Giải mã Thiên cơ trong 6,000 năm - Tiên tri thời kỳ thanh lọc vũ trụ đã đến

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ khi Phục Hy nhìn thấy Hà Đồ, Lạc Thư, rồi tạo ra Tiên thiên Bát quái, sau đó các đời các thời đại diễn dịch ra âm dương ngũ hành, Hậu thiên bát quái, các sách tiên tri, sấm truyền... cho đến các bí mật của mỗi lần thay triều đổi đại, cho đến thời kỳ mạt thế hiện nay, đều được giải mã từ Ngũ hành.

Bánh xe kiếp nạn Ngũ hành khởi động: Thời kỳ thanh lọc vũ trụ tầng thấp đã đến

Thần tai ương

Qua tiết lộ của một người tu luyện, trong một lần đả tọa ông đã được diện kiến “Thần tai ương”, một vị Thần chuyên cai quản thiên tai trong Tam giới.

Thần tai ương nói với vị tu sĩ rằng: “Trong năm nay sẽ xảy ra mấy chục loại thiên tai, chúng sinh sẽ phải đối mặt với đại kiếp nạn…”.

Vị thần này còn khải thị: "Thiên cơ đã định, cũng cần dưới trần gian phải có người đi truyền đạt thiên ý cho thế nhân. Cảnh báo cho chúng sinh được biết rằng, vẫn còn có các tai hoạ khủng khiếp hơn đang đợi chờ nhân loại ở phía trước. Con người và các sinh mệnh trên Trái Đất sẽ phải đối mặt với kiếp nạn của thời mạt thế."

Đại kiếp nạn đầu tiên của nhân loại đã bắt đầu bằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán hồi cuối năm 2019 đầu năm 2020. Tiếp sau đó Thần tai ương cho hay, các vùng đất trên thế giới đều xảy ra các tai hoạ khác nhau. Các quy luật Ngũ hành (Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ) của vũ trụ, trong lúc luân chuyển và đảo lộn, sẽ đồng thời thanh lý nhân loại, và thời kỳ thanh lọc của vũ trụ tầng thấp đã bắt đầu. Tương lai, thuận theo thiên ý, sẽ đào thải những người có tội nghiệp lớn trước tiên.

Đặc biện, vị Thần này còn cho người tu sĩ xem cuốn sách sinh tử của Trời, trong đó ghi chép những người cần phải chết trong lần đào thải này; những người chết rồi sẽ được địa ngục tiếp nhận, người phạm tội ác lớn sẽ phải đọa xuống địa ngục vô sinh.

Vị Thần này cho hay, Đại kiếp nạn của nhân loại gồm có: dịch bệnh, nạn châu chấu, hồng thuỷ, hạn hán, mưa đá, dịch hạch, chiến tranh, mất mùa, hoả hoạn, nạn sâu bướm, động đất,.v.v. Tất cả những điều này sẽ lần lượt xuất hiện ngày càng nhiều, với cường độ càng lớn, điều đó là để chứng minh cho nhân loại u mê biết được tính chân thực của những lời tiên tri cổ xưa.

Thành Phố, Thành Phố Lớn, Tòa Nhà Chọc Trời
Thần tai ương nói với vị tu sĩ rằng: “Trong năm nay sẽ xảy ra mấy chục loại thiên tai, chúng sinh sẽ phải đối mặt với đại kiếp nạn…”. (Ảnh: Pixabay)

Bánh xe Ngũ hành

Theo vũ trụ quan của Đạo gia, thì Ngũ Hành chính là các yếu tố cơ bản cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ trong đó có cả cơ thể người, đây cũng là thiên cơ to lớn đối với sự phát triển và biến đổi của toàn xã hội nhân loại. Tương tự như học thuyết Tứ đại gồm đất nước gió lửa, trong vũ trụ quan nhà Phật.

