Đức âm - Âm nhạc có đạo đức mới là âm nhạc chân chính

Giúp NTDVN sửa lỗi

Văn hóa âm nhạc Á Đông có nguồn gốc lịch sử lâu đời. Người xưa luôn dùng âm nhạc để điều chỉnh thân tâm. Trong các điển tịch cổ đại còn lưu truyền đến ngày nay đều có ghi chép về lý giải của người xưa đối với âm nhạc.

Người xưa nói: “Đức âm chi vị nhạc” (âm thanh có đạo đức mới gọi là âm nhạc). Một lần, Ngụy Văn Hầu hỏi Tử Hạ: “Âm nhạc xưa và nay có gì khác nhau?”

Tử Hạ nói: “Âm nhạc xưa là từ Hoàng Đế, vua Nghiêu vua Thuấn mà có, là nhã nhạc mà các bậc thánh hiền vẫn tương truyền. Âm thanh hài hoà, khí chất khoan dung rộng lớn, biểu diễn lên xuống nhẹ nhàng chỉnh tề, tiết tấu bình hòa mà trang trọng, ngụ ý phong phú, biểu đạt được công lao của các vị thánh vương, tu thân trị gia, cuối cùng bình định thiên hạ, đó chính là âm nhạc. Nhưng âm nhạc ngày nay, biểu diễn hỗn tạp rối loạn, âm thanh tràn đầy gian tà khiến con người đắm chìm trong đó mà không tự thoát ra được. Sau khi nghe xong, không cách nào biết được có đạo lý gì, cũng không biểu đạt được công lao của các bậc thánh vương xưa, âm nhạc không có nội hàm tư tưởng, hoàn toàn đi ngược với đạo đức, vậy nên không thể gọi là âm nhạc được”.

Sách Nhạc Ký viết: "Người quân tử thích nghe nhạc vì để tu dưỡng đạo đức, từ đó đắc đạo, kẻ tiểu nhân thích nghe nhạc vì để thoả mãn dục vọng. Dùng đạo đức ức chế dục vọng, thì sẽ hạnh phúc mà không bị loạn, còn thoả mãn dục vọng đánh mất đạo đức chắc chắn sẽ mê muội mà không hạnh phúc". (Nguyên văn: “Quân tử nhạc đắc kỳ đạo, tiểu nhân nhạc đắc kỳ dục. Dĩ đạo chế dục, tắc lạc nhi bất loạn; dĩ dục vong đạo, tắc hoặc nhi bất lạc").

Vì vậy âm nhạc ắt phải có tính răn dạy có ích cho con người, chứ không phải để kích thích cảm quan của con người. Con người cần phải có sự lựa chọn đối với âm nhạc, chỉ có âm nhạc có đạo đức thì con người mới được lợi ích.

Người quân tử thích nghe nhạc vì để tu dưỡng đạo đức, từ đó đắc đạo, kẻ tiểu nhân thích nghe nhạc vì để thoả mãn dục vọng.
Người quân tử thích nghe nhạc vì để tu dưỡng đạo đức, từ đó đắc đạo, kẻ tiểu nhân thích nghe nhạc vì để thoả mãn dục vọng. (Ảnh: Shutterstock).

Để diễn dịch đức âm thì trước tiên cần phải tu thân

Từ xưa đến nay, các nhà âm nhạc kiệt xuất đều tài đức vẹn toàn. Ví như Khổng Tử, Bá Nha, Sư Khoáng, họ đều là thông qua không ngừng tu dưỡng bản thân, tịnh tâm lĩnh ngộ nội hàm của nhạc khúc, trở thành những nhà âm nhạc lưu danh thiên cổ.

Thời xuân thu, Sư Văn xin học cổ cầm từ Sư Tương, học được ba năm, rốt cuộc đàn vẫn không thành bài. Sư Văn ngộ ra rằng: tư tưởng của ông không đặt ở dây đàn, cũng không đặt ở thanh âm, vì vậy không thể đưa đàn và người hoà thành một. Sau đó, mỗi ngày ông đều không ngừng thăng hoa tu dưỡng bản thân, kiền tịnh thân tâm để ngộ được nội hàm của âm nhạc.

Đầu tiên ông tấu dây Thương thuộc về âm Kim khiến nó phát ra giai điệu đại biểu cho tháng 8. Chỉ cảm thấy tiếng đàn mang theo gió thu mát lành thổi tới mát rượi, dường như cây cối hoa màu kết quả sắp chín rồi.

Ông lại gảy dây Giốc thuộc âm Mộc khiến nó phát ra giai điệu đại biểu cho tháng 2. Lập tức giống như gió xuân ấm áp văng vẳng bên tai, một cảnh sắc ý xuân tràn trề.

Sau đó ông lại tấu dây Vũ thuộc âm Thủy khiến nó phát ra giai điệu đại biểu cho tháng 11. Chốc lát khiến người ta cảm thấy sương phủ tuyết rơi, sông suối băng tuyết bao phủ, một cảnh tượng tiêu điều như hiện ra trước mắt.

Tiếp theo ông lại gảy dây Chủy thuộc âm Hỏa khiến nó phát ra giai điệu đại biểu cho tháng 5. Phảng phất như thấy mặt trời rực lửa, băng tuyết trên núi tuyết tan chảy.

Sư văn lại tấu dây Cung đứng đầu Ngũ âm khiến 4 dây Thương, Giốc, Chủy, Vũ cộng hưởng vang lên. Bỗng chốc tứ bề bốn bên có gió Nam thổi nhẹ, giống như nước cam lồ từ trên trời giáng xuống, nước suối trong mát lành phun lên.

