Giải mã Thần thoại (P.5): Thần thoại và truyền thuyết 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trải qua năm tháng dài đằng đẵng, lịch sử đã bị thời gian che khuất và coi là Thần thoại. Nhưng Thần thoại là lịch sử có thật, chỉ là đã bị tháng năm dài đằng đẵng che phủ một bức màn thần bí.

Xem:
P.4: Giải mã Thần thoại: Bàn Cổ khai thiên tịch địa
P.6: Giải mã Thần thoại: Nền văn minh tiền sử

Thần thoại và truyền thuyết

Thần thoại, ý nghĩa đúng như tên gọi của nó chính là ghi chép lại lời nói hành động của Thần, giảng thuật lại Thần ngôn và Thần tích. Truyền thuyết, chính là những câu chuyện được kể lại từ đời này qua đời khác, từ xa xưa cho nên ngày nay.

Lịch sử của nhân loại chúng ta chủ yếu là thông qua văn tự ghi chép, sách sử ghi chép mà truyền lưu lại, chúng ta bây giờ chủ yếu thông qua con đường này để tìm hiểu lịch sử. Nhưng trước khi có chữ viết, lịch sử dài đằng đằng kia đã lưu truyền tới nay như thế nào?

Nó chủ yếu là thông qua trí nhớ tập thể của con người, tức là phương thức truyền miệng truyền tai từ đời này sang đời khác mà lưu truyền đến nay, trở thành truyền thuyết Thần thoại ngày nay. Đây chính là một cách quan trọng khác để ghi chép lịch sử.

Loại phương thức truyền thừa cổ xưa này hiện tại vẫn thực dụng, chẳng hạn như một số dân tộc trên thế giới đến nay vẫn còn lưu giữ một số kỹ năng vô cùng thần bí hoặc bí mật. Những kỹ năng và bí mật này không thể công khai, không cho phép lưu lại ghi chép bằng chữ viết, hoặc dân tộc đó căn bản cũng không có chữ viết, vậy phải làm như thế nào? Họ liền đem những bí mật này bảo tồn trong trí nhớ của những người truyền thừa đã được chọn lựa, cho đến khi người thừa kế này già đi, lại tuyển chọn người truyền thừa kế tiếp, thông qua phương thức khẩu truyền tâm thụ mà đem bí mật truyền thừa từ đời này sang đời khác. Cứ như thế trải qua mấy trăm mấy ngàn năm, thậm chí cả thời kỳ lịch sử dài đằng đẵng mà vẫn không bị mất đi hay có sự sai lệch nào.

Ở lục địa châu Phi cổ đại, có rất nhiều bộ lạc nguyên thủy đã lưu truyền lịch sử dân tộc của họ theo phương thức truyền thừa này. Họ coi phương pháp truyền miệng này là một sứ mệnh vĩ đại và vô cùng thần thánh. Khi người nắm giữ lịch sử truyền miệng già đi, bộ lạc sẽ cử hành một nghi thức long trọng để chọn người nối nghiệp, và người được chọn phải tiếp nhận sự huấn luyện trường kỳ đặc biệt. Họ không chỉ phải thuộc lòng tất cả các Thần thoại và truyền thuyết do bộ lạc mình truyền lại từ xa xưa, mà còn có khả năng đưa các đại sự phát sinh trong bộ lạc gần đây sắp xếp vào vè truyền thừa lại.

Rất nhiều lịch sử thời kỳ Thái cổ đã được truyền thừa qua nhiều đời bằng cách này, trải qua năm tháng lưu truyền dài đằng đẵng, trở thành những truyền thuyết Thần thoại mà chúng ta đã được nghe tổ tiên kể lại từ khi còn nhỏ.

Ở Tây Tạng có bí ẩn "terma" (phục Tạng) nổi tiếng thế giới, thần bí khó lường. Thần bí nhất trong "Terma" là "thức Tạng", là dùng để chỉ các terma bị chôn vùi trong sâu thẳm tâm thức của con người. Người ta nói rằng khi một câu Kinh hay chú ngữ nào đó không thể được truyền lại trong trường hợp tai họa xảy ra, nó sẽ được Thần linh chôn giấu vào tâm thức của con người để tránh thất truyền. Khi có điều kiện truyền lại, dưới sự soi sáng của một lực lượng Thần bí nào đó, những người được truyền thụ (rất nhiều là nông dân chăn gia súc không biết chữ) có thể đọc tụng ra hoặc ghi chép lại thành văn bản.

Ví dụ, "Sử thi về Vua Gesar" là một trường thiên sử thi nổi tiếng ở Tây Tạng, lưu truyền cho đến ngày nay có tổng cộng hơn một trăm cuốn sách, và đó là một tác phẩm dài mấy triệu chữ. Người bình thường muốn học thuộc toàn bộ nó, dường như khả năng là không thể, huống chi là những người nông dân chăn gia súc mù chữ. "Sử thi về Vua Gesar" được lưu truyền chủ yếu dưới hình thức hát nói ở Tây Tạng, và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các nghệ nhân hát nói. Những nghệ nhân này hầu hết là những người nông dân, người chăn gia súc hoặc trẻ em mù chữ, và họ được gọi là "nghệ nhân hát nói Thần thụ". Họ đều là sau khi bị bệnh nặng hoặc tỉnh dậy sau giấc ngủ, đột nhiên có thể hát nói mấy triệu chữ "Sử thi về Vua Gesar". Họ nói rằng họ nhận được ý chỉ của Thần hoặc Vua Gesar trong giấc mộng, có thể mở ra "thức Tạng", từ đó có thể hát nói. Bộ sử thi nổi tiếng này đã được lưu truyền ở Tây Tạng thông qua phương thức thần kỳ này.

