Diễn giải bức tranh nổi tiếng phương Tây: "Cái chết của Socrates"

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà xuất bản nổi tiếng người Anh John Boydell đã ca ngợi bức tranh này là tác phẩm vĩ đại nhất kể từ bức tranh tường trên trần nhà nguyện Sistine của Michelangelo và bức tranh tường ở Cung điện Vatican của Raphael.

Triết học tân cổ điển của thế kỷ 18 kêu gọi phục hưng tính trang nghiêm, đạo đức và lý tưởng của thời đại cổ điển. Họa sĩ người Pháp Jacques-Louis David, với tư cách là đại diện của thế giới hội họa, đã vẽ bức “Cái chết của Socrates” (The Death of Socrates) vào năm 1787, trở thành một bản tuyên ngôn tân cổ điển hoàn hảo với chủ đề về sự kiên nhẫn. Trong một bức thư gửi cho họa sĩ cùng thời đại Sir Joshua Reynolds, nhà xuất bản nổi tiếng người Anh John Boydell đã ca ngợi bức tranh này là tác phẩm vĩ đại nhất kể từ bức tranh tường trên trần nhà nguyện Sistine của Michelangelo và bức tranh tường ở Cung điện Vatican của Raphael.

Socrates: Vì đức tin mà lựa chọn cái chết

Socrates (469-399 TCN) là người đầu tiên trong lịch sử phương Tây cống hiến cuộc đời mình cho chân lý và đức tin, có thể so sánh với việc bốn trăm năm sau Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá. Socrates khởi xướng lối sống có đạo đức, kêu gọi lấy chỉ dạy của "Thần linh" con đường chân chính, điều này khiến ông trở thành người đầu tiên khám phá ra lương tâm trong lịch sử văn hóa phương Tây.

Bức tượng đầu Sokrates bằng đá cẩm thạch tại Bảo tàng Louvre
Bức tượng đầu Socatesbằng đá cẩm thạch tại Bảo tàng Louvre. (Ảnh: Miền công cộng)

Trong thời kỳ chiến tranh Peloponnesian hỗn loạn, các giá trị quan hiện trở nên bị hoài nghi. Socrates là một thợ đá, ông thường đàm luận đạo lý cùng nam nữ già trẻ thuộc các ngành nghề khác nhau ở một trấn nhỏ của Athens. Ông hiếm khi nói chuyện dài dòng và thường sử dụng phương thức hỏi đáp để đưa ra những hiểu biết mới về những tư tưởng và hành vi đúng đắn. Ở tuổi ba mươi, ông đã trở thành một người thông thái và nổi tiếng nhất ở Athens. Đối mặt với lời đồn đại và sự vu khống của kẻ quyền thế, Socrates cũng không lùi bước hay thỏa hiệp, mà vẫn tiếp tục truyền dạy đạo lý làm người.

Cuối cùng, vào năm 399 TCN Socrates bị buộc tội dụ dỗ thanh niên, không tôn kính các vị thần Athens. Kỳ thực, sự ghen tị và phỉ báng của giới quyền quý mới là nguyên nhân chính khiến ông bị hãm hại. Các nhà chức trách Athens yêu cầu ông lựa chọn hoặc là từ bỏ các nguyên tắc của mình để được sống hoặc là uống thuốc độc mà chết. Tuy nhiên, Socrates không lựa chọn từ đó im lặng không nói hay chạy trốn đến thành phố khác.

Trước khi chết, Socrates vẫn thản nhiên không sợ hãi, ở trong tù ngục vẫn cùng các môn đồ đang đau khổ và bạn bè an nhiên đàm luận về chủ đề sự bất hủ của linh hồn. Ông còn đề cập đến việc ở các không gian khác nhau xung quanh Trái đất có các sinh mệnh sinh sống v.v. Chủ đề này được các nhà tiên tri tôn giáo hay đàm luận hơn chứ không phải là một triết gia. Thông qua cuốn "Phaedo” do học trò Plato ghi chép, ông đã để lại bài giảng sinh động nhất cho nhân loại về đàm luận sinh tử, và ông cũng đã trả lời thỏa đáng vấn đề khiến con người bối rối này bằng thực tiễn là cái chết của chính mình.

Diễn giải bức tranh của David

Bức tranh của David thể hiện những khoảnh khắc cuối cùng của Socrates theo phong cách trang nhã cổ điển, cảnh tượng đậm chất sắc thái hí kịch, chi tiết tỉ mỉ xác thực, mà lại liên kết thành một khối thống nhất.

Bức họa "cái chết của Socrates" (Ảnh: Miền công cộng)

Trong bức tranh, Socrates đang chuẩn bị lấy nước sâm độc từ người lính ngục mang vẻ thương tâm, gương mặt sáng ngời không biểu lộ sự bất bình, sợ hãi hay buồn bã, Socrates tin rằng chính nghĩa ở tầng thứ cao hơn là giá trị phổ quát của nhân loại. Một ngón tay chỉ lên trời biểu đạt rằng ông không vì sinh tử mà thay đổi sự kiên định của mình. Ánh sáng từ trên chiếu xuống, càng khiến ông ở phía bên phải của bức tranh trở thành trung tâm thị giác của bức tranh.

