Hai dự ngôn lớn ứng nghiệm, ngày tận thế đang đến?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dấu hiệu nổi tiếng về ngày tận thế trong Kinh Thánh đã xuất hiện? Tại sao tai hoạ thứ sáu của ngày tận thế lại xảy ra trên dòng sông này? 

Gần đây, chúng ta thường nghe đến những tin tức về hạn hán. Mực nước ở thành phố Venice thấp đến mức không thể chèo thuyền, trời đã không mưa ở Pháp trong 31 ngày, Vùng đất hình lưỡi liềm màu mỡ ở Trung Đông đã trở thành sa mạc lưỡi liềm... Điều này thật đáng sợ, bởi vì sau một đợt hạn hán quy mô lớn như vậy, sản lượng ngũ cốc cũng giảm trên quy mô lớn. Việc giảm sản lượng lương thực có nghĩa là sẽ có một nạn đói lớn. Đây vốn là điều được đề cập trong nhiều lời tiên tri về ngày tận thế.

Nhưng giữa tất cả các tin tức về hạn hán, việc sông Euphrates cạn kiệt đã làm dấy lên lo ngại về ngày tận thế. Bởi vì trong cuốn sách tiên tri nổi tiếng “Khải huyền”, việc sông Euphrates cạn nước, cũng giống như sự phục hồi của dân tộc Do Thái, là một trong những dấu hiệu nổi bật nhất của ngày tận thế. Ngày nay, cả hai dấu hiệu này đều đã ứng nghiệm, liệu ngày tận thế trong dự ngôn sẽ xuất hiện?

Trong cuốn sách tiên tri nổi tiếng “Khải huyền”, việc sông Euphrates cạn nước, cũng giống như sự phục hồi của dân tộc Do Thái, là một trong những dấu hiệu nổi bật nhất của ngày tận thế (Ảnh chụp màn hình)
Trong cuốn sách tiên tri nổi tiếng “Khải huyền”, việc sông Euphrates cạn nước, cũng giống như sự phục hồi của dân tộc Do Thái, là một trong những dấu hiệu nổi bật nhất của ngày tận thế (Ảnh chụp màn hình)

Dòng sông chảy từ Vườn Địa Đàng

Euphrates là con sông dài nhất ở Tây Á, bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ, chảy qua Syria và Iraq, cuối cùng đổ vào vịnh Ba Tư. Nó có tổng chiều dài hơn 3.000 km, bằng khoảng một nửa chiều dài của sông Dương Tử. Nước sông chủ yếu đến từ nước mưa và tuyết tan.

Euphrates cũng là một trong những con sông có ý nghĩa lịch sử nhất. Nó xuất hiện trong chữ viết hình nêm của Iraq vào khoảng 5000 năm trước. Thời đó, nó được gọi là sông Buranun, ý nghĩa là dòng sông linh thiêng. Sau đó, nó xuất hiện trong Kinh thánh “Các thế kỷ” với tư cách là một trong bốn con sông chảy ra từ Vườn Địa Đàng.

Trong truyền thuyết của người Do Thái, sông Euphrates cũng có ý nghĩa phi thường. Khoảng 4000 năm trước, Abraham, tổ tiên của người Do Thái đã theo sự triệu hồi của Chúa, từ quê hương Ur vượt sông Euphrates đến vùng Canaan. Canaan gần tương ứng với Israel và dải bờ Tây sông Jordan ngày nay. Đây là vùng đất Chúa ban cho Abraham và con cháu ông, còn được gọi là Vùng Đất Hứa. Sông Euphrates là một trong những ranh giới của Canaan.