Một số lịch sử cổ đại, sau khi bị mất đi trong các lần đại kiếp của nhân loại, lại thông qua một số kênh đặc thù, một lần nữa lưu truyền cho đến nay, và cũng trở thành truyền thuyết thần thoại ngày nay. Những thần thoại và truyền thuyết được lưu truyền ở khắp các quốc gia trên thế giới từ thời cổ đại, khả năng chính là tư liệu lịch sử cổ đại quý giá nhất được bảo tồn trong ký ức tập thể của nhân loại, mà không phải là ảo tưởng của người xưa.

Ba vị thần tiên lợi hại nhất thời cổ đại trong truyền thuyết là ai?
Những thần thoại và truyền thuyết được lưu truyền ở khắp các quốc gia trên thế giới từ thời cổ đại, khả năng chính là tư liệu lịch sử cổ đại quý giá nhất được bảo tồn trong ký ức tập thể của nhân loại, mà không phải là ảo tưởng của người xưa. (Ảnh minh họa: Shutterstock).

Kiệt tác văn học nổi tiếng nhất ở Hy Lạp cổ đại, "Sử thi của Homer", là một câu chuyện thần thoại mô tả cuộc Chiến tranh thành Troy. Ban đầu, giới học thuật phương Tây cho rằng đây chỉ là một câu chuyện thần thoại do người xưa tưởng tượng ra, cho rằng cuộc chiến thành Troy không tồn tại, những quốc gia cổ đại như thành Troy và Mycenae được mô tả trong “Sử thi của Homer” cũng chỉ là những vương quốc thần thoại do người xưa hư cấu. Về sau, nhà khảo cổ học người Đức Heinrich Schliemann đã khai quật được nhiều tàn tích cổ đại như thành Troy và Mycenae dựa trên những manh mối được mô tả trong "Sử thi của Homer", gây chấn động thế giới. Đến lúc này, mọi người biết rằng những gì "Sử thi của Homer" mô tả không chỉ là truyền thuyết thần thoại, mà là lịch sử có thật.

Trải qua năm tháng dài đằng đẵng, lịch sử đã bị thời gian che khuất và coi là Thần thoại. Nhưng Thần thoại là lịch sử có thật, chỉ là đã bị tháng năm dài đằng đẵng che phủ một bức màn thần bí. Chúng ta cần giải khai mật mã của Thần thoại, tìm ra chân tướng về sự tồn tại của nhân loại và thế giới loài người từ Thần thoại, bởi vì đó chính là cội nguồn của lịch sử nhân loại.

Trong văn hóa phương Đông có rất nhiều bí ẩn không thể lý giải được, như Hà Đồ, Lạc Thư, Thái Cực, Bát Quái, Chu Dịch, Đông y, phong thuỷ, tinh tượng, v.v., đây đều là từ viễn cổ lưu truyền xuống, nhân loại đến nay đều lý giải không được. Còn có rất nhiều truyền thuyết Thần thoại, như Bàn Cổ khai thiên, Nữ Oa tạo ra con người, Phục Hi vẽ quẻ, Thương Hiệt tạo chữ, Nữ Oa vá trời, Hậu Nghệ bắn mặt trời, Đại Vũ trị thủy..., cũng là những câu chuyện mà con người hiện đại lý giải không được, lại cho rằng là hoang đường nực cười.

Thần là sinh mệnh không gian chiều cao, nếu như đem trí tuệ của Thần so sánh với trình độ giáo sư đại học, thì trí tuệ của con người có lẽ tựa như là trình độ của trẻ em mẫu giáo. Nếu như đem kiến thức đại học mà giảng cho một nhóm trẻ mẫu giáo, khẳng định là những đứa trẻ này sẽ không hiểu, cũng không tiếp thụ được. Chỉ có thể chuyển đổi thành kiến thức dành cho trẻ em mà giảng thì chúng mới có thể hiểu được ngôn ngữ và đạo lý đơn giản. Bị ảnh hưởng bởi những điều kiện này, nhiều Thần thoại nguyên bản cao thâm vượt xa trí tuệ của con người, trong quá trình lưu truyền đã dần dần bị thế tục hóa, nông cạn hóa. Chúng không ngừng bị nhân loại đóng gói và kể lại theo cách cấp thấp mà con người có thể hiểu được và tiếp nhận được, khiến một số Thần thoại trở nên hoang đường trong quá trình lưu truyền.

Chúng ta vào thời khắc đặc thù này, hãy nhảy ra khỏi giới hạn của chiều không gian tư duy con người, cùng nhau vén bức màn che phủ bề mặt của Thần thoại, hé lộ sự thật đáng kinh ngạc.

Theo Lý Đạo Chân - Vision Times
Lý Tuệ biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Giải mã Thần thoại (P.5): Thần thoại và truyền thuyết