Người ngồi ở phía bên phải, ôm chân Socrates, là học trò Klitto - như thể vẫn hy vọng rằng người thầy sẽ đổi ý. Các nhân vật khác không kìm nén được cảm xúc buồn bã, theo ghi chép, đây là điều Socrates không thích, ông đã sai người đưa vợ, con và những người thân thích khóc lóc ra ngoài. Ở phía xa bên trái khung hình, một số người thân đang rời đi từ chỗ bậc thang.

Ông già ngồi cuối giường quay lưng về phía Socrates cúi đầu và nhắm mắt, từ cuộn giấy ghi chép ở bên cạnh ông, chúng ta biết rằng ông là một học trò khác của Socrates là Plato.

Trên thực tế, theo Plato ghi chép, ông không có mặt ở đó vì bệnh tật. Tuy nhiên, ông vẫn để lại cuốn sách kinh điển "Đối thoại" cho các thế hệ sau, ông ghi chép lại phong vận thần thái của Socrates, sự hoạt bát và sâu sắc của ông, khiến các thế hệ mai sau phải kinh ngạc và thán phục. Trong số đó, "Phaedo" tái hiện cách Socrates, người đã 70 tuổi, trải qua ngày cuối cùng của cuộc đời mình, nó trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng để David và những người cùng thời mô tả Socrates.

Trong Phaedo, để giáo hoá người Hy Lạp, Socrates đã chọn cái chết để thực hiện lời dạy của mình. Cho dù chúng ta nhìn nhận sự sinh tử như thế nào, việc buộc bậc trí tuệ phải chết là sự bất công và bất nghĩa của con người. Đối với con người ngày nay mà nói, ngoài việc trân quý những lời dạy mà Socrates mang lại cho chúng ta, chúng ta cũng nên rút kinh nghiệm từ những bài học của lịch sử, đừng để những sứ giả của Thần, những nhà tiên tri và những đấng giác ngộ chỉ vì sự ngu xuẩn của nhân loại mà phải chịu sự sỉ nhục và hãm hại.

Phụ lục 1: Giới thiệu về họa sĩ

Jacques-Louis David là họa sĩ người Pháp, người sáng lập và đại diện xuất sắc của trường phái tân cổ điển.

David Self Portrait.jpg
David Self Portrait (Ảnh: Miền công cộng)

David sinh ra ở Paris và được chú ruột nuôi dưỡng. Năm 16 tuổi, ông được nhận vào Viện điêu khắc và hội họa vương gia, năm 1775, ông sang Ý học nghệ thuật và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật La Mã cổ đại và thời kỳ Phục hưng. David trở thành thành viên của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Pháp vào năm 1784, và cũng là họa sĩ của triều đình Napoléon. Ông cũng là một trong những người đặt nền móng cho ngành bảo tàng Pháp và có nhiều đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ và xây dựng bảo tàng Louvre. Ngoài "Cái chết của Socrates", các tác phẩm của ông như "Lời thề của anh em nhà Horace" (1784) và "Cái chết của Mara" (1793) cũng sử dụng chủ đề anh hùng cổ điển, màu sắc trang trọng và bố cục chặt chẽ. Trở thành một kiệt tác của trường phái tân cổ điển. David qua đời tại Brussels, Bỉ vào năm 1825.

Phụ lục 2: Những lời dạy cuối cùng của Socrates

Niềm vui và nỗi đau

Hỡi những người bạn của tôi, cái mà chúng ta gọi là hạnh phúc là một điều kỳ lạ! Hạnh phúc luôn gắn liền với nỗi đau một cách khó hiểu. Dường như hạnh phúc và nỗi đau là một cặp oan gia, chẳng ai gặp được hai điều này cùng một lúc. Nhưng nếu ai truy cầu cái này mà đắc được thì nhất định sẽ nhận được cả cái kia. Niềm vui và nỗi đau giống như là hai cơ thể kết nối chung với một cái đầu. Ta nghĩ, nếu Aesop nghĩ đến cặp oan gia này, ông ấy sẽ viết một câu chuyện ngụ ngôn rằng các vị Thần nghĩ cách hòa giải cuộc tranh chấp giữa hai người nhưng không có cách nào, vì vậy họ buộc hai đầu lại với nhau, vì vậy cái này đến thì cái kia cũng nối gót cái này mà đến. Hiện tại ta đang ở trong tình huống này. Chân ta bị dây xích khóa chặt đau đớn lắm, giờ thống khổ qua đi rồi, hạnh phúc cũng theo đó mà đến.

