Dự ngôn trăng máu, tai hoạ lớn sẽ xảy ra vào năm 2023-2025?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tháng 11/2022, trăng máu xuất hiện, đây thực sự là một hiện tượng thiên văn hiếm thấy và ngoạn mục! Nhưng có một số người sau khi nhìn thấy càng lo lắng hơn, bởi vì một lời tiên tri cổ xưa đã nhiều lần nhắc đến mặt trăng máu, đây là thiên tượng quan trọng được miêu tả trong lời tiên tri về ngày tận thế của Khải Huyền.

Dự ngôn trăng máu

Ngày 8/11/2022, trên bầu trời xuất hiện kỳ quan thiên văn - trăng máu, cũng chính là nguyệt thực toàn phần. Những người yêu thích thiên văn ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á rất vui mừng, từ sớm đã chuẩn bị các thiết bị để săn chụp mặt trăng chuyển sang màu đỏ.

Mọi người hẳn đã không còn xa lạ với hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Cơ chế hình thành của nó là khi trái đất di chuyển giữa mặt trăng và mặt trời và ba ngôi sao này nối với nhau thẳng hàng. Tại sao nguyệt thực toàn phần tạo thành hiện tượng trăng máu màu đỏ?

Như hình dưới, khi trái đất di chuyển tới vị trí đó, có một diện tích hình tam giác. Các nhà thiên văn gọi đó là bóng đen, thực ra là khu vực mà trái đất chặn ánh sáng mặt trời kín nhất. Khi đó, mặt trăng chỉ có thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời được lọc qua bầu khí quyển của Trái đất, vì vậy xảy ra hiện tượng trăng máu.

khi trất đất di chuyển tới vị trí đó, có một diện tích hình tam giác. Các nhà thiên văn gọi đó là bóng đen, thực ra là khu vực mà trái đất chặn ánh sáng mặt trời kín nhất. Khi đó, mặt trăng chỉ có thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời được lọc qua bầu khí quyển của Trái đất, vì vậy xảy ra hiện tượng trăng máu (Ảnh chụp màn hình)
Khi trái đất di chuyển tới vị trí đó, có một diện tích hình tam giác. Các nhà thiên văn gọi đó là bóng đen, thực ra là khu vực mà trái đất chặn ánh sáng mặt trời kín nhất. Khi đó, mặt trăng chỉ có thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời được lọc qua bầu khí quyển của Trái đất, vì vậy xảy ra hiện tượng trăng máu (Ảnh chụp màn hình)

Ở đây cần giải thích thêm một sự việc, đó là ánh sáng mặt trời nhìn như là màu trắng, nhưng thực ra là một loại ánh sáng tổng hợp gồm nhiều màu sắc đỏ cam vàng lục lam tím, trong đó ánh sáng màu đỏ có bước sóng dài nhất, ánh sáng màu tím có bước sóng ngắn nhất. Chỉ có ánh sáng màu đỏ mới xuyên qua bầu khí quyển trái đất, truyền tới khu vực bóng đen. Do đó, chúng ta nhìn thấy mặt trăng có màu đỏ.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần vào ngày 8/11 vừa qua kéo dài khoảng nửa giờ đồng hồ. Những người yêu thích thiên văn và những người yêu thích chụp ảnh rất vui mừng, liên tiếp chụp được nhiều tư liệu. Tuy nhiên, có một nhóm người không hào hứng, và họ vô cùng lo lắng khi thấy mặt trăng chuyển màu đỏ máu, cho rằng đây là điềm chẳng lành. Họ những người quen thuộc với Kinh Thánh.

Trăng máu được nhắc trong Kinh Thánh

Trong Kinh Thánh có nhiều lần đề cập tới “mặt trăng màu đỏ”. Trong “Cuốn sách của Joel” của Kinh Cựu Ước có viết rằng: “Ta muốn thể hiện ra sự việc kỳ lạ ở trên bầu trời và trái đất: máu, lửa, khói súng, mặt trời sẽ trở nên u ám, mặt trăng sẽ trở thành máu, trước khi ngày trọng đại và khủng khiếp của Đức Giê-hô-va đến”.

