Trong các truyền thuyết phương Đông và phương Tây, mỗi khi đại kiếp nạn giáng xuống thì Thượng Thiên từ bi đều thông qua các phương thức khác nhau để thức tỉnh nhân loại, chờ đợi con người hướng thiện trở về, từ đó vượt qua kiếp nạn...

Kinh Cựu Ước có ghi chép rất nhiều Thần dụ, là những lời cảnh báo, khuyên bảo của Thần đối với nhân loại; trong Kinh Thánh có câu chuyện kể rằng:

Khi xưa, người Israel ngụ cư ở Ai Cập, chịu đủ mọi nô dịch của Pharaoh. Đức Jehovah ban Thần tích cho Moses, để ông cứu vớt người Israel, dẫn dắt họ ra khỏi Ai Cập. Moses đi gặp Pharaoh, nói với ông ta về ý chỉ của Đức Jehovah, và xin Pharaoh cho phép người Israel rời khỏi Ai Cập. Nhưng Pharaoh vẫn cứ khăng khăng theo ý mình, không đồng ý để họ rời đi. Dưới sự trợ giúp của Thần, Moses đã thực hiện 10 lần Thần tích. Tai họa giáng xuống, lần sau nghiêm trọng hơn lần trước, nhưng lòng dạ Pharaoh sắt đá độc ác, coi mạng người như cỏ rác, hoàn toàn không nghe theo ý chỉ của Thần.

Sau khi Ai Cập trải qua 9 lần tai họa, Pharaoh vẫn không tỉnh ngộ. Cuối cùng, tai họa lớn - tai họa thứ mười - đã giáng xuống, Thần quyết định trừng phạt Ai Cập nghiêm khắc. Trước khi giáng đại họa, Thần căn dặn Moses thông báo cho người Do Thái rằng: các gia đình hãy bôi máu dê lên trên khung cửa của nhà mình để làm ký hiệu. Khi lực lượng trừng phạt của Thần tới giết các sinh mệnh ở Ai Cập, họ thấy ký hiệu máu dê thì đi qua. Vì vậy sự kiện này đã hình thành nên truyền thống về ngày lễ Tết quan trọng nhất của dân tộc Do Thái: Lễ Vượt Qua.

Câu chuyện trong Kinh Thánh này đã gửi gắm cho người đời sau thông điệp rằng: Thần kiểm soát tất cả các tai họa. Mục đích giáng tai họa là để thức tỉnh nhà cầm quyền, không được hành động trái với đạo Trời, chớ chấp mê không tỉnh ngộ. Nếu không, điều đợi chờ họ sẽ là đại họa còn lớn hơn. Thần cũng khuyên răn người đời sau rằng: biện pháp vượt qua đại kiếp nạn là hãy chiểu theo lời của Thần mà hành xử, như vậy thì có thể được thọ ký "vượt qua".

biện pháp vượt qua đại kiếp nạn là hãy chiểu theo lời của Thần mà hành xử, như vậy thì có thể được thọ ký "vượt qua". (Ảnh: Wikipedia)

Biện pháp vượt qua đại kiếp nạn là hãy chiểu theo lời của Thần mà hành xử, như vậy thì có thể được thọ ký "vượt qua". (Ảnh: Wikipedia)

Vượt qua tai họa có thọ ký, vậy thì Thần dịch bệnh trước khi lấy đi tính mạng con người cũng có ấn ký chăng? Theo bức tranh "Thành La Mã bị dịch bệnh hoành hành" của họa sĩ người Pháp - Jules Elie Delaunay miêu tả: Thánh đồ Sebastian sau khi tuẫn Đạo, Thiên sứ đã hiển hiện ở nhân gian; một Thiên sứ chỉ huy Thần dịch bệnh tay cầm giáo dài đâm vào cánh cổng nhà dân. Nhà nào trợ giúp kẻ ác hại chết tín đồ thì trên cánh cổng của nhà đó sẽ bị đâm giáo; trên cánh cổng có bao nhiêu nhát giáo thì trong nhà đó sẽ có bấy nhiêu người bị chết.

Trong truyền thuyết dân gian phương Đông cũng có kể về việc khi sứ giả dịch bệnh giáng bệnh xuống trừng phạt cũng sẽ để lại ký hiệu:

Trong Tùng Phong thuyết dịch - một trước tác kể về dịch bệnh luận đời Thanh, có ghi chép rằng: vùng ven Thái Hồ có một thôn làng, người dân trong làng hầu như đều theo nghề đồ tể, duy chỉ có Thẩm Văn Bảo thì cả nhà đều làm việc thiện, bảo vệ sinh mệnh, đồng thời thường mua động vật sống để phóng sinh. Vào một năm nọ, vùng Thái Hồ xảy ra dịch bệnh, có người trông thấy lũ quỷ dịch bệnh tay cầm lá cờ, nói với nhau rằng: "Ngoài nhà họ Thẩm phóng sinh hành thiện ra, tất cả các nhà khác đều cắm cờ lên". Sau đó không lâu, rất nhiều người dân trong thôn làng đều bị chết vì dịch bệnh, còn cả nhà Thẩm Văn Bảo không ai bị nhiễm bệnh cả.