Bên cạnh Ngũ hành, vũ trụ quan Đạo gia còn giảng thuyết về lý tương sinh tương khắc. Theo đó, lý tương sinh tương khắc của Ngũ hành sẽ duy trì sự cân bằng của các sinh mệnh trên thế giới. Lý tương sinh ở đây có nghĩa là bánh xe ngũ hành chuyển động xuôi tức là xã hội nhân loại hưng thịnh, có đạo đức, có trật tự, có tu dưỡng. Còn ngũ hành tương khắc là lúc bánh xe ngũ hành chuyển động ngược, dẫn động xã hội nhân loại bên dưới xuống cấp dần về đạo đức, không còn trật tự, không còn sự tu dưỡng trong mình, vạn vật sẽ phải gặp kiếp nạn.

Trong lục đạo luân hồi, hết thảy sinh mệnh đều mang theo bên mình nghiệp lực mà rời đi, sinh mệnh sẽ chuyển sinh đến các vật thể khác, ví dụ như chuyển sinh thành tảng đá, đất, cũng mang theo nghiệp lực; hay chuyển sinh thành cỏ cây hoa lá, côn trùng, hết thảy đều mang theo nghiệp lực. Nếu có thể khai mở con mắt thứ 3, chúng ta có thể thấy nhân loại ở tầng thấp đều là trong nghiệp cuộn lấy nghiệp, tối tăm mù mịt.

Lý tương khắc trong ngũ hành

Ngũ hành hay còn được gọi là Thuyết ngũ hành, cũng là một phương thức nhận thức thế giới của Phương Đông cổ xưa. Cổ nhân đem vạn vật trong vũ trụ phân chia thành 5 loại sự vật có tính chất của Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ và gọi đó là Ngũ hành. Người xưa thường dùng lý luận của Ngũ hành, đặc biệt là lý tương sinh tương khắc của nó để giải thích sự hình thành của vạn vật và sự tương quan giữa chúng trong thế giới. Điều này cũng tương tự việc các nhà khoa học ngày nay dùng thuyết bảo toàn năng lượng, thuyết tương, hay học thuyết lượng tử… để giải thích các sự vật hiện tượng trong tự nhiên vậy.

Vậy tương sinh là gì? Sự tương sinh trong ngũ hành có nghĩa là, giữa hai sự vật có thuộc tính khác nhau có tồn tại mối quan hệ tương trợ, tương hỗ để cùng phát triển. Ý chỉ là Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc.

Ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ như thế nào?
Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc. (Ảnh: NTDVN)

Còn tương khắc thì tương phản với tương sinh, có nghĩa là, giữa hai sự vật có thuộc tính khác nhau tồn tại muối quan hệ khắc chế lẫn nhau, cụ thể là Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Trong lịch sử Phương Đông có hai giai đoạn rất nổi bật, giai đoạn thứ nhất là thời đại của Thần, là giai đoạn lịch sử kéo dài 3000 năm, từ 6000 năm trước đến 3000 trước, ở giai đoạn này, sự diễn biến của xã hội nhân loại là sự tương sinh trong Ngũ hành, khởi điểm của nó bắt đầu từ khi Phục Hy vẽ ra bát quái, còn gọi là tiên thiên bát quái, điểm kết thúc là khi Văn Vương vẽ bát quái, còn gọi là hậu thiên bát quái. Còn giai đoạn thứ 2 có thể được gọi là thời đại của con người, tức là giai đoạn từ 3000 năm trước về sau, ở giai đoạn này, sự diễn biến của xã hội nhân loại là sự tương khắc trong ngũ hành, điểm bắt đầu là khi Văn Vương đưa ra hậu thiên bát quái.

Vậy thì cùng là bát quái, tại sao lại phân thành tiên thiên và hậu thiên? Bởi vì thiên thượng biến hoá thì vũ trụ sẽ phát sinh biến hoá, vì thế theo lẽ tự nhiên, diện mạo vũ trụ mà bát quái biểu thị cũng thay đổi theo.

Thiên cơ thời đại của Thần: Ngũ hành tương sinh

Thời đại của Thần, tức là thời kỳ thượng cổ, có một đặc trưng rất nổi bật, đó là ngũ hành tương sinh. Ngũ hành tương sinh chủ yếu được thể hiện qua quan hệ luân thế của Tam Hoàng Ngũ Đế.