Cái “ngày trọng đại và khủng khiếp” đó là gì? Đó chính là tai hoạ ngày tận thế. Ngày này sẽ như thế nào? Nó được viết chi tiết ở phần cuối “Khải Huyền” trong Kinh Tân Ước, bởi sứ đồ John vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Bởi vì tại đảo Patmos ở Aegean, John đã được Chúa khải thị cho thấy được trước tương lai, do đó ông còn được gọi là Jonh của Patmos. Số trang của phần “Khải Huyền” không nhiều, nhưng từ khi nó ra đời đã khiến mọi người lo sợ bất an, bởi vì nó mô tả một tình cảnh rất đáng sợ.

Cái “ngày trọng đại và khủng khiếp” đó là gì? Đó chính là tai hoạ ngày tận thế (Ảnh chụp màn hình)
Cái “ngày trọng đại và khủng khiếp” đó là gì? Đó chính là tai hoạ ngày tận thế (Ảnh chụp màn hình)

“Khải Huyền” nói rằng, John lên tới Thiên thượng, các Thiên sứ đã triển hiện cho ông thấy cảnh tượng thế giới vào ngày tận thế. Mặc dù các cảnh tượng này được ghi lại trong mỗi quyển cuộn riêng, nhưng thực ra nó giống như hình ảnh trên phim, từng cảnh vô cùng sống động triển hiện trước mắt John. Ông nhìn thấy một người được gọi là ‘con chiên ngoan đạo’ và các tín đồ với một thế lực được gọi là ‘con thú’ diễn ra trận tỉ thí kịch liệt.

“Con chiên ngoan đạo” đại biểu cho ý chỉ của Chúa và lương thiện. “Con thú” đại biểu cho thế lực ác, và một trong những hình thức biểu hiện của con thú này là rồng đỏ, hay con rắn cổ đại, còn được coi là biến thể của ma quỷ Satan. Nơi thống trị của con thú được gọi là Thành Babylon. Kiến trúc của thành phố này huy hoàng, vô cùng giàu có. Các nước trên thế giới đều biết núi có hổ mà vẫn thích lên núi, mặc dù họ đều biết thành Babylon rất tà ác nhưng không thể cưỡng lại sự cám dỗ của nó, đều tranh giành làm kinh doanh với nó, mua bán các loại hàng hóa.

Trong “Khải Huyền” có viết rằng, rất nhiều người trên thế giới bị “con thú” mê hoặc và dẫn dụ, nên đã làm các việc sai trái, phạm tội. Do đó, toàn thể nhân loại đều phải trải qua tai hoạ ngày tận thế, sau đó là thẩm phán ngày tận thế.

Ngày tận thế này không phải là một thời điểm duy nhất, mà là một quá trình. Trình tự của nó là: đầu tiên sẽ do ‘con chiên ngoan đạo’ mở ra bảy phong ấn, các Thiên Thần thổi 7 chiếc kèn, rót thêm 7 bát rượu phẫn nộ. Dạo đầu cho việc mở 7 phong ấn chính là sự xuất hiện của 4 kỵ sĩ Thiên Khải, 4 kỵ sĩ này lần lượt cưỡi ngựa màu trắng, đỏ, đen và xám đại biểu cho bệnh dịch, chiến tranh, nạn đói và chết chóc. Họ sẽ từng người mở ra 4 phong ấn đầu tiên trong 7 phong ấn.

4 kỵ sĩ lần lượt cưỡi ngựa màu trắng, đỏ, đen và xám đại biểu cho bệnh dịch, chiến tranh, nạn đói và chết chóc. Họ sẽ từng người mở ra 4 phong ấn đầu tiên trong 7 phong ấn (Ảnh chụp màn hình) 
4 kỵ sĩ lần lượt cưỡi ngựa màu trắng, đỏ, đen và xám đại biểu cho bệnh dịch, chiến tranh, nạn đói và chết chóc. Họ sẽ từng người mở ra 4 phong ấn đầu tiên trong 7 phong ấn (Ảnh chụp màn hình)

John đã viết xong phần “Khải Huyền” ở đảo Patmos. Sau gần như 2000 năm, con người đều rất lo lắng phỏng đoán rốt cuộc ngày tận thế là ngày nào. Trong lịch sử, có không dưới một trăm trường phái diễn giải tiên đoán về ngày tận thế.

