Gặp cướp, cô gái 15, 16 tuổi ngã xuống nước, vận mệnh sau đó ra sao?

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio]

Châu Thái Bình lúc nửa đêm, cảnh sắc đẹp, Hạng Tứ Lang không ngủ được, bảo thuyền cập bờ. Hạng Tứ Lang là thương gia muối ở Thái Châu (địa phận Giang Tô ngày nay), ông buôn bán muối qua lại giữa vùng Kinh Hồ. Chuyến đi này đến Kinh Hồ bán hết muối và chuẩn bị trở về nhà, lòng thanh thản vô sự, mà cảnh sắc trước mắt lại vô cùng đẹp.

Bỗng nhiên, ông nghe thấy tiếng thuyền va chạm. Ông trở dậy xem xét, thấy dường như dưới nước có người. Hạng Tứ Lang vội vàng gọi nhà thuyền đến cứu. Cứu được người đưa lên thuyền, thì ra là một cô gái 15, 16 tuổi cột hai búi tóc. Hạng Tứ Lang hỏi tại sao cô rơi xuống nước? Tại sao lại cô độc một mình?

Cô gái nói: “Tiểu nữ họ Từ, vốn là người phương Bắc, tạm trú ở Phong Châu. Gần đây, gia phụ giải trừ chức quan Thông phán Thìn Châu, cả nhà đi theo đường thủy để đến Lâm An. Thuyền đến khúc sông này, đột nhiên gặp cướp. Tiểu nữ kinh sợ lỡ chân rơi xuống nước, trong lúc hoảng sợ đã tóm được một tấm gỗ, và trôi đến đây. E rằng cha mẹ tiểu nữ đã bị bọn cướp sát hại rồi”.

Hạng Tứ Lang nghe cô gái này nói rất trang nhã, rành mạch rõ ràng, đúng là con cái nhà quan. Ông dự tính giữ cô gái lại làm vợ cho con trai, do đó ông để cô một mình ngủ ở trong một ca-bin trên thuyền.

Ông dự tính giữ cô gái lại làm vợ cho con trai, do đó ông để cô một mình ngủ ở trong một ca-bin trên thuyền. (Pixabay)

Vừa về đến nhà, Hạng Tứ Lang bèn nói ý tưởng cưới cô gái này cho con trai với vợ. Vợ ông nói: “Nhà chúng ta là nhà làm ăn buôn bán, chỉ có thể lấy con nhà nông hay con nhà thương gia. Cô gái này là con gái nhà quan cao quý, sao có thể chịu đựng được khổ cực vất vả, làm sao có thể làm được những việc nhà nông như tước sợi, dệt vải được? Chi bằng bán cô gái này đi, lấy tiền cưới vợ cho con trai".

Vì thế nên bất kế là nhà phú quý hay lầu xanh đều tranh nhau tìm đến mua. Hạng Tứ Lang nói với vợ rằng: “Cả nhà cô gái này bị nạn, chỉ còn một mình cô ấy sống sót. Giờ đây, nếu tôi không giữ cô ấy làm vợ cho con trai, thì cũng có thể tặng cho cô ấy ít nữ trang và gả cho một người đàng hoàng, sao có thể để cô ấy trở thành gái lầu xanh hay tì thiếp người ta, cả đời không có lối thoát được?”.

Hạng Tứ Lang bất đồng ý kiến với vợ, hai người đã tranh cãi, nhưng Hạng Tứ Lang vẫn nhất quyết không đồng ý với dự tính của vợ.

Một ngày nọ, vị quan họ Kim, hàng xóm của Hạng Tứ Lang đến thăm. Vợ vị quan họ Kim mới mấy cách đây không lâu. Gần đây, ông được bổ nhiệm chức Huyện úy huyện An Hương, Phong Châu. Nghe nói cô gái được Hạng Tứ Lang cứu giỏi vá may, liền đích thân tìm đến xin được mua cô về làm thiếp. Hạng Tứ Lang không đồng ý.

