Đứng trên vai người khổng lồ ngưỡng vọng Thần

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều năm trước từng có một  báo cáo khảo sát về tín ngưỡng của các nhà khoa học Mỹ. Kết luận là những người tín Thần nhiều nhất là "nhà toán học", tiếp theo là "nhà vật lý", v.v. và những người ít tín Thần nhất là "nhà sinh học".

Trong loạn có trật tự

Dùng nhận thức thông thường để phán đoán thì điều này phù hợp với môi trường học thuật nghiên cứu của họ: Toán học nói về "số dương" và "số âm", có "số thực" và có "số ảo". Những cái nhìn được bằng mắt cũng như không nhìn được bằng mắt có thể sử dụng số, ký hiệu, hàm số,... để miêu tả; bởi vậy thường thì "nhà toán học" sẽ tin rằng Thần tồn tại. Còn đối với các nhà sinh vật học, họ truy tìm nguồn gốc, mỗi ngày lấy dao giải phẫu động vật, chỉ khi nhìn thấy máu thịt mới thừa nhận, như thế họ sẽ không thể nào tìm thấy linh hồn, huống chi nói đến Thần? !

Khi các nhà thiên văn học và vật lý học phương Tây nhìn thấy sự rộng lớn của vũ trụ, sự “trong loạn có trật tự" của tự nhiên, nhiều nhà khoa học thông minh đã đồng thanh nói: Khi bạn nhận ra rằng, để tạo ra vũ trụ mà chúng ta thấy, thì các quy luật tự nhiên được phối hợp một chính xác đến mức không thể tưởng tượng nổi, bạn sẽ nghĩ rằng: Vũ trụ này không tồn tại một cách ngẫu nhiên, mà được tạo ra một cách có chủ ý bởi những sinh mệnh cao cấp (Thần).

Cũng cần nhắc tới một điều rằng, một số khám phá hay phát minh lớn trong lịch sử hóa học đến từ các nhà khoa học lấy cảm hứng từ những “giấc mơ”, giống như những “chiếc chìa khóa” được Thần linh ban cho để giải quyết vấn đề.

Một số khám phá hay phát minh lớn trong lịch sử hóa học đến từ các nhà khoa học lấy cảm hứng từ những “giấc mơ”. (Ảnh: Pixabay)

Kỳ thực, mọi người biết rằng trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới đều tôn kính Thần, chẳng hạn như Einstein, được gọi là nhà khoa học vĩ đại nhất, Newton, nhà khoa học kiệt xuất nhất trong thế kỷ 17 và 18 và cha đẻ của vật lý hiện đại, họ đều thành kính tin vào sự tồn tại của Thần. Còn có Emanuel Swedenborg (1688-1772), một nhà khoa học toàn tài người Thụy Điển, ông được biết đến như một "khoa học gia du hành linh giới" và đã để lại cho thế nhân ghi chép những trải nghiệm trong thế giới tâm linh trong 30 năm. (hiện được giữ trong Bảo tàng Vương quốc Anh), để cho mọi người biết sự tồn tại của Thiên đường và địa ngục, đồng thời mang đến cho mọi người những cảm hứng nhân sinh tốt đẹp.

Văn hóa Thần truyền

Nhìn lại khoa học và nhân văn trong lịch sử phương Đông, các huyền thoại và truyền thuyết "Bàn Cổ khai thiên tịch địa, Nữ Oa dùng bùn đất nặn ra con người", "Càn khôn vạn niên ca" được diễn giải từ Bát quái của "Kinh Dịch" cổ đại có thể giải thích một cách hợp lý. Tam Hoàng ngũ Đế là những “Thần nhân” được Thượng Thiên phái xuống hạ giới để truyền thụ văn minh cho nhân loại. Theo văn sử cổ điển Trung Hoa, thời kỳ đầu hỗn độn mờ mịt, Bàn Cổ khai thiên tịch địa, Vô cực sinh Thái cực, Thái Cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Mà Thiên khai tại Tý, Địa tịch tại Sửu, cho nên lịch pháp can chi bắt đầu từ Giáp Tý - Ất Sửu, Giáp Tý ứng với quẻ Càn vi thiên - Ất Sửu ứng với quẻ Thiên phong cấu.

Tương truyền, Phục Hy thị xưng họ Phong, và ông đã phát minh ra Bát quái Tiên thiên. Đồng thời, dân tộc Trung Hoa cho rằng tổ tiên của họ là Phục Hy và Nữ Oa, họ đã sinh sôi ra dân tộc Trung Hoa trong thời kỳ đồ đá. Quẻ Cấu trong Bát quái của “Kinh dịch" chủ Nữ Hậu. Chữ Hậu (后) có chứa chữ Thạch (石), nên chúng ta may mắn tìm được cơ sở cho sự khởi đầu của “Càn Khôn vạn niên ca”. Nguyên tác bài thơ, Khai Tông Minh Nghĩa nói: “Thái cực vị phán hôn dĩ quá, Phong Hậu Nữ oa thạch thượng tọa” (Thái cực chưa định nhưng thời tối tăm đã qua, Phong Hậu Nữ Oa ngồi trên đá). Câu này có nguồn gốc của nó, và chúng ta biết tại sao lại như vậy.