Ban đầu khi Cơ đốc giáo ra đời, vào thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau Công nguyên, vì lúc đó các tín đồ Cơ đốc giáo phải chịu áp lực bức hại nặng nề; không ít người đã mong chờ ngày đó đến mau chóng, tốt nhất là ngày mai nên là ngày tận thế, Chúa đến để thực thi công lý cho chúng ta, chúng ta thăng lên Thiên đàng, khiến thế giới tội ác này rơi vào trong diêm sinh và khói lửa.

Sau đó, những năm 1000, 2000, khoảng đầu thiên niên kỷ là thời đại nổi lên thuyết về ngày tận thế.

Khoa học hiện đại đã khiến con người hiểu thế giới thấu đáo hơn, liệu có phải đã giảm bớt lo lắng về ngày tận thế chăng? Thực ra ngược lại.

Khi nhân loại bước vào thời đại vũ khí hạt nhân, con người cảm nhận mạnh mẽ hơn sự huỷ diệt đang kề bên. Tiến bộ khoa học khiến con người phát hiện ra nhiều nguy hiểm mà trong quá khứ không nhận ra. 100 năm trước ai có thể ý thức được sự biến đổi khí hậu. Thuyết ngày tận thế cũng theo kịp thời đại, đã thêm vào rất nhiều nguyên tố mới như đảo cực từ, bão mặt trời, chiến tranh hạt nhân, tiểu hành tinh va chạm, đột biến khí hậu… Tính mạng nhỏ bé của con người có thể chỉ trong vài phút bị kết thúc.

Đầu năm 2020, dịch bệnh Covid lây lan toàn cầu. Năm 2022, chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, theo đó là khủng hoảng năng lượng, lương thực. Tác động thực sự là hết làn sóng này đến làn sóng khác..

Một số người giải thích kinh sách cho rằng trong bốn kỵ sĩ trong “Khải thị” của Kinh Thánh - kỵ sĩ cưỡi ngựa trắng đại biểu cho dịch bệnh, kỵ sĩ cưỡi ngựa đỏ đại biểu cho chiến tranh và kỵ sĩ cưỡi ngựa đen đại biểu cho nạn đói đều đã xuất hiện.

Sau đó, vào ngày 8/11/2022 lại xuất hiện thiên tượng trăng máu khiến mọi người kinh hãi, bởi vì sau khi bốn kỵ sĩ đến, đợi tới khi phong ấn thứ 6 được mở ra, đó sẽ chính là lúc đại tai nạn bắt đầu. Trong “Khải Huyền” viết rằng: “Khi phong ấn thứ 6 mở ra, ta (tín đồ John chỉ chính mình) liền nhìn thấy, có trận động đất lớn, mặt trời trở nên tối như miếng vải lanh đen, mặt trăng thành màu đỏ máu”.

Trong “Khải Huyền” viết rằng: “Khi phong ấn thứ 6 mở ra, ta (tín đồ John chỉ chính mình) liền nhìn thấy, có trận động đất lớn, mặt trời trở nên tối như miếng vải lanh đen, mặt trăng thành màu đỏ máu” (Ảnh chụp màn hình)
Trong “Khải Huyền” viết rằng: “Khi phong ấn thứ 6 mở ra, ta (tín đồ John chỉ chính mình) liền nhìn thấy, có trận động đất lớn, mặt trời trở nên tối như miếng vải lanh đen, mặt trăng thành màu đỏ máu” (Ảnh chụp màn hình)

Đoạn này được dịch là khi phong ấn thứ 6 mở ra, tiếp sau đó sẽ xảy ra chuyện: động đất lớn, nhật thực, mặt trời tối đen như tấm vải dày, mặt trăng biến thành màu máu, xuất hiện hiện tượng trăng máu nguyệt thực toàn phần; từ thiên văn tới địa lý, các hiện tượng dị thường sẽ liên tục xuất hiện.