Khoảng 4000 năm trước, Abraham, tổ tiên của người Do Thái đã theo sự triệu hồi của Chúa, từ quê hương Ur vượt sông Euphrates đến vùng Canaan (Ảnh chụp màn hình)
Khoảng 4000 năm trước, Abraham, tổ tiên của người Do Thái đã theo sự triệu hồi của Chúa, từ quê hương Ur vượt sông Euphrates đến vùng Canaan (Ảnh chụp màn hình)

Sông Euphrates cổ đại có lượng nước dồi dào, cùng với sông Tigris gần đó và sông Jordan, lưu vực 3 con sông này tạo thành một ốc đảo hình lưỡi liềm và trong lịch sử được gọi là vùng đất màu mỡ Tân Ước. Vùng đất này có thể nói là ốc đảo lớn nhất sa mạc Trung Đông, đồng thời cũng là cái nôi của nền văn minh nơi đây.

Vùng Đất Hứa Canaan

Khu vực phía đông và phía bắc của Lưỡi liềm màu mỡ chính là Lưu vực Lưỡng Hà nổi tiếng, nơi có hai con sông lớn là Tigris và Euphrates. Mỗi mùa xuân, nước sông lại đổ về, mang theo lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng phía Nam. Sông có nhiều ngư sản phong phú, lòng sông rộng giúp giao thông đường thủy nhanh gọn, thuận tiện cho việc buôn bán, giao thương. Do đó, từ xa xưa, Lưu vực Lưỡng Hà đã là vùng đất màu mỡ của Trung Đông, và nơi đây cũng đã sản sinh ra nhiều nền văn minh cổ đại.

Ur, quê hương của Abraham và Vương quốc Babylon huy hoàng một thời đều nằm ở vùng đất này. Ai Cập, nằm ở phía tây của Lưỡi liềm màu mỡ, cũng là một vùng đất rất giàu có. Điều thú vị là, chính giữa vùng đất này là miền đất hứa Canaan của người Do Thái, nhưng lại kém hơn rất nhiều. Sông Jordan chảy qua đất Canaan hẹp và ngắn so với hai con sông lớn, đất đai hai bên thung lũng sông phần lớn không màu mỡ, không thuận lợi cho việc trồng trọt. Điều này thật kỳ lạ. Tại sao Vùng Đất Hứa của Chúa lại cằn cỗi như vậy?

Sông Jordan chảy qua đất Canaan hẹp và ngắn so với hai con sông lớn, đất đai hai bên thung lũng sông phần lớn không màu mỡ, không thuận lợi cho việc trồng trọt. Điều này thật kỳ lạ. Tại sao Vùng Đất Hứa của Chúa lại cằn cỗi như vậy? (Ảnh chụp màn hình)
Sông Jordan chảy qua đất Canaan hẹp và ngắn so với hai con sông lớn, đất đai hai bên thung lũng sông phần lớn không màu mỡ, không thuận lợi cho việc trồng trọt. Điều này thật kỳ lạ. Tại sao Vùng Đất Hứa của Chúa lại cằn cỗi như vậy? (Ảnh chụp màn hình)

Chúng ta có thể tìm ra một số manh mối từ một đoạn lời nói của Moses thời đó. Moses nói rằng vùng đất này là “Ấy là một xứ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi săn sóc” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 11:12 - bản dịch vietchristian). Nếu con dân Chúa trung tín với lời Chúa, “thì ta sẽ cho mưa mùa thu và mưa mùa xuân xuống thuận thì tại trong xứ các ngươi; ngươi sẽ thâu góp ngũ cốc, rượu, và dầu của ngươi” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 11:14 - bản dịch vietchristian).

Đúng là như vậy. Nguồn nước tự nhiên ở khu vực Canaan về cơ bản phụ thuộc vào nước mưa. Hàng năm vào khoảng tháng 11, có một trận mưa thu tới làm ẩm vùng đất khô cằn, làm đất tơi xốp, rất thích hợp cho việc trồng trọt. Tháng 3 và tháng 4 năm sau lại có một trận mưa xuân nữa để cây trồng có đủ nước sinh trưởng, đây cũng là điều quan trọng để có một vụ mùa bội thu. Nếu không có mưa thu thì đất không thể gieo trồng, không có mưa mùa xuân thì không thể thu hoạch được mùa màng.

