Hai đại dịch lớn có mối quan hệ, tất cả không phải trùng hợp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lịch sử dường như không ngừng lặp lại. Ngoài dịch bệnh hiện tại, trước đây đã từng nhiều lần xuất hiện đại dịch lây lan toàn cầu. Ví dụ, cái chết đen vào năm 1347 đã xóa sổ hơn một nửa dân số châu Âu. 

Thuật chiêm tinh và tiên tri

Trong hàng trăm năm sau đó, sự xuất hiện đột ngột của dịch bệnh gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử loài người bỗng nhiên xuất hiện và biến mất. Khi đó, nhiều chuyên gia nghiên cứu về cái chết đen, cố gắng tìm cách chống lại dịch bệnh trong thời loạn lạc.

Trong một bản báo cáo với vua Philip VI, một nhà chiêm tinh đã từng cảnh báo nhà vua, ông tin rằng trước khi cái chết đen bùng phát, thì Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ từng kết nối thành hàng, hình thành ‘ba ngôi sao hội tụ’ khiến bệnh dịch tràn ngập không khí.

Tất nhiên, khi xem bản báo cáo này, phần lớn mọi người cho rằng điều này là thái quá và mê tín, nhưng thật trùng hợp khi hiện tượng ‘ba ngôi sao hợp lại’ cũng được thần đồng Ấn Độ Anand nhắc tới. Trên thực tế, theo Anand, trong quá trình chiêm tinh, cậu đã nhìn thấy sao Hoả, sao Mộc và sao Thổ hợp lại với nhau nên biết rằng Covid sắp xảy ra.

Lẽ nào đây là một sự trùng hợp? Vì sao dịch bệnh chúng ta hiện đang trải qua và cái chết đen trước đây, đều có hiện tượng ba chòm sao này kết nối với nhau? Hay sự thật là chiêm tinh học có thể dự đoán được tương lai?

Vì sao dịch bệnh chúng ta hiện đang trải qua và cái chết đen trước đây, đều có hiện tượng ba chòm sao này kết nối với nhau? (Ảnh: pexel)
Vì sao dịch bệnh chúng ta hiện đang trải qua và cái chết đen trước đây, đều có hiện tượng ba chòm sao này kết nối với nhau? (Ảnh: pexel)

Hơn nữa, không chỉ có chiêm tinh học, trong quá khứ, cũng có nhiều nhà tiên tri luôn có thể dự đoán chính xác thảm họa trước khi chúng xảy ra. Điều này khiến người ta phải suy nghĩ về việc liệu tương lai có thể thực sự dự đoán được trước hay không.

Điều kỳ lạ là khi chúng ta tìm kiếm lại tư liệu từ góc độ này, phát hiện ra từng có nhà khoa học đoạt giải Nobel xác nhận rằng, ông tin rằng một số tiên đoán không phải là mê tín mà dựa trên cơ sở khoa học. Ông thậm chí còn dùng khoa học để cố gắng chứng minh rằng mọi thứ trên đời này và thậm chí vũ trụ này đã được định sẵn.

Và những nhà tiên tri, những nhà chiêm tinh, v.v. là những người có thể nhìn thấu được tương lai. Nếu đúng như thế thì điều gì sẽ xảy ra với tương lai của chúng ta? Điều quan trọng nhất là nếu tương lai được định sẵn, liệu chúng ta có còn cơ hội để thay đổi hay không?

Trước khi cơn bão tới

Chắc hẳn có nhiều người từng nghĩ rằng nếu có một giai đoạn nào đó trong đời có thể lặp lại, thì chắc chắn lần này bản thân sẽ không đưa ra quyết định tương tự. Thông thường vào thời điểm đưa ra quyết định xem ra có vẻ rất không đáng kể.