Trong câu chuyện này, sứ giả dịch bệnh ở trong một không gian khác mà mắt thường của con người không nhìn thấy, họ đã cắm cờ làm ký hiệu lấy mạng, duy chỉ có nhà hành thiện thì được miễn trừ.

Sách Lý viên tùng thoại có ghi chép: sau tiết Lập Hạ năm Gia Khánh thứ 10 (năm 1805) thời nhà Thanh, vùng Tứ Xuyên xảy ra đại dịch. Trước khi dịch bệnh nổ ra, vùng Tứ Xuyên đã xuất hiện một việc kỳ lạ. Các phố lớn ngõ nhỏ ở Tứ Xuyên đều xuất hiện rất nhiều vết dây mực. Thứ sử Từ Công Đỉnh cũng đích thân ra phố xem xét. Trên con đường nhỏ từ Đại Đường Noãn Các đến Đầu Môn chỉ trên trăm bước chân, có một vết dây mực xuyên suốt. Thế là thứ sử hỏi cơ dân địa phương, họ đều nói rằng những nơi vắng vẻ của tất cả các phố phường ngõ ngách trong thị trấn đều xuất hiện vết dây mực trong cùng một ngày. Sau tiết Lập Hạ, bệnh dịch phát tác trong dân gian. Ở Thành Đô, mỗi ngày người dân khiêng đi trên 800 cỗ quan tài, thậm chí có ngày còn lên đến trên 1000 chiếc.

Ở Thành Đô, mỗi ngày người dân khiêng đi trên 800 cỗ quan tài, thậm chí có ngày còn lên đến trên 1000 chiếc.

Ở Thành Đô, mỗi ngày người dân khiêng đi trên 800 cỗ quan tài, thậm chí có ngày còn lên đến trên 1000 chiếc. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Ngay từ đầu tháng 3, Từ Công Đỉnh - thứ sử Giản Châu (Giản Dương, Tứ Xuyên ngày nay), vì có việc công nên đã đến Gia Định (khu Gia Định, Thượng Hải ngày nay). Nửa đêm ông có giấc mộng lạ, thấy 5 người từ phương Đông đi đến, tự xưng là "Hành dịch sứ giả", đang vội vã tới Thành Đô. Trong mộng, Từ Công Đỉnh hỏi họ khi nào trở lại, họ trả lời rằng: "Ăn Tết, xem đèn lồng rồi mới trở về".

Từ Công Đỉnh trở về không lâu sau thì Thành Đô xảy ra đại dịch. Bỗng nhiên ông nhớ đến giấc mộng kỳ lại đó, liền lập tức bẩm báo lên tổng đốc, đồng thời thương nghị rằng: "Lấy ngày mồng 1 tháng 5 là Tết Nguyên Đán, ngày 15 tháng 5 là Tết Nguyên Tiêu. Quan phủ ra chỉ dụ cho quan viên các cấp và bách tính treo đèn lồng thật nhiều, thỉnh mời tăng nhân, Đạo sĩ tụng kinh, mọi người lễ Phật kính Đạo, sám hối tự kiểm điểm bản thân".

Bách tính nô nức hưởng ứng, treo đèn lồng, đốt pháo, dân gian chăng đèn kết hoa, ban đêm đèn đuốc thông đêm, tiếng chiêng trống, tiếng nhạc luôn réo rắt bên tai, "nam nữ náo nhiệt, khúc hát khắp phố phường". Cảnh tượng "Tết Nguyên Tiêu" hoành tráng quả là bậc nhất. Cứ như thế sau nửa tháng, bệnh dịch bỗng dưng biến mất.

"Hành dịch sứ giả" đã từng nói: tiền đề để dời đi là "Ăn Tết xem đèn lồng". Thượng Thiên có đức hiếu sinh, hoặc cũng là cư dân ở đây mệnh chưa hết nên Từ Công Đỉnh mới có giấc mộng đó, quan viên lại từ giấc mộng hiểu được ý chỉ của Thần linh, đã thay đổi thời gian ăn Tết, và đưa ra giải pháp dập tắt dịch bệnh đầy thành tâm và trí tuệ.

Trong câu chuyện này, trước khi dịch bệnh giáng xuống, các vết dây mực ở phố lớn ngõ nhỏ có thể là ký hiệu của cái chết. Thần dịch bệnh dựa vào dấu hiệu đó để lấy mạng người. Phương pháp vượt qua tai họa, chính là hiểu được ý chỉ của Thần linh. Người xưa nói rằng: "Người đang làm, Trời đang nhìn". Trong tai họa, con người có thể tỉnh ngộ ra, trở về với Thiện Đạo mà Trời đã hiển thị cho nhân thế được hay không? Có thể kịp thời lĩnh ngộ được phương pháp giải thoát mà Thượng Thiên từ bi đã triển hiện cho con người, từ đó vượt qua đại kiếp sinh tử hay không? Điều này còn phải trông vào thiện tâm của mỗi người vậy.

Tường Hòa

Theo Epoch Times

Tài liệu tham khảo:

- Thánh Kinh - Xuất Ai Cập ký.

- Tùng Phong thuyết dịch - quyển 1

- Lý viên tùng thoại - quyển 14