Chỉ cần mọi người sống theo sự dẫn dắt của Thượng Đế, thì Thượng Đế sẽ giáng hạ hai trận mưa xuống đúng lúc, để thời tiết ở đây thuận lợi và cuộc sống sẽ trù phú. Nếu không tuân theo lời của Chúa thì hai trận mưa sẽ không đến kịp thời, dẫn đến mất mùa và đời sống của mọi người sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do tại sao một số học giả nghiên cứu Kinh Thánh nói rằng, ở mảnh đất Canaan địa lý và tín ngưỡng kết hợp cùng nhau, và nơi đây là “lớp học tinh thần do chính Chúa sắp đặt, là nơi để rèn luyện đức tin”. Đây là lý do tại sao Canaan được gọi là “Vùng Đất Hứa", chỉ những ai nghe theo lời Chúa mới được Chúa chăm sóc.

Kiếp nạn ở Jerusalem

Mọi người ai cũng hiểu đạo lý, nhưng thực hiện được có lẽ lại là chuyện khác. Sau năm 1400, vào thời vua Zedechias của Vương quốc Judah, người Do Thái dần dần quay lưng lại với Chúa, đến mức Chúa không thể dung thứ. Vì vậy, Chúa quyết định lấy lại Vùng Đất Hứa. Nhưng Chúa luôn nhân từ. Vì vậy, Ngài đã phái nhà tiên tri Jeremiah tới cảnh báo thế nhân, để xem liệu có còn cơ hội lưu họ ở lại hay không.

Sau năm 1400, vào thời vua Zedechias của Vương quốc Judah, người Do Thái dần dần quay lưng lại với Chúa, đến mức Chúa không thể dung thứ (Ảnh chụp màn hình)
Sau năm 1400, vào thời vua Zedechias của Vương quốc Judah, người Do Thái dần dần quay lưng lại với Chúa, đến mức Chúa không thể dung thứ (Ảnh chụp màn hình)

Sinh ra trong một gia đình tư tế, Jeremiah đã trở thành phát ngôn viên của Chúa khi còn rất trẻ. Bản chất ông là người lương thiện, khi đối mặt với tội lỗi của con người và sự trừng phạt sắp tới của Chúa, ông thường đau đớn rơi lệ. Chính vì thế ông còn được mệnh danh là “nhà tiên tri nước mắt”.

Jeremiah đến Jerusalem thị sát xung quanh và thấy khắp thành phố đầy rẫy sự gian ác và bất trung. Mọi người, bất kể địa vị cao thấp, đều tham lam những tài sản bất nghĩa. Mọi người làm những việc Chúa không cho phép làm, như giết người, trộm cắp, đạo đức giả, gian dâm, nói dối... Cả các nhà tiên tri và tư tế đều đang nói những lời tiên tri giả, vờ như mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Bách tính ngây thơ không biết gì, lại còn rất thích nghe.

Jeremiah càng nhìn càng buồn bã. Ông chạy đến cổng Thánh điện và bắt đầu hô lớn lên rằng mối nguy hiểm đang đến từ phía bắc, nó muốn phá hủy các thành trấn của Judah. Nhưng không ai chú ý đến ông. Dưới sự dẫn dắt của Chúa, Jeremiah đến nhà một người thợ gốm. Ông thấy người thợ gốm nhào những đồ gốm vỡ thành đất sét, rồi dùng đất sét để làm những chiếc bình khác mà họ thích. Lúc này, Chúa nói với Jeremiah rằng ông là thợ gốm của Israel, người có thể phá bỏ nó bất cứ lúc nào và hình thành nên nó theo ý muốn. Jeremiah lấy đi chiếc bình của người thợ gốm và đập vỡ chiếc bình trước công chúng, nói với mọi người rằng Chúa cũng sẽ đập vỡ Jerusalem và Judah của người dân. Nhưng mọi người vẫn không có phản ứng gì.