Trước hết, nói về động đất, trong hai năm qua, trên toàn cầu nó đã thành việc rất bình thường, mỗi tháng đều xảy ra. Lấy năm 2022 làm ví dụ, từ đầu tháng 1 ở Alaska đã xảy ra động đất 6,8 độ Richter, tới tháng 10 ở một ngọn núi dưới đáy biển nằm giữa Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương xảy ra động đất 6,2 độ Richter. Có thể trong vòng 10 tháng qua, các lục địa trên trái đất bị rung chuyển vài lần. Mỗi tháng có ít nhất một trận động đất lớn trên 6 độ Richter. Các trận động đất cấp nhỏ lại càng phổ biến.

Đối với người xưa, trận động đất lớn là một dị tượng rất lớn, một trong nguyên nhân là do liên lạc thông tin thời xưa không thông suốt. Một trận động đất xảy ra ở nơi khác, người ở nơi này không biết. Một đời một người có thể có một lần cơ hội trải qua động đất cấp 6 trở lên khá là ít ỏi. Trái đất rung chuyển như một làn sóng, các tòa nhà sụp đổ, mặt đất nứt tách ra đều để lại dấu ấn của sự sợ hãi tột độ cho con người.

Nhưng thực ra động đất xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, nó không hề hiếm thấy. Hơn nữa thời cổ đại không có phương pháp dự báo động đất, không biết trên sa mạc hoang vu hay dưới đáy biển có động đất. Vì vậy thực ra đối với động đất, phương tiện giám sát càng phát triển, càng hoàn thiện, biết được càng nhiều, không phải việc so sánh đơn giản giữa cổ xưa và hiện đại. Do đó, chúng ta cần xem xét trong trường hợp quan trắc và dữ liệu tương đối đầy đủ trong thời hiện đại, động đất lớn có xảy ra thường xuyên hơn không.

Mạng địa chấn toàn cầu được Mỹ và Liên Xô hoàn thiện trong Chiến tranh Lạnh để giám sát các vụ thử hạt nhân của nhau. Vì vậy, các bản ghi dữ liệu địa chấn đầy đủ đã có sẵn trong 100 năm qua, hoặc trong vài thập kỷ qua. Sau đó nhìn vào dữ liệu giám sát động đất hạn chế trong 100 năm qua, thực ra vận động địa chất 15 năm qua lại tích cực hơn.

Từ danh sách các trận động đất, sau khi bước sang thế kỷ 21, các trận động đất dưới 6 độ Richter không còn là điều đặc biệt, vốn rất tầm thường và không được liệt vào trong danh sách. Nhật thực và nguyệt thực cũng như vậy. Thông thường, trong một năm, nhật thực và nguyệt thực sẽ có gần hai lần. Ghi chép nhiều nhất là trong một năm nhật thực từng xuất hiện 5 lần, nhưng rất khó để những người ở cùng một nơi nhìn thấy.

Từ danh sách các trận động đất, sau khi bước sang thế kỷ 21, các trận động đất dưới 6 độ Richter không còn là điều đặc biệt, vốn rất tầm thường và không được liệt vào trong danh sách (Ảnh chụp màn hình)
Từ danh sách các trận động đất, sau khi bước sang thế kỷ 21, các trận động đất dưới 6 độ Richter không còn là điều đặc biệt, vốn rất tầm thường và không được liệt vào trong danh sách (Ảnh chụp màn hình)

Khoảng thời gian giữa hai lần nhật thực toàn phần mà mọi người ở một địa điểm cụ thể có thể nhìn thấy là khoảng 360 đến 400 năm, trải qua 10 thế hệ. Đó được xem là trời giáng dị tượng. Khó vì nó được nhìn thấy bởi những người có văn hóa chiêm tinh và tình cờ có những sự kiện xã hội lớn xảy ra thì mọi người mới có cách luận giải cụ thể. Vì vậy, mặc dù nhật thực và nguyệt thực không hiếm thấy; tuy nhiên các điều kiện xã hội, nhân văn, tâm lý cũng không dễ đáp ứng, nó mới khiến con người cảm thấy run sợ.