Sau khi được Hạng Tứ Lang cứu và đưa về nhà, không lâu sau, cô gọi Hạng Tứ Lang là cha. Cô biết việc mà Huyện úy Kim thường xuyên đến thỉnh cầu, nên cô nói với cha rằng: “Con chịu ân đức sâu nặng của cha, chết cũng không có cách gì báo đáp. Cha hứa rằng sẽ gả con cho nhà người tốt, nhưng nhà người tốt không biết lai lịch của con, nên cũng không muốn cưới. Giờ đây có vị quan nhân họ Kim, xem ra là người chu toàn, lại đảm nhận Huyện úy, có thể ông ấy có khả năng bắt được bọn cướp, báo thù cho gia đình con. Cũng vừa trùng hợp, ông ấy được bổ nhiệm đến Phong Châu, cũng có thể đến đó xem người nhà con sống chết thế nào”.

Hạng Tứ Lang nói: “Ý nguyện của con đã như thế này thì cha sao có thể cố chấp kiên trì nữa? Nhưng sau khi đi rồi, nếu không hợp ý thì chớ có trách cha”.

Cô gái nói: “Đây là con cam tâm tình nguyện”.

Thế là Hạng Tứ Lang đồng ý với cô gái, và nói với Huyện ý Kim rằng: “Nếu không hợp ý quan nhân, thì nhất định phải gả cô ấy cho một người tốt, không được để cô ấy lưu lạc không nơi nương tựa”.

Huyện úy Kim cười và nói: “Hạ quan là hàng xóm của Tứ Lang, lẽ nào ngài không biết hạ quan sẽ đối đãi như thế nào với cô ấy?”

Huyện úy Kim cười và nói: “Hạ quan là hàng xóm của Tứ Lang, lẽ nào ngài không biết hạ quan sẽ đối đãi như thế nào với cô ấy?” (Shutterstock)

Huyện úy Kim hỏi Hạng Tứ Lang cần trả bao nhiêu tiền. Hạng Tứ Lang nói: “Ban đầu tôi còn muốn tặng cho cô ấy ít nữ trang để gả cho người ta, giờ đây đã hứa gả cho quan nhân, đã không có đồ nữ trang tặng, sao có thể còn đòi tiền nữa?”

Cô gái họ Từ đến nhà họ Kim, Huyện úy Kim thấy cô quả thật là một cô nương, là con cái của nhà quan, mọi việc đều hiểu biết và đúng lễ nghi, nên vô cùng vừa ý. Huyện úy Kim đặt tên cho cô là Ý Nô, sau lại đổi tên là Ý Thư, sau cùng lại gọi theo thứ bậc là Thất Nương.

Hai năm sau, Huyện úy Kim dẫn Thất Nương đến An Hương nhậm chức. Vừa nhậm chức, ông liền sai người nghe ngóng tông tích của Thông phán Từ. Cư dân địa phương nói: “Từ quan nhân xưa kia làm thông phán ở Thìn Châu, sau bị thay bằng người khác, cả nhà đều đã đi rồi, đến nay vẫn chưa thấy trở lại, không biết được bổ nhiệm ở địa phương nào”.

Thất Nương nghĩ, cha mẹ nhất định là đã chết rồi, cô đau buồn khóc lóc, không còn dám nghĩ sẽ được thấy cha mẹ còn sống trở về.

Lại sau một năm nữa, Huyện úy ty bắt được một nhóm cướp. Sau đó còn thẩm vấn bọn cướp rằng: còn cướp của cải ở những nơi nào khác. Có hai tên trong đó đã khai nhận: “Đã từng cướp một chiếc thuyền của thông phán ở Bình Châu. Thông phán họ Từ. Khi đó, chỉ có nhà thuyền bị đâm bị thương ở chân, những người khác trên thuyền đều chạy thoát. Chúng tôi đến cuối thuyền tìm kiếm của cải, vừa mới gánh một chiếc lồng của cải lên bờ thì bỗng nghe thấy tiếng thanh la, sợ là quan quân đến, liền chạy trốn. Chúng tôi không làm hại người nào”.

Huyện úy Kim nghe xong thì trong lòng rất vui mừng, và kể lại cho Thất Nương. Thất Nương trong lòng cũng được an ủi, chỉ là không biết được tông tích chính xác của gia đình. Cứ thế, cô ngóng trông một năm, vẫn không có thêm một chút manh mối nào.