Ví như có thể bạn quyết định không bắt xe buýt và đi bộ đến nơi làm việc vì hôm nay dậy sớm, và tình cờ ở góc phố bạn đã gặp được tình yêu của mình. Nhưng bạn có tin không nếu nói rằng, cuộc gặp gỡ như vậy không phải là ngẫu nhiên mà là định mệnh?

Năm 1961, nhà khí tượng toán học Edward Norton Lorenz đang làm việc như thường lệ trong phòng thí nghiệm mô phỏng thời tiết của mình. Công việc của ông rất đơn giản, chỉ cần nhập dữ liệu nhiệt độ, áp suất, độ ẩm,… của từng trạm quan trắc vào hệ thống để đưa ra dự đoán về thời tiết trong tương lai.

Ban đầu, ông nhập giá trị chính xác đến vị trí thứ sáu chữ số sau dấu thập phân. Sau đó, ông nhận được dự đoán rằng đó là một ngày nắng đẹp. Điều đó thường có nghĩa là công việc của ông đã hoàn thành, nhưng hôm đó, ông nghĩ rằng còn sớm, để đảm bảo dự đoán là chính xác, ông quyết định chạy lại hệ thống. Nhưng lần này, ông cho rằng 3 số thập phân cuối trong sáu số thập phân là quá nhỏ nên đã xoá chúng đi. Ông nghĩ rằng ngay cả khi có khác nhau, nó sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn, cũng không có thay đổi quá lớn.

Tuy nhiên, ông không bao giờ tưởng tượng rằng sau vài giờ quay trở lại, máy tính đã cho ra một kết quả hoàn toàn khác. Vốn dự đoán ban đầu là ngày nắng đẹp trời đã biến mất, và thay vào đó là trận mưa lớn. Lúc đó Lorenz cho rằng máy tính đã bị hỏng, bởi trước đó, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng, nếu lúc đầu thí nghiệm có thay đổi một chút, thì kết quả tính toán cuối cùng cũng sẽ chỉ thay đổi một chút. Nó rất logic, nhưng nó không giống như những gì Lorenz đã chứng kiến.

Lúc này rất sốc, Lorenz lập tức thực hiện lại mô phỏng, nhưng điều kỳ lạ là dù mô phỏng theo cách nào thì việc loại bỏ ngay cả chữ số cuối cùng trong dữ liệu gốc cũng cho một kết quả hoàn toàn khác.

dù mô phỏng theo cách nào thì việc loại bỏ ngay cả chữ số cuối cùng trong dữ liệu gốc cũng cho một kết quả hoàn toàn khác (Ảnh: chụp màn hình video)
dù mô phỏng theo cách nào thì việc loại bỏ ngay cả chữ số cuối cùng trong dữ liệu gốc cũng cho một kết quả hoàn toàn khác (Ảnh: chụp màn hình video)

Vì vậy, Lorenz ngay lập tức lao vào nghiên cứu, và đã công bố lý thuyết nổi tiếng của mình - Hiệu ứng cánh bướm, vào năm 1963.

Hiệu ứng cánh bướm

Có lẽ nhiều người đã nghe câu chuyện này. Một con bướm xinh đẹp vỗ cánh ở Brazil cuối cùng lại gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas, nhưng nó chắc chắn không phải là hiệu ứng cánh bướm mà chúng ta đề cập đến.

Năm 1961, khi Lorenz vẫn còn vô cùng lo lắng, bởi vì nếu một thay đổi nhỏ như vậy có thể tạo ra sự khác biệt lớn đến thế. Mỗi thời khắc trên thế giới luôn xảy ra những sự việc mới.

Điều này có nghĩa là sẽ luôn có vô số biến số trong dự báo thời tiết. Ngay cả khi công nghệ tiến bộ, con người cũng không thể đưa hết tất cả các biến số vào hệ thống. Nói cách khác, thế giới sẽ luôn ở trong trạng thái hỗn độn, không có trật tự. Đều này khiến cho một nhà khoa học như Lorenz không thể chấp nhận được. Vì vậy ông bắt đầu thực hiện vô số thí nghiệm.