Jeremiah lấy đi chiếc bình của người thợ gốm và đập vỡ chiếc bình trước công chúng, nói với mọi người rằng Chúa cũng sẽ đập vỡ Jerusalem và Judah của người dân (Ảnh chụp màn hình)
Jeremiah lấy đi chiếc bình của người thợ gốm và đập vỡ chiếc bình trước công chúng, nói với mọi người rằng Chúa cũng sẽ đập vỡ Jerusalem và Judah của người dân (Ảnh chụp màn hình)

Dưới con mắt của Chúa, lúc này Jerusalem không thể cứu chữa được nữa. Ngài muốn trừng phạt họ. Jeremiah không chịu nổi, chạy xung quanh hét lớn với mọi người: “Hãy hát cho Chúa, ngợi ca Đức Chúa”. Tuy nhiên, những gì ông nhận được là sự chế giễu, xúc phạm từ người đời. Cuối cùng tổng quản Thánh điện - Pashhur tức giận đã xích và nhốt Jeremiah lại.

Tuy nhiên, Jeremiah vẫn không im lặng. Ông nói với Pashhur rằng ông ta sẽ bị bắt ở Babylon, và chắc chắn ông ta sẽ chết ở đó. Trong đối đáp với quốc vương Zedekiah, Jeremiah thẳng thừng tuyên bố rằng vua Babylon sẽ vây đánh Jerusalem, dịch bệnh, đao kiếm, nạn đói và hoả hoạn sẽ tiêu diệt cư dân. Bản thân quốc vương cũng sẽ bị bắt tới Babylon. Sau đó, nhà vua bắt đầu sợ hãi và thỉnh cầu Jeremiah hãy vì nước Judah mà cầu nguyện Chúa. Nhưng Jeremiah đã từ chối yêu cầu của vua. Ông nói rằng đến lúc này, việc Jerusalem bị hủy diệt là điều không thể tránh khỏi.

Nhà vua bắt đầu sợ hãi và thỉnh cầu Jeremiah hãy vì nước Judah mà cầu nguyện Chúa. Nhưng Jeremiah đã từ chối yêu cầu của vua. Ông nói rằng đến lúc này, việc Jerusalem bị hủy diệt là điều không thể tránh khỏi (Ảnh chụp màn hình)
Nhà vua bắt đầu sợ hãi và thỉnh cầu Jeremiah hãy vì nước Judah mà cầu nguyện Chúa. Nhưng Jeremiah đã từ chối yêu cầu của vua. Ông nói rằng đến lúc này, việc Jerusalem bị hủy diệt là điều không thể tránh khỏi (Ảnh chụp màn hình)

Lời tiên đoán của nhà tiên tri đã thực sự trở thành sự thật. Không lâu sau, quân đội Babylon từ phía bắc kéo đến. Jerusalem bị đánh hạ sau 18 tháng bị bao vây. Toàn bộ thành phố đã bị thiêu trụi. Nebuchadnezzar II, vua của Babylon, xiềng xích Zedekiah và đưa về như một chiến lợi phẩm.

Babylon sụp đổ

Nhưng Nebuchadnezzar rất thân thiện với Jeremiah, thả ông ra và còn mời ông cùng sang Babylon. Jeremiah đã từ chối. Vì ông thấy gươm của Chúa cũng sẽ giáng xuống Babylon. Babylon từng là “chén vàng” trong tay Chúa, phồn vinh và giàu có. Một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại - Vườn treo Babylon huyền thoại - được cho là do Nebuchadnezzar xây dựng. Tuy nhiên, người Babylon cũng vì điều này mà bắt đầu trở nên cuồng vọng, thay vì tôn thờ Chúa, họ bắt đầu sùng bái các tượng bằng gỗ, thậm chí còn muốn tranh đoạt cao thấp với Chúa. Nếu xa rời Chúa, ngày bị Chúa cự tuyệt sẽ tới.