Vì vậy, điều khiến con người ta ớn lạnh là ngày 25/10 năm nay xuất hiện nhật thực một phần, mặt trời chuyển sang màu đen, may mắn là chỉ đen một phần nhỏ.

Ngoại trừ Bồ Đào Nha, tất cả châu Âu có thể được nhìn thấy lần nhật thực một phần này. Trên khắp tiểu lục địa Nam Á, ngoại trừ đầu phía đông bắc, cũng có thể nhìn thấy. Vùng Trung bộ của Trung Quốc cũng nhìn thấy. Cũng có nghĩa là cả ba cái nôi của chiêm tinh học đều có thể chứng kiến ​​nhật thực một phần này.

Còn lần trăng máu vào ngày 8/11 vừa qua, từ hầu hết Tây bán cầu, một phần của Bắc và Đông Âu, từ phía đông Ấn Độ Dương đến Nam Thái Bình Dương, phía đông Trung Quốc và Úc đều có thể nhìn thấy.

Theo “Khải Huyền” của Kinh Thánh, sau khi phong ấn thứ 6 được mở ra, ngoài hàng loạt các sự việc sẽ xảy ra như được nêu ở trên, còn phát sinh sự việc cực kỳ đáng sợ, John viết rằng: “Khi phong ấn thứ 6 được Thiên sứ mở ra, các ngôi sao sẽ rơi xuống đất như trái sung bị gió thổi bay khỏi cây sung”.

Theo “Khải Huyền” của Kinh Thánh, sau khi phong ấn thứ 6 được mở ra, ngoài hàng loạt các sự việc sẽ xảy ra như được nêu ở trên, còn phát sinh sự việc cực kỳ đáng sợ, John viết rằng: “Khi phong ấn thứ 6 được Thiên sứ mở ra, các ngôi sao sẽ rơi xuống đất như trái sung bị gió thổi bay khỏi cây sung” (Ảnh chụp màn hình)
Theo “Khải Huyền” của Kinh Thánh, sau khi phong ấn thứ 6 được mở ra, ngoài hàng loạt các sự việc sẽ xảy ra như được nêu ở trên, còn phát sinh sự việc cực kỳ đáng sợ, John viết rằng: “Khi phong ấn thứ 6 được Thiên sứ mở ra, các ngôi sao sẽ rơi xuống đất như trái sung bị gió thổi bay khỏi cây sung” (Ảnh chụp màn hình)

Điều này có ý nghĩa gì? “Các ngôi sao rơi xuống” rất có thể để chỉ thiên thạch va vào trái đất, hơn nữa còn có lượng lớn các thiên thạch bởi vì nó rơi như trái sung rụng khỏi cây. Sau đó là trái đất rung chuyển, tất cả sơn lĩnh hải đảo dịch chuyển, con người phải ẩn nấp khắp nơi để thoát khỏi tai họa, có người phải trốn trong hang động dưới đất, có người đành phải trốn trong hầm dưới đất ở nhà mình, chỉ có những con chiên ngoan đạo mới được cứu và bảo vệ.

Trăng máu không chỉ có ở trong văn hoá phương Tây đại biểu cho điềm gở, mà trong chiêm tinh thuật của phương Đông cổ đại cũng như thế.

Trăng máu trong văn hoá phương Đông

Triều đại nhà Hán, Trung Quốc, có một đại sư dị học tên là Kinh Phòng, ông giải thích về hiện tượng trăng máu trong “Chu Dịch Yêm Chiêm”: “Nguyệt biến sắc… xích vi tranh dữ binh, xích khí phúc nguyệt, như huyết quang, đại hạn, nhân dân cơ thiên lý”.

Ý nghĩa câu này là: khi mặt trăng biến thành màu đỏ, tương ứng sẽ xuất hiện hai loại tai hoạ; một là chiến tranh, hai là tai hoạ hạn hán tràn lan.