Cuối cùng, trong một thử nghiệm, khi cảm hứng trào dâng, Lorenz vẽ biểu đồ dữ liệu thực nghiệm. Kết quả bất ngờ, ông nhìn thấy một con bướm trong thứ được cho là một loạt dữ liệu hoàn toàn không liên quan.

Đúng vậy, từ hiệu ứng con bướm không xuất phát từ câu chuyện lốc xoáy cánh bướm nào đó, mà từ chính hiệu ứng đó trông như cánh bướm. Nhưng đó không phải là vấn đề, vấn đề là trong bức tranh này, Lorenz thấy rằng sự hỗn độn lại là có trật tự. Hay nói cách khác, mọi thứ trên thế giới này nhìn như là hỗn độn, nhưng nó đồng thời đều có trật tự.

Hiệu ứng trông như hình cánh bướm khiến Lorenz nhận ra mọi thứ trên thế giới này nhìn như là hỗn độn, nhưng nó đồng thời đều có trật tự (Ảnh: chụp màn hình video)
Hiệu ứng trông như hình cánh bướm khiến Lorenz nhận ra mọi thứ trên thế giới này nhìn như là hỗn độn, nhưng nó đồng thời đều có trật tự (Ảnh: chụp màn hình video)

Vì vậy, không phải là không thể dự đoán tương lai miễn là chúng ta có một mức độ dữ liệu nhất định. Thực ra, vào năm 1814, nhà toán học Pierre Simon đã từng nói rằng nếu như có một nhà thông thái nắm được tất cả thông tin, khi đó sẽ không có gì là mơ hồ đối với người này, và tương lai cũng giống như quá khứ, sẽ hiện ra trước mắt người đó.

Giấc mơ dự đoán tương lai

Giấc mơ dự đoán tương lai là một điều rất thần kỳ. Ví như khi đi qua một nơi có cảm giác quen thuộc. Sau khi cố gắng nhớ lại, bạn nhận ra rằng khung cảnh trước mắt dường như đã được nhìn thấy trong một giấc mơ.

Hay như nhà tiên tri truyện tranh Nhật Bản Tatsuki đã có một số trải nghiệm giấc mơ, và sau đó là những hình ảnh của những giấc mơ này đều đã trở thành sự thực.

Theo ghi chép, có một vị tổng thống ở Hoa Kỳ cũng có trải nghiệm giấc mơ báo trước tương lai. Vào sáng sớm ngày 12 tháng 4 năm 1865, Tổng thống Hoa Kỳ Lincoln mồ hôi nhễ nhại, trong giấc mơ vừa xảy ra, ông đã tận mắt chứng kiến ​​một đám tang đang được tổ chức tại Phòng Đông của Nhà Trắng.

Lúc đó ông quay lại và hỏi người bảo vệ bên cạnh chuyện gì đang xảy ra, không ngờ người bảo vệ nói với ông rằng, tổng thống đã bị ám sát.

Giấc mơ chân thực đến nỗi Lincoln đã chia sẻ nó vào ngày hôm sau khi ông gặp người bạn kiêm vệ sĩ của mình, Ward Hill Lamon, và vệ sĩ của ông trấn an rằng đó chỉ là một giấc mơ, và nó cho thấy rằng gần đây ông rất mệt mỏi, chỉ cần nghỉ ngơi tốt thì mọi chuyện sẽ ổn.

Nhưng điều không ai có thể tưởng tượng được là chỉ hai ngày sau giấc mơ điềm báo này, Lincoln đã thực sự gặp kẻ sát thủ.

Ngày 14 tháng 4 năm 1865, Lincoln dậy sớm. Theo những người bạn thân của ông kể lại, hôm đó Tổng thống Lincoln có tâm trạng rất tốt. Ông thậm chí còn mời vợ mình là Mary đi xe ngựa quanh thành phố, Đệ nhất phu nhân nói với Lincoln rằng bà muốn đến châu Âu. Lincoln rất vui và nói rằng, ông muốn đến xem các mỏ vàng ở California. Nói đến đây, cặp đôi bất giác bật cười, và tâm trạng tốt đẹp này tiếp tục kéo dài suốt cả ngày hôm đó.