Tam Hoàng

Tam Hoàng là chỉ Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông. Tiên thiên bát quái của Phục Hy có thể trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, tinh thông bát quái thì có thể thực hiện Thiên nhân hợp nhất, có thể hiểu rõ được ý chỉ của Thiên thượng, vì vậy ông được gọi là Thiên Hoàng; Nữ Oa thì dùng bùn đất tạo ra con người, xác lập chế độ hôn nhân của con người, có người rồi thì trái đất mới có thể sinh sôi, có nghĩa là tất cả những gì trên trái đất đều vì con người mà sinh ra, con người là linh anh của vạn vật, vì vậy Nữ Oa được gọi là Địa Hoàng. Còn Thần Nông thì chuyên phụ trách vấn đề trồng trọt, canh tác, tức là các hoạt động về nông nghiệp, thử các loại cỏ, giúp người chữa bệnh, nhưng điều này đều liên quan đến chuyện của con người, vậy nên ông được gọi là Nhân Hoàng, cũng chính là Viêm Đế.

Luận Phong Thần diễn nghĩa: Trụ vương dâng hương đền Nữ Oa (phần 3)
Nữ Oa vá trời (Tranh: Winnie Wang - Vision Times)

Thiên Hoàng Phục Hy và Địa Hoàng Nữ Oa là hai anh em, sau đó lần lượt được chuyển làm thiên chức, chưa có bất kỳ biến hoá nào trong thuộc tính, họ đều thuộc về Mộc; còn Nhân Hoàng Thần Nông thì thuộc về Hỏa trong ngũ hành, vì thế nên Tam Hoàng tương sinh.

Tam Tài (tức là thiên, địa, nhân) có trật tự, trời đứng đầu, rồi đến đất, sau đó mới đến con người, vì vậy mới nói rằng con người sinh sống giữa trời và đất, biểu thị rõ rằng: trời và đất trước, rồi mới đến con người. Không có thời không thì không có sinh mệnh, không có sinh mệnh thì không có vạn vật trên đất. Lão Tử nói “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”.

Ngũ Đế

Ngũ hành tương sinh còn thể hiện rằng Ngũ Đế tương sinh, Ngũ Đế ở đây là Hoàng Đế, Viêm Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn và Đại Vũ. Viêm Đế thuộc Hỏa, Hoàng Đế thuộc Thổ, Hỏa sinh Thổ, nên Viêm Đế và Hoàng Đế tương sinh, vì thế đất còn được gọi là Hoàng Thổ, Hoàng Đế nắm giữ Trung Nguyên, vị trí của Thổ trong ngũ hành lại ở nằm giữa. Tiếp đó là, Thổ sinh Kim, Nghiêu Đế thuộc Kim; Kim sinh Thuỷ, Thuấn Đế thuộc Thuỷ; Thuỷ sinh Mộc, Vũ Đế thuộc Mộc; Mộc sinh Hoả, Vũ Đế sinh ra con trai là Hạ Khải, Hạ Khải lại thuộc Hoả.

Nói đến Thuấn Đế trong ngũ hành, thì ông thuộc Thuỷ, đại hồng thuỷ mà các kinh sách nhắc đến trong quá khứ cũng là xảy ra thời đại lúc bấy giờ. Thuộc tính của các Đế Vương cổ đại là có dấu hiệu, ví dụ: trong thượng thư có ghi chép lại như thế này, Thuấn Đế có nói với hạ thần rằng: “hồng thuỷ mênh mông, nhấn chìm cả núi rừng, người vật không còn chỗ yên thân”, tức là nói tất cả những nơi nào có độ cao dưới 2000 mét so với mực nước biển đều bị nước nhấn chìm, văn minh vật chất của nhân loại dường như sẽ bị phá huỷ trong chốc lát.

Câu chuyện thần thoại về con thuyền Nô-ê cũng xảy ra ở thời điểm tương tự, người phương Đông ở trên núi Côn Lôn may mắn sống sót, sau khi đại hồng thuỷ dần rút xuống, một số di chuyển về phía Đông Bắc và trở thành người Mông Cổ hiện nay, một số di chuyển vì phía Nam và trở thành người Tạng, còn ở phía dưới của lưu vực Hoàng Hà là người Hán, người Bách Việt...