Giải thích này của Kinh Phòng quả là trùng khớp với cục diện thế giới năm 2022 - chiến tranh Nga Ukraine và đại hạn hán ở Âu Á vào tháng 7. Bởi vì trong học thuyết âm dương ngũ hành, trăng là tinh hoa của thái âm, thuộc về thuỷ; còn màu xích, tức là màu đỏ là màu chí dương, thuộc về hoả. Khi mặt trăng có màu đỏ, nghĩa là thuỷ hoả tương khắc, chính là biểu tượng tranh đấu. Vì vậy, thiên tượng trăng máu này là điềm báo của tai họa chiến tranh. Đồng thời, hoả khiến người ta nghĩ tới hạn hán. Khi mặt trăng hoàn toàn biến thành màu đỏ, thì nhân gian sẽ xảy ra hạn hán và nạn đói.

Vậy tiên tri trăng máu của phương Đông liệu có chính xác?

Khi lật giở sử sách, thực sự có không ít hiện tượng trăng máu kéo theo sau đó là đại sự phát sinh; có lúc là chiến tranh, có khi là chính biến, chiến tranh cục bộ. Những ghi chép sớm nhất và cụ thể nhất là về hai lần trăng máu binh biến xảy ra vào thời Nam Bắc triều.

Lần thứ nhất là vào năm 498, lúc đó Hoàng đế triều Nam là Tề Minh Đế (tên huý là Tiêu Loan). Ngày 18/5 năm đó vào buổi tối xuất hiện trăng máu, trên bầu trời có siêu trăng máu, mọi người hết thảy kinh hãi. Ba ngày sau, đại tư mã Vương Kính Tắc đã dấy binh, tạo phản nhưng đã không thành công, thất bại, và Vương Kính Tắc bị giết. Tuy nhiên Tề Minh Đế cũng không sống được bao lâu, năm đó ông cũng qua đời. Vương vị được truyền lại cho con trai ông là Tiêu Bảo Quyển, cũng chính là Đông Hôn Hầu trong lịch sử.

Ngày 18/5 năm đó vào buổi tối xuất hiện trăng máu. Ba ngày sau, đại tư mã Vương Kính Tắc đã dấy binh, tạo phản nhưng đã không thành công, thất bại, và Vương Kính Tắc bị giết. Tuy nhiên Tề Minh Đế cũng không sống được bao lâu, năm đó ông cũng qua đời (Ảnh chụp màn hình)
Ngày 18/5 năm đó vào buổi tối xuất hiện trăng máu. Ba ngày sau, đại tư mã Vương Kính Tắc đã dấy binh, tạo phản nhưng đã không thành công, thất bại, và Vương Kính Tắc bị giết. Tuy nhiên Tề Minh Đế cũng không sống được bao lâu, năm đó ông cũng qua đời (Ảnh chụp màn hình)

Một năm sau, vào ngày 6 tháng 9 năm 499, vào buổi tối lại một lần nữa xuất hiện siêu trăng máu. Đêm đó, anh họ của Tiêu Bảo Quyển là Tiêu Diêu Quang khởi binh tạo phản, cùng ngày hôm đó Tiêu Diêu Quang bại trận và bị giết. Nhưng chỉ 2 năm sau, Đông Hôn Hầu đã bị sát hại trong một lần binh biến khác. Lịch sử Nam Tề từ đây kết thúc.

Lời tiên tri về mặt trăng máu đi kèm với các cuộc binh biến, nạn đói, chiến tranh luôn có trong sử sách. Hiện tượng trăng máu gần đây nhất cho đến ngày nay xảy ra vào năm Canh Tý 1900.

‘Tiên tri trăng máu” lần gần nhất

Ngày 15 tháng 5 năm 1900, tức ngày 17 tháng 4 âm lịch, Nghĩa Hòa Đoàn tấn công tô giới Thiên Tân, đốt cháy giáo đường và sát hại lính ngoại quốc. Đêm hôm đó trên bầu trời xuất hiện siêu trăng máu. Kỳ quan này đã được hai người không liên quan đã ghi lại, một người tên là tiến sĩ Hoàng Tăng Nguyên. Trong một bài thơ, ông viết rằng:

“Diêu không như huyết nguyệt vô quang
Chỉ điểm Thần Đăng khởi bắc phương”

Diễn nghĩa:

Bầu trời như mặt trăng máu không ánh sáng
Chỉ việc Thần Đăng nổi lên ở phương bắc

“Thần Đăng” ở đây để chỉ thủ lĩnh của Nghĩa Hòa Đoàn lúc bấy giờ là Chu Hồng Đăng.