Theo ghi chép, khoảng hơn bảy giờ tối hôm đó, còn nghe thấy tiếng cười nói từ phòng làm việc của tổng thống trong Tòa Bạch Ốc đến tận 8 giờ tối, đội trưởng hộ tống phải quấy rầy tổng thống. Vì theo kế hoạch, tối hôm đó Lincoln có lịch tới nhà hát, nếu ông không xuất hiện sẽ làm người dân thất vọng. Tổng thống lập tức đứng dậy đi đến rạp hát Ford.

Quả thực khi ông tới nhà hát, lập tức gây ra chấn động. Mọi người đều rất vui khi được xem chương trình cùng Tổng thống. Không ai để ý rằng vị tổng thống họ yêu mến nhất đang bước vào một cái bẫy tử thần.

Tới hơn mười giờ tối, lúc này vở kịch dần đi vào cao trào, Tổng thống Lincoln cũng xem đến mức không để ý tên sát thủ đã chui vào khoang ngồi của mình. Sau đó không lâu, giữa tiếng cười của khán giả, một tiếng súng kinh hoàng phát ra từ khoang ngồi của Tổng thống, khi các vệ sĩ xông vào thì đã quá muộn.

Đầu của Tổng thống bị trúng đạn và ông hoàn toàn mất ý thức. Vào 7 giờ 22 phút sáng ngày hôm sau, bác sĩ chính thức tuyên bố Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ đã qua đời. Khoảng ba giờ sau, Phó tổng thống, Andrew Johnson được tuyên bố kế vị tổng thống.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập nước Mỹ, một tổng thống bị ám sát chết. Khi đó hầu như mọi người đều không thể tin được vì chỉ vài ngày trước Lincoln vẫn đang có bài phát biểu tại Nhà Trắng, làm sao ông có thể ra đi như thế.

Điều khiến người ta kinh ngạc hơn là chỉ 98 năm sau vụ ám sát này, ngày 22 tháng 11 năm 1963, Tổng thống Kennedy của Hoa Kỳ cũng đã bị ám sát. Mặc dù thời gian hai vị tổng thống bị ám sát cách xa nhau nhưng có rất nhiều điểm trùng hợp.

Cố tổng thống Abraham Lincoln và cố Tổng thống John.F. Kenedy. (Ảnh tổng hợp từ Getty)
Cố tổng thống Abraham Lincoln và cố Tổng thống John.F. Kenedy. (Ảnh tổng hợp từ Getty)

Ví dụ, Lincoln đắc cử tổng thống năm 1860, và Kennedy đắc cử năm 1960, cách nhau đúng 100 năm. Không chỉ vậy, cả hai tổng thống đều là dân biểu trước khi họ được bầu làm tổng thống.

Lincoln được bầu vào Hạ viện năm 1847 và Kennedy năm 1947, cũng cách nhau đúng 100 năm.

Các phó tổng thống của họ đều có tên là Johnson, và năm sinh của hai phó tổng thống cách nhau đúng 100 năm. Lincoln bị ám sát tại Nhà hát Ford và Kennedy bị ám sát trên chiếc xe Ford mui trần.

Khi họ bị ám sát, đệ nhất phu nhân cũng đều tình cờ có mặt ở đó, và cả hai vị tổng thống đều là những người được ngưỡng mộ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Tất cả những điều trên đều là trùng hợp, hay vốn là số phận được định sẵn?