Sư Văn ngộ ra rằng: tư tưởng của ông không đặt ở dây đàn, cũng không đặt ở thanh âm, vì vậy không thể đưa đàn và người hoà thành một.
Sư Văn ngộ ra rằng: tư tưởng của ông không đặt ở dây đàn, cũng không đặt ở thanh âm, vì vậy không thể đưa đàn và người hoà thành một. (Ảnh: Shutterstock).

Hoá ra, đỉnh cao nghệ thuật của âm nhạc không nằm tại dây, không nằm tại thanh, mà chính nằm tại “đắc tâm ứng thủ" (tâm nghĩ sao thì tay thực hiện được tương ứng như thế), dùng chính tâm, chính niệm mà đạt được thân tâm hợp nhất, có thể tới cảnh giới giao hòa cùng trời đất.

Người vô đức không xứng nghe âm nhạc chân chính

Nhã nhạc thời kỳ thượng cổ yêu cầu rất cao về đức hạnh hay phong thái đạo đức của người nghe. Ví như nhạc Hàm Trì của Hoàng Đế, nhạc Thừa Vân của Chuyên Húc, nhạc Đại Chương của Nghiêu, nhạc Thiều của Thuấn.

Thời Xuân thu Chiến quốc, Vệ Linh Công đến thăm nước Tấn, ông ra lệnh cho nhạc sư Sư Quyên diễn tấu một khúc nhạc. Vừa mới bắt đầu, nhạc sư nước Tấn là Sư Khoáng vội vã ngăn Sư Quyên lại và nói: "Mau dừng lại! Đây là khúc Thanh Thương, khúc nhạc mọi rợ miền Bắc Triều Ca nhà Thương Trụ, là khúc nhạc vong quốc. Âm nhạc là để truyền bá đạo đức, còn âm nhạc dâm tà làm hại đạo đức thì nhất định chớ có nghe!”

Nhân cơ hội này Tấn Bình Công liền hỏi Sư Khoáng: “Trên thế gian này có lẽ không còn nhạc khúc nào có thể động lòng người hơn vậy đúng không!”

Sư Khoáng nói: “Có, nhưng đức hạnh của ngài không đủ, không thể được nghe khúc đó.”

Nhưng Tấn Bình Công vẫn kiên quyết muốn Sư Khoáng diễn tấu bài nhạc đó. Sau khi Sư Khoáng chơi hết một đoạn nhạc, những áng mây thanh khiết hiện ra, mười sáu chú hạc tiên từ trời bay đến sải cánh múa.

Lắng nghe âm nhạc thuần chính mỹ hảo không chỉ có thể khiến khí chất con người nâng cao, mà quan trọng hơn là dẫn khởi thiện niệm.
Lắng nghe âm nhạc thuần chính mỹ hảo không chỉ có thể khiến khí chất con người nâng cao, mà quan trọng hơn là dẫn khởi thiện niệm. (Ảnh: Shutterstock).

Bình Công nhìn thấy vậy rất cao hứng, liền hỏi Sư Khoáng: “Còn khúc nhạc nào xúc động lòng người hơn bài này nữa không?”

Sư Khoáng nói: “Còn, xưa kia khi Hoàng Đế triệu tập quỷ Thần sáng tác ra khúc Thanh Giác, Nhưng đức hạnh của ngài quá mỏng, không đủ để được nghe. Nếu như thực sự muốn nghe, chỉ sợ sẽ đem đến vận rủi cho ngài”.

Tấn Bình Công nói: “Ta đã ngần này tuổi rồi, còn sợ những chuyện này nữa sao?”

Sư Khoáng không còn cách nào khác, đành bắt đầu chơi nhạc. Khi đàn hết một đoạn, liền thấy mây trắng từ bầu trời tây bắc bay đến. Khi đàn đến đoạn thứ hai, mưa gió cuồng phong ngập trời. Khi gảy đến đoạn thứ ba, cuồng phong nổi lên, ngói trên trần nhà đều bị gió thổi bay xáo xác, đến cả những đồ vật nặng cũng bị phá vỡ, mọi người xung quanh sợ hãi bỏ chạy tứ phương, Tấn Bình Công cũng sợ quá mà bò vào trong phòng trốn.

Kết quả không lâu sau, nước Tấn ba năm liên tục hạn hán, đến cả cỏ cũng không mọc nổi, Tấn Bình Công cũng từ đó lâm bệnh không dứt.

Trong Lão Kinh có viết: “Di phong dịch tục, mạc thiện ư nhạc” (nếu muốn thay đổi vận khí của xã hội, cải biến tập tục của người dân, không có gì tốt hơn âm nhạc thánh thiện). Lắng nghe âm nhạc thuần chính mỹ hảo không chỉ có thể khiến khí chất con người nâng cao, mà quan trọng hơn là dẫn khởi thiện niệm. Nhã nhạc thời kỳ thượng cổ tuy sớm thất truyền, nhưng ngày nay có đoàn nghệ thuật Thần Vận, trong đó các nghệ sĩ đã kế thừa được lý niệm đã mất thời cận đại của những nhà nghệ thuật truyền thống: “Đức". Âm nhạc mà Thần Vận sáng tạo ra đều là chiếu theo lịch sử văn minh Á Đông, cộng thêm sự kết hợp tinh hoa giữa nhạc cụ Đông và Tây phương. Lắng nghe âm nhạc mà đoàn nghệ thuật Thần Vận biểu diễn, nhất định sẽ dẫn bạn siêu xuất thế giới trần tục này!

Anh Kỳ (biên dịch)

Tác giả: Diệc Hoa
Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Đức âm - Âm nhạc có đạo đức mới là âm nhạc chân chính