trong quy luật tuần hoàn còn có một biến số.

Bởi vì có biến số này nên con người lại có cơ hội được lựa chọn. Vậy biến số này là gì? Chính là nhân tâm. Một niệm có thể sống, một niệm có thể chết.

Rất nhiều tiên tri nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc như “Thôi Bối Đồ” của Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong, “Kim Lăng tháp bi văn” và “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, “Mai Hoa Thi” của Thiệu Ung, “Tàng Đầu Thi” của Lý Thuần Phong, cho đến “Cách Am Di Lục” (Gyeokamyurok) do học giả Nam Sư Cổ để lại từ 470 - 480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc), v.v. đều có chung một dự ngôn.

Ngũ Công Kinh dự ngôn thần bí rằng, vào thời mạt kiếp sẽ có một đế vương chuyển sinh xuống nhân gian truyền Pháp cứu độ chúng sinh. (Shutterstock)
Cứu Thế Chủ sẽ hạ thế cứu người. Phật gia gọi Ngài là Phật Di Lặc - vị Phật của tương lai. Đạo gia gọi Ngài là Tử Vi Thánh Nhân. (Shutterstock)

Đó là Cứu Thế Chủ sẽ hạ thế cứu người. Phật gia gọi Ngài là Phật Di Lặc - vị Phật của tương lai. Đạo gia gọi Ngài là Tử Vi Thánh Nhân. Phương tây gọi Ngài là Cứu Thế Chủ.

Hơn nữa, đã có không ít chuyên gia phá giải dự ngôn nhắc đến điều này. Cứu Thế Chủ sẽ truyền một bộ Đại Pháp vũ trụ. Trong “Thiêu Bính Ca” viết, đó là “Di Lặc nguyên đầu giáo”, Thánh nhân sẽ không ở trong quan phủ, cũng không ở trong hoàng gia, lại càng không ở trong miếu chùa, mà sẽ sinh ra trong nhà cỏ thường dân.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng từng giảng cho rất nhiều đệ tử rằng: “Các con đều biết, ở đây từ lâu đã lưu truyền một truyền thuyết, đó là Chuyển Luân Thánh Vương sẽ tới nhân gian để độ nhân. Năng lực của Chuyển Luân Thánh Vương vô cùng to lớn… Tới lúc đó, rất nhiều người trong các con sẽ đắc được Đại Pháp vạn pháp quy nhất ấy! Tới lúc đó, các con sẽ biết được bản thân may mắn nhường nào”.

Vậy làm sao để tìm thấy Ngài? Rất nhiều dự ngôn đã chỉ ra rằng, Cứu Thế Chủ sẽ xuất sinh ở phương Đông vào năm Mão (thố - thỏ).

Cuốn “Thái Thượng động uyên Thần chú Kinh” của Đạo gia tiên tri rằng, Thánh nhân “Chân Quân” sẽ “canh sinh thiên địa” (phục hưng, làm mới lại trời đất). Sách “Khải Huyền” của Kinh Thánh dự ngôn rằng, Sáng Thế Chủ sẽ “canh tân lại hết thảy”. “Thôi Bối Đồ” viết, “vén hết gió mây lại thấy trời xanh”. “Ngũ Công Kinh” lại viết, “vào năm mạt kiếp thay đổi càn khôn”.

Những điều trên cho thấy, vào đoạn kết của lịch sử lần này, toàn bộ vũ trụ sẽ được canh tân hoàn toàn, lịch sử của vũ trụ gắn liền với lịch sử của nhân loại, sẽ là một khởi đầu mới tinh. Và kết cục bi thảm của đại kiếp nạn được dự ngôn từ hàng trăm hàng nghìn năm trước sẽ được thay đổi khi nhân tâm tín Thần, hướng thiện, khi con người lựa chọn đứng về phía chính nghĩa, sống với nhau chân thành, bao dung, nhẫn nại.

Giống như điều được giảng trong “Ngũ Công Kinh”: “Kẻ ác và người không tin sẽ bị diệt trừ, người thiện sẽ được thấy Thánh minh quân”. Tức là, những người bị đào thải sẽ là những kẻ ác và người không tin vào vị Thần tới cứu độ con người.

“Kim Lăng tháp bi văn” cũng nói rằng, “có thể gặp Mộc Thố thì đắc thọ”, tức là nếu có thể tiếp nhận và tin theo Thánh nhân sinh năm “Mộc Thố” thì sẽ có thể bình an vượt qua đại nạn. Đây chính là con đường duy nhất để cải biến vận mệnh của bản thân và vòng tuần hoàn của lịch sử.

Theo Xinbuxinyouni

Nam Phương biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Điểm trùng hợp về 'tận thế' trong sách tiên tri của phương Đông và phương Tây