Bởi vì người ta phát hiện ra rằng kể từ năm 1840, sau khi tổng thống thứ 9 của Hoa Kỳ, William Henry Harrison đắc cử, cứ cách 20 năm lại có một tổng thống Hoa Kỳ ra đi một cách bí ẩn, và sự trùng hợp này đã kéo dài 120 năm. Tổng cộng có 7 vị tổng thống đã chết với lời nguyền cách 20 năm này.

Cho đến năm 1980, sau khi Ronald Reagan đắc cử, lời nguyền cuối cùng cũng được giải trừ. Nhưng thực ra Reagan cũng đã từng chạm trán với những kẻ ám sát.

Lần này, ông đã may mắn sống sót sau vụ ám sát. Theo lời kể của tham mưu trưởng của Tổng thống Reagan, Tổng thống và đệ nhất phu nhân Nancy Reagan thường nhờ nhà chiêm tinh Joan Quigley xem bói cho Tổng thống.

Đây có phải là lý do khiến Regan sống sót thoát phải vụ ám sát không? Hay lời nguyền 20 năm chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Bảy tổng thống qua đời trong nhiệm kỳ chỉ vì họ không may mắn, còn Reagan chỉ là vì may mắn mà sống sót thoát khỏi ám sát? Hay tất cả chỉ là tưởng tượng của người đời sau, còn lời nguyền hoàn toàn không tồn tại?

‘Trùng hợp’ ẩn chứa huyền cơ

Theo định nghĩa từ điển, sự trùng hợp đề cập đến nhiều điều có xác suất nhỏ cùng xuất hiện, và xác suất là một loại ngẫu nhiên và không có bất kỳ ý nghĩa nào. Tuy nhiên, khi nhìn lại lịch sử, một số sự kiện dường như không phải là ngẫu nhiên có thể giải thích được. Đó là ngày 28 tháng 6 năm 1914.

Thái tử của đế quốc Áo-Hungary vào thời điểm đó, Archduke Franz Ferdinand và vợ tham dự nghi thức duyệt binh long trọng, nhưng họ đã gặp phải một cuộc tấn công bằng lựu đạn trên đường. May mắn sau đó chỉ có vệ sĩ bị thương nhẹ, hai vợ chồng Thái tử không ai bị thương và họ quyết định thay đổi hành trình, tới viện thăm khám cho người vệ sĩ bị thương.

Khi đó mọi người đều biết rằng hành trình đã bị thay đổi, nhưng không ai nói với tài xế đang điều khiển xe, nên người tài xế vẫn vô tình tiếp tục lái xe trên lộ trình ban đầu. Sau đó, ngay khi đoàn xe đến phố Franz Joseph, gặp phải sát thủ đang phục kích. Điều ly kỳ hơn là ngay khi kẻ ám sát chuẩn bị ra tay, đoàn xe dừng lại.

Bởi vì ai đó đã nói với người lái xe rằng tuyến đường đã thay đổi, và đang đi tuyến đường không có kế hoạch. Khi mọi người đang thảo luận xôn xao, thì hai âm thanh chói tai đã kết liễu mạng sống của Thái tử và vợ. Sau khi sự việc xảy ra cuối cùng đã dẫn tới chiến tranh thế giới lần thứ nhất, làm thay đổi số phận của mọi người trên toàn thế giới

Tuy nhiên, ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, có người đã phát hiện ra rằng chiếc xe mà Thái tử Ferdinand sử dụng có biển số là ‘Alll-118’. Và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc đúng vào ngày 11 tháng 11 năm 1918. Tức là chiếc xe của sự kiện dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất thậm chí đã chỉ ra thời điểm chiến tranh kết thúc. Tất cả điều này là quá trùng hợp.

