Đức Phật cư xử như thế nào khi đối diện với lời phỉ báng? [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có lẽ nhiều người đã từng có trải nghiệm này, đột nhiên bị kẻ lưu manh và kẻ ác mắng chửi vô cớ, khi bị mắng mỏ, người thông thường nhất định sẽ quay lại ăn miếng trả miếng. Còn người có hàm dưỡng sẽ cư xử ra sao? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thời xưa đã đối mặt với sự sỉ nhục vô cớ này như thế nào?

Một hôm, khi Đức Phật mang y bát đi vào thành Xá Vệ hóa duyên thì gặp một người, hắn ta gặp Đức Phật, không những không tôn kính đảnh lễ, mà còn to mồm mắng chửi, nói nhiều lời dơ bẩn, đồng thời còn vốc đất muốn ném vào thân của Đức Phật.

Nào ngờ vừa vung tay thì một cơn gió thổi qua khiến đất cát bay ra đều văng lại lên người hắn. Sau đó Đức Phật đã nói bài kệ này:

Một người không sân hận, khi bị người nhục mạ
Thanh tịnh không bám bẩn, xấu ác quay lại họ
Giống như ném bụi đất, ngược gió tự bẩn mình

(Trích trong Kinh Tạp A Hàm, Quyển 1)

Khi sân hận nổi lên, nóng nảy buông lời ác, một khi đã phát ra, ai miệng dơ thân bẩn? Có rất nhiều câu chuyện tương tự được ghi chép trong kinh Phật, chẳng hạn như cầm đuốc ngược gió, nhổ nước bọt lên trời, v.v., những câu chuyện này nhắc nhở chúng ta rằng nạn nhân đầu tiên chính là bản thân người phẫn nộ, đã làm chuyện khờ dại hại người hại mình.

Vì vậy đối với những người “dễ nổi nóng”, đầu tiên cần tập thói quen nghĩ rằng “nóng tính là không đúng”, sau đó sửa đổi dần và tùy bệnh mà bốc thuốc; còn đối với người “bị châm chọc” mà nói, cần bình tĩnh đối đãi chứ không nên đáp lại sự tức giận bằng tức giận.

Cao Nguyên
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Đức Phật cư xử như thế nào khi đối diện với lời phỉ báng? [Radio]