Những ngày này, Huyện úy Kim thay quyền Huyện lệnh xử lý công việc. Một hôm, một vị Tướng sĩ lang họ Từ trên đường đi qua, đến gặp Huyện úy xin mượn người khuân vác. Thất Nương từ sau tấm bình phong nhìn ra, trong tâm chấn động, cảm thấy người này rất giống anh trai cô. Đợi sau khi vị khách ra đi, cô bèn nói với Huyện úy Kim về điều này.

Huyện úy Kim mở một bữa tiệc, mời Từ Tướng sĩ đến, chúc rượu tẩy trần. Trong bữa tiệc, Huyện úy Kim nhân tiện hỏi thăm xuất thân của Từ Tướng sĩ, và chức vụ của phụ thân. Từ Tướng sĩ nói: “Tại hạ là người Hà Bắc, trú ngụ ở đây, đã ở đấy mấy năm rồi. Gia phụ sau khi miễn nhiệm chức Thông phán Thìn Châu, lại được bổ nhiệm làm Thông phán Ngạc Châu, hiện đang ở Ngạc Châu”.

Huyện úy Kim hỏi: “Sau khi miễn nhiệm Thông phán Thìn Châu, ngày đi Lâm An là đi thuyền hay đi bộ?”

Từ Tướng sĩ thấy Huyện úy Kim hỏi quá chi tiết thì có chút lấy làm lạ, nhưng vẫn trả lời rằng: “Đi thuyền”.

Huyện úy Kim hỏi tiếp: “Đi thuyền có thuận lợi không? Nghe nói khu vực đó đường thủy không yên bình, xem ra không gặp chuyện kinh động chứ?”

Từ Tướng sĩ nói: “Không gặp tai họa sóng gió, chỉ là đến Bình Châu thì gặp một nhóm cướp, của cải không bị tổn thất nhiều, chỉ là có tiểu muội rơi xuống nước chết thôi, mò vớt nhiều ngày mà vẫn không tìm được thi thể”.

Nói những lời này, Từ Tướng sĩ rơi nước mắt.

Huyện úy Kim dẫn Từ Tướng sĩ vào phòng trong. Ly biệt bao năm, huynh muội tương kiến, tay cầm tay khóc lớn khôn nguôi. Từ Tướng sĩ nói với tiểu muội rằng, song thân và huynh đệ tỷ muội trong nhà đều bình an vô sự. Nỗi lòng u buồn của Thất Nương bao năm nay đã tan biến.

Trước kia, Từ Tướng sĩ từng nghe nói tiểu muội được một thương nhân cứu và lưu giữ, sau này lưu lạc nơi đâu thì không cách gì có được thông tin tường tận.

Ngày hôm sau, Từ Tướng sĩ muốn chuộc tiểu muội. Huyện úy Kim cười và nói: “Hạ quan và lệnh muội đã có hôn ước miệng với nhau từ lâu rồi, hơn nữa giờ đây cô ấy đang có mang, sao có thể để gả cô ấy cho người khác được?”

Lúc này, Thất Nương mới kể rằng Hạng Tứ Lang cao nghĩa hiền lương như thế nào, và tình hình ban đầu cô sống sót thế nào, hai năm rõ mười kể rõ cho anh trai nghe. Từ Tướng sĩ trong lòng cảm phục nói: “Ông ấy là một thương nhân mà lại có đạo nghĩa như thế này, còn sĩ đại phu lại trọng sắc khinh lễ, có người còn không bằng một người thương nhân bình thường. Nhà ta đã không bảo hộ được cho muội, người giúp muội sống một đời bình an chính là Hạng Công vậy”.

Thế là Từ Tướng sĩ gửi thư báo cáo sự tình đã tìm được Thất muội cho phụ mẫu. Sau này, chọn ngày lành tháng tốt, làm lễ thờ cúng báo cáo tổ tiên, để hai người chính thức thành hôn. Từ Thất Nương thờ cúng chân dung Hạng Tứ Lang ở chính đường, tuy ông vẫn còn sống, nhưng cô cả đời thờ phụng ông như Thần linh vậy.

(Nguồn: “Chích thanh tạp thuyết” của Vương Minh Thanh đời Tống)

Tường Hòa
Theo Thái Nguyên - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Gặp cướp, cô gái 15, 16 tuổi ngã xuống nước, vận mệnh sau đó ra sao?