Còn Vũ Đế thì thuộc Mộc, Mộc sinh Hoả, con trai Hạ Khải của ông thuộc Hoả, mà triều Hạ do Hạ Khải khai sáng có quốc hiệu là Hạ, mùa hạ nóng bức, mặt trời chiếu rọi, nhiệt độ cao, đây chính là dấu hiệu của Hoả, vì vậy Hạ thuộc Hoả. Vũ Đế và Hạ Khải có quan hệ cha con, Hạ Khải là con của Vũ Đế, Hạ Khải và Vũ Đế là quan hệ tiếp nối, tức là quan hệ Mộc sinh Hỏa trong ngũ hành.

Vì ngũ hành tương sinh, nên cho dù giữa hai triều đại có nảy sinh chiến tranh, thì cũng có quy mô nhỏ, tức là không có bên nào tiêu diệt bên nào cả, máu chảy rất ít, cả thiên hạ tương đối thái bình. Cuộc chiến giữa Viêm Đế và Hoàng Đế cũng là do Viêm đế lùi xuống phía Nam, còn Hoàng Đế nắm giữ phía Bắc, nên không xảy ra chém giết lộng hành.

Thiên cơ thời đại của Thần: Thần và người cùng tồn tại.

Ở thời đại của Thần còn có một đặc trưng thứ hai đó là Thần và người cùng tồn tại. Khi Thần và con người cùng tồn tại là vào thời đại của Tam Hoàng Ngũ Đế, người bình thường vẫn chiếm đa số, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều người siêu thường, thần thông đại hiển, lấy hình tượng nửa người nửa Thần để đi lại ở thế gian và người bình thường cũng không cảm thấy kinh ngạc; vì thời cổ đại con người chất phát và vô cùng thành kính với Thần, người người tín Thần, nhà nhà tín Thần, vì thế nhiều thần tích xuất hiện cũng không lấy làm lạ.

Như Phục Hy lấy phẩm chất của Mộc làm cốt lõi, dựa theo Hà Đồ để tạo ra bát quái, khai sáng ra Tiên Thiên Dịch, đặc biệt là 3 nghìn năm sau đó, Thần nhân và Thần tích liên tục xuất hiện Thần và người cùng sinh sống. Văn hoá mà Thần và con người tạo ra lúc đó vô cùng thần bí, có quỷ có Thần, vô cùng khó hiểu.

Ngày nay, tại Sơn Tây, Trung Quốc có một ngọn núi bát quái, tức là nơi bày bố bát quái, tương truyền rằng Phục Hy đã vẽ bát quái tại chính nơi này. Hơn nữa, chuyện mà Nữ Oa làm đã kinh thiên động địa, vô cùng thần kỳ. Câu chuyện thần thoại kể rằng, Cộng Công nổi giận, húc đầu vào núi Bất Chu, núi Bất Chu sập xuống, trời hướng Tây Bắc đổ xuống vì mất đi cột chống, mặt đất hướng Đông Nam cũng sụp xuống, tại nơi đây, gây tai hoạ cho nhân gian.

Nữ Oa vì cứu chúng sinh, đã luyện đá ngũ sắc để vá trời. Ngoài ra, Nữ Oa còn chặt 4 chân rùa làm 4 cột chống để chống đỡ trời, dùng tro đốt để chặn hồng thuỷ, như vậy rùa ở đây chắc chắn cũng là Thần vật.

Thần Nông dạy con người gieo hạt trồng ngũ cốc, nếm thử các loại cây cỏ, trong khi trước kia chưa hề có ai từng biết làm điều này, đó là chuyện mà một người bình thường không thể làm được, thật quá sức đặc biệt.

Đại Vũ trị thuỷ, săn đuổi rất nhiều yêu ma, có thể biến thành động vật to lớn đánh vỡ núi đá, con trai ông cũng là từ trong đá mà nhảy ra, vợ của ông là người con gái Đồ Sơn thị trong nháy mắt đã biến thành tảng đá, rất là thần kỳ!

Nghiêu Thuấn Vũ (P-6): Đại Vũ trị thủy Hoàng Hà
Đại Vũ trị thuỷ, săn đuổi rất nhiều yêu ma. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Trong sách “Hỗn nguyên thánh kỷ” đã ghi chép lại chuyện Lão Tử, Hoàng Đế và một số người khác tu thành Thần Tiên. Sau nhiều lần học Đạo từ Nghiêm Thành Tử, sau đó Hoàng Đế đã bạch nhật phi thăng, tu thành Thần Tiên.