Một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại - Vườn treo Babylon huyền thoại - được cho là do Nebuchadnezzar xây dựng. Tuy nhiên, người Babylon cũng vì điều này mà bắt đầu trở nên cuồng vọng, thay vì tôn thờ Chúa, họ bắt đầu sùng bái các tượng bằng gỗ, thậm chí còn muốn tranh đoạt cao thấp với Chúa (Ảnh chụp màn hình)
Một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại - Vườn treo Babylon huyền thoại - được cho là do Nebuchadnezzar xây dựng. Tuy nhiên, người Babylon cũng vì điều này mà bắt đầu trở nên cuồng vọng, thay vì tôn thờ Chúa, họ bắt đầu sùng bái các tượng bằng gỗ, thậm chí còn muốn tranh đoạt cao thấp với Chúa (Ảnh chụp màn hình)

Jeremiah đã tiên tri rằng một ngày nào đó hạn hán sẽ đến cùng với gươm giáo và nguồn nước của họ sẽ cạn kiệt. Người Medes của Ba Tư sẽ tiếp nhận vương quốc của họ. Babylon sẽ “sẽ không hề có dân cư nữa, vả từ đời nầy đến đời kia người ta sẽ không ở đó” (Jeremiah 50:39 - bản dịch biblehub).

Vị vua kiêu ngạo của Babylon hoàn toàn không tin vào điều đó. Tại sao? Babylon được xây dựng bên bờ sông Euphrates. Từ xưa, nước sông Euphrates rất dồi dào. Dòng sông cuồn cuộn chảy qua thành phố, và người dân Babylon chưa bao giờ phải lo lắng về nguồn nước. Bên cạnh đó, tường thành Babylon nổi tiếng kiên cố, có thể nói là tường đồng, tường sắt. Muốn tiến vào thành Babylon, chỉ có hai con đường, hoặc là qua cổng thành hoặc là qua sông Euphrates. Nơi chảy vào và chảy ra của sông Euphrates được khóa chắc chắn bằng các cổng kim loại. Với hàng thủ như vậy làm sao có thể công phá được nó?

Tuy nhiên, 48 năm sau, vua Cyrus II của Ba Tư đã tìm ra cách phá thành. Ông đã cho đào một con kênh trên sông Euphrates để chuyển hướng nước của sông. Sau khi đào gần hết, ông đem theo phần lới quân đội, lặng lẽ đóng quân ngoài thành và chờ thời cơ.

Vua Cyrus II của Ba Tư đã tìm ra cách phá thành Babylon (Ảnh chụp màn hình)
Vua Cyrus II của Ba Tư đã tìm ra cách phá thành Babylon (Ảnh chụp màn hình)

Và cơ hội đã đến! Hôm đó đúng vào ngày hội lớn ở Babylon, vua Belshazzar mở tiệc lớn chiêu đãi 1.000 vị đại thần, mọi người uống rượu vui vẻ. Đột nhiên, một bàn tay xuất hiện trên tường thành và viết một số từ khó hiểu. Nhà vua thất kinh, mặt biến sắc. Không ai trong những nhà thông thái của ông có thể hiểu được những chữ đó. Duy chỉ có nhà tiên tri Do Thái Daniel, người có mặt ở đó, mới hiểu được. Daniel nói rằng, “Đức Chúa Trời đã đếm và chấm dứt số ngày của vua... Vua đã bị đặt trên bàn cân và thấy kém thiếu.… Vương quốc của vua bị phân chia rồi giao cho người Mê-đi và người Ba Tư” (Daniel 5:25-28 - bản dịch bible.com). Nói một cách đơn giản, Babylon ngày nay sẽ bị diệt vong. Mọi người nhìn nhau, đều cảm thấy không thể tin được. Mất nước? Nhưng kẻ địch ở đâu?

Quân địch đã tiến vào thành phố từ đáy lầy lội của sông Euphrates khô cạn. Hóa ra người Ba Tư bên ngoài thành phố đã chuyển hướng thượng nguồn sông Euphrates qua con kênh vào đêm hôm đó. Ở hạ lưu, lòng sông khô cạn đã trở thành một con đường rộng rãi. Quân Ba Tư tiến vào từ dưới cổng sắt, và đột nhập thành phố, giành chiến thắng mà không đổ máu. Vua Belshazzar bị giết vào đêm đó, và Babylon sụp đổ. 400 năm sau, thành phố huy hoàng một thời này đã hoàn toàn bị bỏ hoang. Sau 2.000 năm ngủ yên dưới lòng đất, mãi đến đầu thế kỷ 19, nó mới được các nhà khảo cổ khai quật. Nó thực sự ứng nghiệm với những lời Jeremiah đã từng nói, "từ đời nầy đến đời kia người ta sẽ không ở đó".