Một người khác đã ghi lại thiên tượng siêu trăng máu lần này là một học giả tên Đại Ngu Am. Trong tác phẩm thơ văn của mình, ông viết: “Kỳ đại thập bội vu bình thường, kỳ sắc sơ hoàng vu chanh, kế hồng vu huyết”.

Điều này có nghĩa là mặt trăng đêm đó to gấp 10 lần bình thường. Cách nói 10 lần này có chút khoa trương. Về màu sắc của trăng, ban đầu từ màu vàng như quả cam, tiếp theo nó biến sang sắc đỏ máu.

Cuộc vận động của Nghĩa Hòa Đoàn mất kiểm soát toàn diện, đã xảy ra khoảng một tháng sau khi trăng máu xuất hiện trên bầu trời. Tháng 6 năm 1900 đã lôi kéo liên quân tám nước xâm chiếm Trung Quốc, ngày 14/8 liên quân đánh vào thành phố Bắc Kinh. Sau đó, Thái hậu Từ Hi và Hoàng đế Quang Tự bối rối bỏ chạy khỏi Bắc Kinh lánh nạn. Cuộc vận động Nghĩa Hòa Đoàn đã vắt kiệt đến hơi thở cuối cùng của nhà Thanh.

Tóm lại, trong văn hoá phương Đông và phương Tây, trăng máu đều là dấu hiệu của điềm chẳng lành. Năm nay là một năm đầy biến cố khiến nhiều người trong tôn giáo phải khiếp sợ. Lúc này NASA vội xuất hiện để xoa dịu mọi người rằng, trong thời gian ngắn tới không quan sát thấy có thiên thể lớn nào va vào trái đất, không có dấu hiệu nào của “Các ngôi sao rơi xuống” được nói tới trong “Khải Huyền” của Kinh Thánh.

Sự an ủi này thực sự rất hạn chế, bởi vì kỹ thuật quan trắc hiện tại chỉ có thể quan sát xa nhất tới tiểu hành tinh cách trái đất trong vòng 7,5 triệu km, có nghĩa là tiểu hành tinh có thể đến trái đất trong vòng 7 ngày, còn nguy hiểm ở khoảng cách xa không thể phát hiện, hơn nữa còn xảy ra tình huống bỏ lỡ.

Năm 2020, có một tiểu hành tinh đi ngang qua trái đất, khi nó cách trái đất chỉ khoảng 15 giờ đồng hồ, người ta mới quan sát được. Khi nó cách tầng khí quyển trái đất khoảng 400km, nó đã đột nhiên rẽ ngoặt, rời xa trái đất (Ảnh chụp màn hình)

Ví dụ năm 2020, có một tiểu hành tinh đi ngang qua trái đất, khiến mọi người sợ toát mồ hôi. Tiểu hành tinh này được đánh số là 2020VT4, đường kính chỉ khoảng 10m. Khi nó cách trái đất chỉ khoảng 15 giờ đồng hồ, người ta mới quan sát được. Trong khi các nhà thiên văn học không biết làm thế nào, 2020VT4 cách tầng khí quyển trái đất khoảng 400km, nó đã đột nhiên rẽ ngoặt, rời xa trái đất. Các nhà thiên văn học mới thở phào nhẹ nhõm. Điều khiến mọi người kinh ngạc vẫn còn ở phía sau.

Hai năm sau, vào ngày 8/4/2024 sẽ có một lần nhật thực toàn phần. Tháng 3 năm 2025 còn có một lần siêu trăng máu. Cùng với đạo đức thế gian khốn khổ hiện tại, liệu có thể nào từ giờ tới năm 2025, trong khoảng thời gian giữa hai lần siêu trăng máu này, chính là phong ấn thứ 6 được mở ra, tai nạn lớn sẽ xuất hiện?

Theo Wenzhaostudio

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Dự ngôn trăng máu, tai hoạ lớn sẽ xảy ra vào năm 2023-2025?