Đạo gia tu thành Thần Tiên là bắt đầu từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, còn Nho gia thì không bắt đầu từ thời Khổng Tử, vì Khổng Tử chỉ là người tập hợp mà thôi. Bởi vì mọi người lúc đó tin vào Thần, có rất nhiều người tu thành Thần, những câu chuyện về bạch nhật phi thăng cũng xuất hiện khắp nơi. Cũng là vì đạo đức con người lúc bấy giờ cao thượng cuộc sống đơn giản, không thèm quyền uy, mọi người có tuổi thọ cao, ngay cả vị trí Thiên tử cũng không muốn ngồi vào.

3 bộ kỳ thư: Thiên thư - Địa thư - Nhân thư

Bàn tiếp về Thiên cơ trong lịch sử, chúng ta thử bước vào thời đại Tam Hoàng cũng sinh ra tam thư: Thiên thư - Địa thư - Nhân thư.

Thiên thư là “Dịch”, có thể giúp người học hiểu trời, hiểu Thần, biết trước tương lai, từ xưa tới nay có thể triển hiện ra khả năng đoán trước một cách thần kỳ, hàm ý bác đại tinh thâm, Thiên Đạo được nhắc đến tức là cội nguồn của tất cả văn hoá, thể hiện rõ quy luật của vũ trụ, thoạt nhìn thế gian liền hiểu được ngay, 64 quẻ của nó (hay còn gọi là bát - bát trong bát quái) tóm gọn tất cả trong thế gian con người, bao gồm cả phát hiện về máy tính và những gì liên quan đến máy tính của chúng ta ngày nay.

Địa thư tức là “Sơn Hải Kinh”, cũng là một cuốn kỳ thư, ghi chép toàn bộ thông tin về địa lý, thần thoại và các sinh vật huyền bí. Hải Nội Kinh thực ra chính là địa lý Trung Hoa, Hải Ngoại Kinh là địa lý toàn cầu. Các chuyên gia nghiên cứu cũng đã chứng thực được rằng, nó đã triển hiện ra một thời đại thần kỳ, khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ phát triển hơn nhiều so với thời đại của chúng ta hiện nay.

Hơn nữa, vào thời đó, Thần tính, đặc tính và hình dạng của các sinh mệnh tại các vùng địa lý khác nhau cũng đều được cuốn sách này ghi chép lại. Trong cuốn sách có thể tìm thấy câu chuyện về Vương Mẫu, Hằng Nga bay lên mặt trăng, Hậu Duệ bắn mặt trời...

Nhân thư ở đây là “Hoàng Đế Nội Kinh”, được coi là nguồn gốc cơ bản về giáo lý y học cổ truyền Phương Đông, những nội dung liên quan đến âm dương ngũ hành, thậm chí cả kinh lạc trong thân thể người cũng đều rất thấu đáo, người người đều là thầy thuốc, tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Trong Nội Kinh có ghi chép rằng: người thượng cổ gồm có Thần Tiên, trí nhân, Thánh nhân và hiền nhân. Cho dù là hiền nhân thì cũng có tuổi thọ rất cao, Thần tiên và trí nhân lại càng trường thọ với đất trời, sáng cùng nhật nguyệt, biểu hiện ra những điều thần thần kỳ.

Kinh lạc được nói đến trong “Hoàng Đế Nội Kinh” là thứ mà khoa học hiện nay không có cách nào phát hiện ra, nhưng châm cứu và thuốc kê thang lại dựa vào âm dương và kinh lạc để dùng trị bệnh. Kinh lạc chắc chắn có tồn tại, chẳng qua nó là vi lạp vật chất nhỏ hơn nhiều so với tế bào và phân tử nên khoa học hiện đại khó có thể phát hiện ra nó.