Tính đồng bộ

Đập Hoover là một trong những công trình quan trọng trong những ngày đầu của Hoa Kỳ và được khởi công vào năm 1931. Vì con đập này có khả năng chứa nước lớn nhất trong số các con đập được xây dựng ở Hoa Kỳ, nên nhiều người đã chú ý đến dự án xây dựng đập vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, ngay khi con đập sắp hoàn thành, ngày 20 tháng 12 năm 1935, một công nhân tên là Patrick William Tierney, bị nghi là do sơ ý rơi xuống nước chết. Đáng sợ là sau đó người ta phát hiện ra đúng vào ngày William qua đời vào 14 năm trước, cũng có một công nhân khi đang đào con đập, không may gặp tai nạn chết. Điều đáng chú ý là người đó hóa ra là bố của William - ông John Gregory Tierney.

Ngoài câu chuyện của William, tờ Royal Gazette ngày 21/7/1975 đã đưa tin trên trang nhất rằng, có hai anh em đã bị tông chết trên cùng một con đường trong vòng khoảng một năm. Hơn nữa, họ bị đâm chết bởi cùng một chiếc xe taxi với cùng người tài xế, chở đúng cùng người hành khách đó.

Có lẽ chính vì những sự việc như vậy đã xảy ra quá nhiều lần nên cuối cùng vào năm 1951, một học giả đã nhận thấy hiện tượng vô cùng phi lý này.

Carl Gustav Jung là một nhà tâm lý học rất nổi tiếng ở thế kỷ trước. Vào những năm 1920, Jung đang ở một thời điểm tồi tệ trong cuộc đời, vì một số ý tưởng của ông trong tâm lý học không thể thống nhất được với Freud, cha đẻ của tâm lý học. Vì vậy ông quyết định tự lập ra phái riêng của mình.

 Nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Gustav Jung (Ảnh: Wikipedia)
Nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Gustav Jung (Ảnh: Wikipedia)

Tuy nhiên, khi ông làm việc vất vả tạo ra một trường phái tư tưởng mới, ông bắt đầu nhận thấy rằng một số điều kỳ lạ đã xảy ra trong cuộc sống.

Ông kể rằng, vào một ngày nọ của năm 1928, ông trị liệu tâm lý cho một phụ nữ trẻ, và người đó nói với ông rằng, trong một giấc mơ chỉ vài ngày trước, ai đó đã gửi cho cô một con bọ cánh cứng vàng. Điều kỳ lạ là ngay lúc cô ấy nói xong, đột nhiên có tiếng ồn từ cửa sổ phía sau ông Jung, và khi ông nhìn lại đã thấy một con bọ cánh cứng. Jung sững sờ trong vài giây, sau đó ông đứng dậy mở cửa sổ, và con bọ cánh cứng muốn bay vào trong phòng.

Jung nói rằng, ông phải thừa nhận rằng, đây là điều kỳ lạ nhất từng xảy ra trong đời mình. Dù sao thì bọ cánh cứng vàng không phổ biến, và côn trùng rất nhạy cảm với ánh sáng. Vì sao chúng lại muốn bay vào một ngôi nhà tối giữa ban ngày? Điều này rõ ràng là đi ngược lại bản chất của chúng.

Mặc dù xác suất không cao, nhưng tất cả đã xảy ra, và đó không phải là sự trùng hợp duy nhất trong cuộc đời của ông.

Vì vậy sau nhiều năm nghiên cứu, vào năm 1960, Jung xuất bản một cuốn sách có tên “Tính đồng bộ”, trong đó ông đề cập đến điều mà ông nghĩ là, khi một sự trùng hợp có ý nghĩa xảy ra, nó không còn là một sự kiện ngẫu nhiên nữa, mà là sự đồng bộ. Khi bệnh nhân của Jung về con bọ cánh cứng vàng, và sau đó con bọ xuất hiện, việc này chính là tính đồng bộ.

Ví dụ bí ẩn

Khi bạn vô thức nghĩ về một người bạn mà bạn không thường xuyên nói chuyện, và chỉ vài giây sau đã nhận được tin nhắn từ người bạn đó. Đây chính là tính đồng bộ.

Thậm chí bao gồm những giấc mơ dự báo trước tương lai như đã đề cập ở trên, cảm giác về thị giác, v.v. Những điều mà chúng ta nghĩ là sự trùng hợp ngẫu nhiên đáng sợ, chúng đều là một loại đồng bộ.

