Điều gây tổn thương sâu sắc nhất luôn là hai chữ này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Điều gây tổn thương sâu nhất cho một người không phải là dao cắt hay những vết thương trên da thịt, bởi vết thương ấy khi liền sẹo thì không còn đau nữa, nhưng vết thương trong lòng mỗi khi nghĩ đến vẫn đau thấu tâm can.

Điều gây tổn thương nhất luôn là hai từ này: lời nói.

Có bao nhiêu tình bạn bị tan vỡ vì lời nói?

Có bao nhiêu cặp vợ chồng phải chia tay vì lời nói làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương.

Trên đời này, lời nói chính là điều làm con người tổn thương nhất. Nó giống như một thanh gươm sắc đâm thẳng vào tâm can, cũng giống như một chậu nước đá dội tắt tình cảm.

Nói lời dễ nghe là khóa học bắt buộc quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta.

Mỗi ngày chúng ta đều nói, nhưng ít người quan tâm và chú ý đến nghệ thuật nói.

Tiến sĩ Y khoa Tomio Sato nói rằng: Những gì bạn nói là cuộc đời của bạn.

"Lời nói tặng người quý tựa châu ngọc; lời nói làm tổn thương người còn hơn gươm, đao". Việc biết nói hay không, nói như thế nào, đều có ảnh hưởng đến cuộc sống, thậm chí sức khỏe của chúng ta mỗi giây phút.

"Có lời mà nói không dễ nghe" đã trở thành một vấn đề phổ biến

"Trời ơi, tôi đều biết, có thể thôi cằn nhằn không?"
"Trời ơi, tôi đều biết, có thể thôi cằn nhằn không?" (Pixabay)

"Em/anh thì biết gì, kệ anh/em!"

"Trời ơi, tôi đều biết, có thể thôi cằn nhằn không?"

"Nói cho anh/em biết có ích gì? Anh/em đều không giúp được!"

Bạn đã từng nói hoặc nghe những lời như vậy chưa?

Phản ứng của bạn sau khi nghe là gì? Có thể sẽ là một khoảng dài im lặng, có thể quay người sau đó sẽ rời đi.

Một câu nói an ủi khiến người ta ấm áp, một lời nói lạnh lùng khiến lòng người ta giá lạnh. Bạn đã bao nhiêu lần làm tổn thương người nhà, bạn có hối hận không?

Cậu con trai đang đi làm vất vả bên ngoài, rất bận, đã qua giờ tan sở, mẹ gọi điện hỏi bao giờ con về nhà thì cậu không nhịn được nói: "Vẫn không đủ bận sao, con bảo mẹ là bận lắm. Mẹ thật là".

Mẹ lặng lẽ cúp máy cô đơn, tự nhủ thầm: "Mẹ không biết con bận gì".

Một lúc sau, người mẹ gọi lại cho con trai: "Con đi tới đâu rồi?"

Giọng của cậu con càng thêm nóng nảy: "Mẹ làm sao vậy? Ở đây con có việc rất quan trọng. Thế nhé!"

Người mẹ chưa kịp dứt lời thì cậu con trai đã cúp máy, khiến người mẹ cảm thấy bất lực và đau khổ.

Nói lời khó nghe thì dường như đã trở thành vấn đề chung của con người hiện đại, lan tràn trong mọi ngóc ngách của cuộc sống.

Một câu nói an ủi khiến người ta ấm áp, một lời nói lạnh lùng khiến lòng người ta giá lạnh. Bạn đã bao nhiêu lần làm tổn thương người nhà, bạn có hối hận không?
Một câu nói an ủi khiến người ta ấm áp, một lời nói lạnh lùng khiến lòng người ta giá lạnh. Bạn đã bao nhiêu lần làm tổn thương người nhà, bạn có hối hận không? (Wikimedia Commons)

Lời nói cay nghiệt làm tổn thương người khác và hại chính mình

Người xưa có câu: "Nói lời nói tốt đẹp được tôn trọng, nói lời nói xấu ác làm tổn thương lòng người".

Nói không lựa lời có thể khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng, gia tăng áp lực, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn làm tăng tỷ lệ mắc bệnh về thân thể.

Một nghiên cứu của Đại học Arcadia ở Canada cho thấy những người có tâm lý lo lắng và nhạy cảm dễ bị đột quỵ, bệnh tim và huyết áp cao, lở loét và các bệnh đường tiêu hóa.

Một nghiên cứu của Đại học Brigham Young, Hoa Kỳ cho thấy nguy cơ xuất hiện cơn đau thắt ngực tăng 3,5 khi các cặp vợ chồng hay cãi nhau.

Đối với người trung niên và cao tuổi nếu thường xuyên la hét, nóng giận có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch .

Điều nghiêm trọng hơn là nếu cha mẹ “nói lời khó nghe” sẽ có tác động tiêu cực đến cả đời con trẻ.

Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Horney phát hiện ra rằng việc cha mẹ chế giễu, sỉ nhục và vô cớ chỉ trích con cái sẽ làm tổn hại đến cảm giác an toàn của trẻ. Trẻ sẽ sinh ra ‘sự thù địch’ với cha mẹ và tiến tới hình thành ‘cảm giác lo lắng’. Sau khi lớn lên, trẻ mang theo tâm thái thù địch, thiếu kỹ năng tương tác thân thiện với mọi người.

Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Horney phát hiện ra rằng việc cha mẹ chế giễu, sỉ nhục và vô cớ chỉ trích con cái sẽ làm tổn hại đến cảm giác an toàn của trẻ.
Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Horney phát hiện ra rằng việc cha mẹ chế giễu, sỉ nhục và vô cớ chỉ trích con cái sẽ làm tổn hại đến cảm giác an toàn của trẻ. (Pixabay)

Vì vậy, cha mẹ không nên nói lời khắc nghiệt với con cái, nếu không khi lớn lên họ sẽ đối xử với bạn như vậy.

Những lời làm tổn thương người nhà nhất

Người nhà ở bên nhau lâu, đôi khi cảm thấy “như đi trên tảng băng mỏng”, nếu chẳng may nói lời không đúng, có thể sẽ gây ra một cuộc khẩu chiến trong gia đình.

Trên thực tế, chỉ cần ta chú ý và tránh những lời nói có thể khiến mọi người cảm thấy khó chịu, là ta đã có thể tạo ra một bầu không khí ấm áp và ngọt ngào.

Đối đãi với cha mẹ, đừng tùy tiện từ chối

Trên thực tế, cha mẹ già đặc biệt dễ bị tổn thương, họ hy vọng tiếp tục thể hiện các giá trị của mình và đóng góp cho con cháu.

Vì vậy, đối với người cao tuổi, cần phải tránh những lời phủ nhận công sức và cách làm của họ, từ chối sự quan tâm và ý định tốt của họ.

Ví dụ: "Được rồi, con biết rồi, đừng nói nữa", "Phiền quá, đừng nói nữa", "Việc của con không cần cha mẹ quan tâm", "Con đã trưởng thành, tự lo được việc của mình”...

Đối với người yêu, đừng phán xét hay so sánh tùy tiện

Bất kể thành công hay thất bại, điều mà ai cũng mong muốn nhất chính là lời khen ngợi và khẳng định của người bạn đời. Ngay cả khi anh ấy không làm tốt, xuất phát điểm có thể là để làm cho gia đình hạnh phúc hơn.

Vì vậy, với những gì người yêu mình làm, đừng nên tùy tiện đánh giá, càng không nên so sánh với người khác.

Nó tương tự với những từ như "Làm thế nào mà anh làm thế này", "Tất cả là lỗi của anh", "Thà tự em làm còn hơn", "Thấy người ta làm tốt thế cơ mà", và những lời nhận xét về người thân, bạn bè của anh ấy, chẳng hạn như "Bạn anh thật là kỳ quặc”,“ Mẹ anh sao mà già thế này”, nên nhất định phải tránh, kẻo vô tình làm tổn thương người khác.

Vì vậy, đối với người cao tuổi, cần phải tránh những lời phủ nhận công sức và cách làm của họ, từ chối sự quan tâm và ý định tốt của họ.
Vì vậy, đối với người cao tuổi, cần phải tránh những lời phủ nhận công sức và cách làm của họ, từ chối sự quan tâm và ý định tốt của họ. (Pxhere)

Với trẻ nhỏ, đừng dễ dàng ra lệnh và chỉ trích

Trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, những lời động viên sẽ giúp trẻ tự tin hơn; thêm cơ hội có nghĩa là giúp trẻ trưởng thành hơn.

Vì vậy, cố gắng không sử dụng giọng điệu ra lệnh và các phương pháp giáo dục chỉ trích đối với trẻ.

Ví dụ như "Chiều nay không được đá bóng", "Không được tiêu tiền hoài", "Lần này thi tệ quá, thi cuối cấp thì làm sao", “Không nghiêm túc hơn được à", "Chưa thấy ai ngốc thế", "Lại khóc, cẩn thận ăn đòn"... Ngôn ngữ như vậy, tốt nhất không nên nói.

Có nhà hùng biện từng nói rằng:

"Rốt cục, chín trên mười vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến quan hệ con người. Mà chín trong số mười vấn đề trong mối quan hệ giữa các cá nhân là do các vấn đề giao tiếp gây ra".

Bởi vì quan tâm, lời nói của bạn có sức mạnh; bởi vì quan tâm, giọng điệu của bạn có ý nghĩa.

Nói lời tốt, điềm đạm nhưng không thờ ơ, kiên định nhưng không khiên cứng.

Chúng ta nên nhớ: nói là một loại khả năng; yên lặng là một loại trí tuệ.