Trong thời đại Thần và người cùng tồn tại, có rất nhiều người có được cặp huệ nhãn (tức là cặp mắt tinh tường, có thể nhìn rõ được quá khứ và tương lai), ví dụ, có thể giống như Kỳ Bá vậy, thoạt nhìn liền nhìn thấy kinh lạc trong thân thể con người, còn có thể vẽ ra kinh lạc. Con người lúc đó đều hiểu về dưỡng sinh, hiểu biết Thiên đạo, hiểu và làm theo đạo lý âm dương, còn có thể phù hợp với yêu cầu của âm dương ngũ hành, ăn uống đều có sự tiết chế, làm việc và nghỉ ngơi có quy tắc, không bao giờ vượt quá sức lực, hình thể và tinh thần của họ đều được an toàn, vì thế nên người người trường thọ, tuổi thọ trung bình của con người vào 3 nghìn năm trước cao hơn rất nhiều so với con người hiện tại.

Thần và con người còn tồn tại, Thần đang thị phạm cho con người, nếu người người làm theo tiêu chuẩn của Thần, coi trọng Thiện tích Đức, thì thiên hạ làm sao có thể hỗn loạn được? Chắp tay, chỉnh đốn quần áo, thiên hạ sẽ đạt được sự an toàn và trật tự. Nhưng đáng tiếc rằng, một trận đại hồng thuỷ đã kết thúc thời đại Thần và con người cùng tồn tại. Sau đó, là đến thời đại của con người, ngũ hành tương khắc.

Thời đại của con người: Ngũ hành tương khắc

Thiên thượng phát sinh biến hoá, để thích ứng với biến hoá, Văn Vương liền dẫn xuất Hậu thiên bát quái từ Tiên thiên bát quái, thế là, thời đại của con người được bắt đầu. Biểu hiện bằng 3 phương diện lớn là: trời đất đảo lộn, âm dương đảo ngược, nhân luân hỗn loạn, có nghĩa là Thiên - Địa - Nhân đã phát sinh sự tương phản, trái ngược. Chính quyền xưa kia được thay thế bằng sự nhường ngôi, nhưng sau này lại trở thành hình thức dùng quân binh để đánh chiếm lật đổ.

Thời nhà Thương thuộc Thuỷ, Thương tiêu diệt Hạ, vì Thuỷ khắc Hoả; Thời nhà Chu thuộc Thổ, Chu tiêu diệt Thương, vì Thổ khắc Thuỷ. Đông Chu Liệt Quốc là chư hầu của nhà Chu, có quan hệ kế thừa, thuộc Kim; nhà Tần kế tục nhà Chu, cũng thuộc Kim, nhà Hán thuộc Hoả, Hán lật đổ Tần vì Hoả khắc Kim.

Đến thời cận đại, nhà Minh thuộc Hoả, nhà Nguyên thuộc Kim, Minh tiêu diệt Nguyên, chính là Hoả khắc Kim; nhà Mãn Thanh thuộc Thuỷ, đã tiêu diệt Nam Minh, tức là Thuỷ khắc Hoả; Viên Thế Khải của Bắc Dương kế thừa Mãn Thanh, thuộc Mộc, Chính phủ quốc dân Nam Kinh tiêu diệt Bắc Dương, tức là Kim khắc Mộc; Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) bắt đầu từ việc nổi loạn ở Nam Kinh, chính là Hoả khắc Kim. Tương lai, thay thế ĐCSTQ chỉ có thể là, nếu tương sinh sẽ là Thổ, tương khắc sẽ là Thuỷ.

Ngày nay, tam tài Thiên - Địa - Nhân đều thiếu đức, tai họa trùng trùng ập đến, ứng với bánh xe kiếp nạn của Ngũ hành khởi động ở một không gian khác, nó là một bộ phận cấu thành bánh xe mạt kiếp, bất kỳ loại thảm hoạ nào khi xuất hiện cũng đều “định thời, định địa, định số”, thượng giới gọi là “Tam định” mà con người không có cách nào tránh khỏi.

Vậy thì, trong thời khắc lịch sử đặc biệt này, chỉ có một cách có thể thay đổi đó là “‘định số”, vì nhân tâm thay đổi sẽ có thể cải biến được “định số”.

Phương Lam
Theo DVC



BÀI CHỌN LỌC

Giải mã Thiên cơ trong 6,000 năm - Tiên tri thời kỳ thanh lọc vũ trụ đã đến