Jerusalem mới trong Khải huyền

Sau khi tìm hiểu truyền thuyết về sông Euphrates, chúng ta cùng tìm hiểu về Khải huyền, cuốn sách tiên tri quan trọng nhất trong Kinh thánh.

“Khải huyền" được viết vào 2000 năm trước, chủ yếu là tiên tri các dấu hiệu về ngày tận thế và sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế.

Trong tiên tri, thành phố Babylon đã biến mất, nay xuất hiện trở lại. Nó được miêu tả là một phụ nữ phóng túng cưỡi một con rồng lớn màu đỏ có bảy đầu và mười sừng. Con rồng lớn màu đỏ nuốt chửng cô ấy và sau đó chiến đấu với Đấng Cứu Thế. Đấng Cứu Thế ngồi trên bảo toạ như “con chiên” hy sinh cho cả nhân loại. Con chiên mở ra bảy ấn, và Thiên sứ thổi bảy kèn. Đấng Cứu Thế và đạo quân của Ngài đã đánh bại con rồng đỏ trong tiếng kèn. Sau đó, các Thiên Thần trút xuống bảy bát vàng chứa đầy cơn thịnh nộ của Chúa, và ngày tận thế bắt đầu.

Đấng Cứu Thế ngồi trên bảo toạ như “con chiên” hy sinh cho cả nhân loại. Con chiên mở ra bảy ấn, và Thiên sứ thổi bảy kèn. Đấng Cứu Thế và đạo quân của Ngài đã đánh bại con rồng đỏ trong tiếng kèn (Ảnh chụp màn hình)
Đấng Cứu Thế ngồi trên bảo toạ như “con chiên” hy sinh cho cả nhân loại. Con chiên mở ra bảy ấn, và Thiên sứ thổi bảy kèn. Đấng Cứu Thế và đạo quân của Ngài đã đánh bại con rồng đỏ trong tiếng kèn (Ảnh chụp màn hình)

Mỗi chiếc bát vàng rơi xuống tương ứng với một tai họa. Bát thứ sáu được đổ xuống sông Euphrates. Sau đó, “sông liền cạn khô, đặng sửa soạn cho các vua từ Đông phương đến có lối đi được” (Khải huyền 16:12 - bản dịch vietchristian). Các vua từ phương Đông là ai, và họ sẽ làm gì ở bên kia sông Euphrates? Điều này không được nói trong tiên tri.

Sau hạn hán sẽ tới ngày tận thế? Nó có thể đến hoặc cũng có thể không đến.

Bởi vì sau khi thảm họa kết thúc, thế giới mới do Chúa Cứu Thế tạo ra sẽ xuất hiện. Đây là thành Jerusalem mới từ trên trời giáng xuống. Trong thế giới mới sẽ không có Vườn Địa Đàng, cũng không có Adam và Eva. Nhiều cư dân ở đây đến từ thế giới cũ, tất cả họ đều đã trải qua sự thẩm phán trước Chúa Cứu Thế, và tên của họ được ghi vào sổ sinh mệnh.

Sông Euphrates chảy từ thế giới cũ của Vườn Địa Đàng đã khô cạn, nhưng dòng nước sự sống chảy ra từ ngai vàng của Đấng Cứu Thế. Đấng Cứu Thế nói rằng ai khát có thể tới uống. Nhưng những người không có tên trong sổ sinh mệnh thì không được uống. Vì vậy, đối với họ, ngày tận thế thực sự chính là tận thế. Vì không được sang thế giới mới nên họ sẽ bị ném xuống hồ lửa.

Theo Phù Dao

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hai dự ngôn lớn ứng nghiệm, ngày tận thế đang đến?