Trên thực tế, rất có thể mọi thứ trong vũ trụ đều vận hành theo phương thức đồng bộ, chỉ là chúng ta không thể kết nối mọi thứ như những gì nó xảy ra, cho đến khi chúng từ từ đến gần, chúng ta mới có thể nhìn rõ toàn diện sự việc.

Còn thuật chiêm tinh liệu có thể là một cách đảo ngược tương lai hay không? Thực ra nhà tâm lý học Jung cho rằng, thuật chiêm tinh là bằng chứng tốt nhất về tính đồng bộ.

Vào thời điểm đó, để chứng minh rằng ý tưởng của mình là đúng, Jung cũng đã tìm thấy tử vi của 483 cặp đôi, và trộn chúng vào tử vi của 31.731 người khác. Sau đó ông phát hiện ra rằng những người có thể trở thành vợ chồng trong tử vi của họ đều có tổ hợp mô thức đặc định. Theo tính toán của Jung, xác suất xảy ra hiện tượng này chỉ là 1 trên 62,5 triệu.

Jung không chỉ là một bậc thầy về tâm lý học. Trong số những người bạn thân của ông thậm chí còn bao gồm thiên tài vật lý Einstein, và nhân tài kiệt xuất về cơ học lượng tử Wolfgang Ernst Pauli.

Pauli đã giành được giải Nobel Vật lý cho công thức của ông về nguyên tắc loại trừ Pauli năm 1945, và ông đã bị cuốn hút bởi hiệu ứng đồng bộ của Jung, thậm chí nhiều lần tuyên bố rằng, ông hoàn toàn tin rằng đó là một hiện tượng có thật.

Bởi vì những ví dụ như vậy thường xuyên xuất hiện bên cạnh ông. Trong đó nổi tiếng nhất là nhiều tên tuổi lớn trong ngành vật lý thời bấy giờ, kể cả những người đoạt giải Nobel Otto Stern. Stern không cho Pauli tới thăm trong khi họ làm thí nghiệm, vì bất cứ khi nào Pauli xuất hiện thì máy móc trong phòng thí nghiệm sẽ bị hư hỏng nặng. Thậm chí họ còn gọi hiện tượng này là hiệu ứng Pauli.

Huyền cơ ẩn chứa

Giống như sự ra đời của vũ trụ, nếu có bất kỳ sự sai lệch nào thì vũ trụ này sẽ không sinh ra được. Tỷ lệ xác suất này giống như nếu bạn thả một số linh kiện xuống đại dương lớn và chúng có thể tự lắp ráp thành một chiếc ô tô. Nhưng ngay cả với xác suất thấp như vậy, vũ trụ vẫn được sinh ra.

Đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có một đôi bàn tay vô hình nào đó đang vận hành đằng sau những điều tưởng chừng như trùng hợp này? Và chúng đang chứng minh cho chúng ta thấy rằng không có sự ngẫu nhiên trong vũ trụ với vô số kiếp luân hồi và trùng hợp.

Chỉ là chúng ta không muốn thừa nhận mà thôi. Einstein, nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX, từng nói rằng, sự trùng hợp ngẫu nhiên là cách Thượng Đế duy trì sự ẩn danh. Và Pauli - người đoạt giải Nobel, cũng tin rằng, vũ trụ không tồn tại một cách ngẫu nhiên.

Vậy sẽ có một ngày công nghệ của chúng ta đủ tiên tiến để khám phá ra rằng, tính đồng bộ thực sự tồn tại, và những nhà tiên tri chỉ là biết những điều này sớm hơn, vì thế có thể nhìn thấy tương lai của chúng ta?

Minh An
Theo Malianjie



BÀI CHỌN LỌC

Hai đại dịch lớn có mối quan hệ, tất cả không phải trùng hợp