Chúng ta nên nhớ: nói là một loại khả năng; yên lặng là một loại trí tuệ.
Chúng ta nên nhớ: nói là một loại khả năng; yên lặng là một loại trí tuệ. (Needpix)

1. Việc gấp, nói từ từ

Khi gặp những vấn đề khẩn cấp, nếu bạn có thể bình tĩnh và suy nghĩ, giải thích rõ ràng mọi việc mà không vội vàng, bạn sẽ để lại cho người nghe một ấn tượng ổn định, không xung động, từ đó khiến người khác thêm tin tưởng bạn.

2. Những chuyện nhỏ, nói một cách hài hước

Đặc biệt đối với những lời nhắc nhở thiện ý, dùng một câu chuyện cười để nói với họ sẽ không khiến người nghe cảm thấy gượng cứng, họ không chỉ chấp nhận lời nhắc nhở của bạn mà còn tăng cảm giác thân thiết.

3. Hãy thận trọng với những điều bạn không chắc chắn

Đối với những điều bạn không chắc chắn, nếu bạn không nói ra, người khác sẽ nghĩ bạn đạo đức giả, nếu bạn cân nhắc chọn từ cẩn thận để nói sẽ khiến người khác cảm thấy bạn đáng tin cậy.

4. Đừng nói bừa với những gì chưa xảy ra

Mọi người ghét nhất những người vô cớ sinh sự. Nếu bạn không bao giờ suy đoán hoặc nói bừa, sẽ khiến mọi người cảm thấy rằng bạn là người trưởng thành, có tu dưỡng, nghiêm túc và có trách nhiệm.

Khi gặp những vấn đề khẩn cấp, nếu bạn có thể bình tĩnh và suy nghĩ, giải thích rõ ràng mọi việc mà không vội vàng, bạn sẽ để lại cho người nghe một ấn tượng ổn định, không xung động. (Pickpik)
Khi gặp những vấn đề khẩn cấp, nếu bạn có thể bình tĩnh và suy nghĩ, giải thích rõ ràng mọi việc mà không vội vàng, bạn sẽ để lại cho người nghe một ấn tượng ổn định, không xung động. (Pickpik)

5. Đừng nói bừa về những việc không làm được

Như có câu nói: "Nếu không có khả năng đừng đùa với lửa". Không hứa những gì mình không làm được sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn là người “nói được làm được” và sẵn sàng tin tưởng bạn.

6. Không nói những điều tổn hại người khác

Không nên dùng lời nói dễ làm tổn thương người khác, nhất là giữa những người thân thiết, càng không nói lời làm tổn hại người khác. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy bạn là người lương thiện, giúp duy trì và tăng cường các mối quan hệ.

7. Đừng cứ gặp là nói về những chuyện buồn

Khi buồn, con người ta có mong muốn được nói chuyện, nhưng vừa gặp mặt liền nói luôn, sẽ dễ khiến tâm lý người nghe bị áp lực quá lớn, sinh ra nghi ngờ và xa lánh bạn. Đồng thời, việc này sẽ để lại ấn tượng rằng bạn không nghĩ đến người khác và muốn truyền nỗi đau cho người khác.

8. Cẩn trọng khi nói về chuyện của người khác

Mọi người cần có khoảng cách an toàn, không bình luận hoặc lan truyền việc của người khác. Điều này sẽ mang lại cho mọi người cảm giác an toàn.

9. Lắng nghe những gì người khác nói về việc của mình

Lắng nghe ý kiến ​​của người ngoài đối với sự việc của mình, khiến mọi người ấn tượng bạn là người khiêm tốn; hiểu chuyện.

10. Tôn trọng bề trên, lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn

Người lớn tuổi thường không thích người trẻ góp ý quá nhiều vào chuyện riêng, nếu người trẻ nói quá nhiều sẽ cho rằng bạn không phải là người tôn trọng bề trên, khiêm tốn và ham học hỏi.

11. Việc giữa hai người nên thảo luận

Giữa vợ chồng, đáng sợ nhất là khi gặp chuyện thì đổ lỗi cho nhau. Việc cùng nhau thảo luận sẽ có tác dụng giúp vợ chồng “đồng cảm”, thấu hiểu nhau.

12. Với việc của con trẻ, nên hướng dẫn

Đặc biệt là trẻ ở tuổi vị thành niên rất nổi loạn, việc áp dụng một thái độ nhẹ nhàng và kiên quyết để dạy dỗ trẻ không chỉ có thể khiến trẻ có ấn tượng tốt và sẵn sàng trở thành bạn với bạn mà còn có tính thuyết phục cao.

Nước sâu chảy chậm, người tôn quý nói lời từ tốn. Chúng ta mất hai năm để học nói, nhưng phải mất hàng chục năm để học cách im lặng.

Minh An
Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Điều gây tổn thương sâu sắc nhất luôn là hai chữ này