Linh hồn và nhục thể

Kỳ thật, Sago à, nhà triết học chân chính luôn một mực thực hành cái chết. Trong tất cả mọi người trên thế gian, duy chỉ có họ là không sợ chết nhất. Ông hãy nghĩ theo cách này, họ từ trước đến nay luôn coi nhục thể như kẻ thù, yêu cầu linh hồn thoát khỏi nhục thể để độc lập tự chủ, thế nhưng vào thời điểm linh hồn thoát ly khỏi thể xác, họ lại sợ hãi khổ não, nơi họ kí thác hy vọng cả cuộc đang ở trước mặt họ, nhưng họ lại không dám bước đi, điều này không phải là quá ngu xuẩn sao?

Một người thực sự yêu trí tuệ và tin rằng chỉ có thể có đến thế giới đó mới có thể tìm được trí tuệ, liệu người đó có buồn khi sắp chết không? Chẳng phải anh ta sẽ vui vẻ mà rời đi sao? Bạn của tôi ạ, nếu là một triết gia chân chính thì khi chết sẽ không bao giờ đau buồn. Bởi vì anh ta có niềm tin vững chắc rằng chỉ khi anh ta đến đó, anh ta mới có thể tìm thấy trí tuệ thuần tuý, mà không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Nói như vậy, chẳng phải là nực cười khi các triết gia sợ chết sao?

Tưởng Tượng, Ánh Sáng, Tâm Trạng, Bầu Trời, Đẹp
"Nhà triết học chân chính luôn một mực thực hành cái chết. Trong tất cả mọi người trên thế gian, duy chỉ có họ là không sợ chết nhất." (Ảnh: Pixabay)

Mỹ đức và Trí tuệ

Sago thân mến, ta nghĩ rằng để có được mỹ đức, ông không nên đánh đổi theo cách đó - đánh đổi niềm vui này để lấy niềm vui kia, đánh đổi nỗi khổ này lấy nỗi khổ kia, đánh đổi nỗi sợ hãi này lấy nỗi sợ hãi kia; nó giống như giao dịch tiền tệ, bỏ một số tiền nhỏ mà muốn một số tiền lớn. Kỳ thật, hết thảy mỹ đức chỉ có thể dùng một thứ để giao dịch. Đây là tiền tệ tiêu chuẩn cho tất cả các giao dịch. Đó là trí tuệ. Dù là dũng cảm hay sự tiết chế hay công bình, thì hết thảy mỹ đức chân chính đều từ trí tuệ mà đạt được. Niềm vui, nỗi sợ hãi, hay tất cả những thứ khác đều không quan trọng.

Nếu không có trí tuệ, thì những mỹ đức có được từ loại giao dịch này chỉ là giả mạo, bên trong nó là nô tính, không kiện toàn, cũng không chân thực. Chân thực là thanh trừ loại hư giả này mà đạt được sự tịnh hoá. Công chính, dũng cảm, kể cả bản thân trí huệ đều là một loại tịnh hoá. Trước đây rất lâu, những người sáng lập ra tôn giáo huyền bí đã nói rằng những người không nhận được sự giác ngộ và không được Thánh điển tịnh hoá, sẽ bị chìm xuống bùn lầy trong thế giới đó; còn những người giác ngộ và tịnh hoá sẽ được ở cùng các vị thần. Tôi nghĩ rằng, nói lời này không phải là ngu muội vô tri, trong lời của họ có hàm chứa đạo lý trong đó ...

(Phần trên trích từ "Phaedo: Một trong những cuộc đối thoại của Plato")

Sự sống và cái chết

Ai đó có thể hỏi: Socrates, ông có cảm thấy xấu hổ không? Sống một cuộc sống như vậy rất có thể sẽ không có một cuộc sống tốt đẹp. Với những người này, tôi có thể khẳng định chắc nịch rằng: Anh sai rồi, bất kỳ một người nào có chút giá trị không nên luôn quan tâm đến sống chết, khi làm việc gì cũng nên xem mình làm đúng hay sai, làm một người chính trực hay là một người xấu xa.

...Bởi vì khi cương vị của một người là ở đâu, sự lựa chọn của anh ta là gì hay sứ mệnh thiêng thiêng đặt anh ta đặt vào đâu, thì khi bất cứ nguy hiểm nào xảy đến anh cũng nên ở đó, anh ta chỉ nên sợ phải chịu nhục, chứ không phải sợ hãi cái chết hay điều gì khác. Hỡi những người Athens, những lời này mới là những lời nói có trí tuệ.

...Cho nên, các thẩm phán của tôi. Hãy nhìn nhận cái chết một cách vui vẻ, và ghi nhớ một chân lý: Không một điều xấu nào có thể gây hại cho một người chính trực, dù còn sống hay sau khi chết, anh ta và tất cả những gì anh ta có sẽ không bị Thần linh bỏ rơi...

Giờ chia ly đã đến, chúng ta mỗi người sẽ đi một con đường riêng, ta đi chết, các người tiếp tục sống, con đường nào tốt đẹp hơn, thì chỉ có Thần linh mới biết.

Lam Sơn
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Diễn giải bức tranh nổi tiếng phương Tây: "Cái chết của Socrates"