Luận Phong Thần diễn nghĩa: Trụ vương dâng hương đền Nữ Oa (phần 3)
Nữ Oa vá trời (Tranh: Winnie Wang - Vision Times)

Hơn nữa, quẻ Càn trong Kinh Dịch là "Kim mã" mà ngựa lớn 8 thước là rồng, bởi vậy tiếp sau có Tam Hoàng Ngũ Đế, kỳ diệu là ba cộng với năm thành tám. 60 Giáp Tý nhật nguyệt tuần hoàn, cứ lặp đi lặp lại. Lễ nhạc lại bát âm, mà văn chương trăm năm, vì vậy mở rộng đến 800 năm.

Tiếp theo đó, “Càn khôn vạn niên ca” viết: “Tam Hoàng Ngũ Đế dĩ phái tương. Thừa tông lưu nguyên ưng bất thố, Nhi kim thiên hạ nhất thống Chu. Lễ nhạc văn chương bát bách thu”. (Tam Hoàng Ngũ Đế đã sinh ra tiếp nối nhau. Kế thừa nguồn gốc rất tốt. Đến nay thiên hạ nhà Chu nhất thống. Lễ nhạc văn chương 800 năm).

Câu thơ thứ nhất trong “Càn khôn vạn niên ca” là bắt đầu nói từ truyền thuyết sáng thế của Trung Hoa cổ đại, và từ nhà Chu là bắt đầu tiên tri.

Âm mưu vô Thần luận

Kỳ thực, lúc đầu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là người đọc sách kinh sử, trong lòng ông ta cũng tin Thần, cũng thích xem toán mệnh. Có chuyện như thế này: Mao Trạch Đông tìm một vị Đạo Lão xem cát hung, vị Đạo Lão chỉ đưa cho ông hai số 9999 và 8341. Sau này Mao chọn ngày 9 tháng 9 năm 1949 mới chính thức tiến vào Bắc Kinh, đồng thời đặt phiên hiệu cho bộ đội trấn giữ kinh thành là 8341. Đến khi Mao chết, mọi người mới bàng hoàng tỉnh ngộ, Mao thọ 83 tuổi, cầm quyền 41 năm.

Mao Trạch Đông | NTD Việt Nam (Tân Đường Nhân)
Đến khi Mao chết, mọi người mới bàng hoàng tỉnh ngộ, Mao thọ 83 tuổi, cầm quyền 41 năm. (Ảnh: Tổng hợp)

Còn có tin rằng, ban đầu Chu Ân Lai lưỡng lự chưa quyết định là đi theo Tưởng hay đi theo Mao, nên đi xem toán mệnh. Thầy toán mệnh toán quái và nói: “Nhất tự kỵ chi viết thanh” (Chữ kiêng kỵ là thanh). Thế là ông ta không theo Quốc Dân Đảng (Cờ xanh mặt trời trắng, gọi là Thanh thiên bạch nhật), nhưng đến những năm cuối đời, ông ta đã bị Giang Thanh trừng trị.

Các tay chân của Mao “cho quan phóng hoả mà không cho dân thắp đèn”, để thống trị thiên hạ bằng “chính sách ngu dân”, họ đã rao giảng “chủ nghĩa vô Thần” và đẩy người dân vào con đường tội ác, cho rằng “Dân, có thể khiến họ đi theo con đường của chúng ta, chứ không thể khiến họ biết đó là vì sao” thì dễ khống chế, chi phối người dân. Trên thực tế, sau này có những nhà lãnh đạo tin vào "Khí công chữa bệnh" hay chép "Kinh Địa Tạng" để "kéo dài tuổi thọ", nhưng bề ngoài họ vẫn nhất quán chủ trương "duy vật" và "vô Thần".

Kính Thần và ngộ Đạo

Nói một cách nghiêm túc, con người không nên hoài nghi sự tồn tại của Thần, đi thăm dò Thần đó là sự bất kính và phạm thượng đối với Thần. Cứ tu luyện mà không truy cầu, tự nhiên mà công phu đạt đến, có một số người được khai mở “thiên mục" sẽ nhìn thấy rằng “vạn vật đều có linh”, thậm chí có thể câu thông với Thần ở các tầng thứ khác nhau. Đương nhiên, người không khai mở thiên mục không nhất định là công lực thấp kém, không nhìn thấy nhưng vẫn kiên tín vào sự tồn tại của Thần, đó đã chính là ngộ Đạo rồi.

Lam Sơn
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Đứng trên vai người khổng lồ ngưỡng vọng Thần