Hai ‘hành vi’ này của trẻ là biểu hiện IQ cao, cha mẹ không nên vội sửa 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giáo sư tâm lý: “Những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao thường có một số thói quen không tốt khi còn nhỏ, nhưng những thói quen này chính là biểu hiện của chỉ số thông minh cao”.

Trong quá trình trưởng thành của con cái, cha mẹ nào cũng mong con mình có chỉ số IQ thật cao và sau này sẽ rất xuất sắc. Nhưng trên thực tế, nếu chúng ta quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng có rất nhiều trẻ không có sự khác biệt lớn, bởi vì chỉ số IQ của trẻ tương tự nhau khi chúng còn nhỏ, và rất ít trẻ tỏ ra đặc biệt thông minh.

Chỉ số thông minh của mỗi đứa trẻ là khác nhau, và chỉ số thông minh của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào mức độ giáo dục của cha mẹ. Giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn, bà là giáo sư tâm lý học, chuyên về giáo dục thanh thiếu niên, bà đã từng nói như thế này: Những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao thường có một số thói quen không tốt khi còn nhỏ, nhưng những thói quen này chính là biểu hiện của chỉ số thông minh cao.

Nếu trẻ có hai vấn đề này có nghĩa là chỉ số thông minh tương đối cao, cha mẹ không nên vội vàng sửa lỗi cho trẻ, làm vậy chỉ kìm hãm sự phát triển chỉ số thông minh của trẻ. Vậy những thói quen không tốt ấy là gì?

Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng có rất nhiều trẻ không có sự khác biệt lớn, bởi vì chỉ số IQ của trẻ tương tự nhau khi chúng còn nhỏ, và rất ít trẻ tỏ ra đặc biệt thông minh. (Ảnh: pexels)

1. Thích phá phách

Không có gì lạ khi hầu hết trẻ em khi còn nhỏ đều rất nghịch ngợm và thích phá bĩnh, tháo rời đồ chơi hoặc tháo rời các vật dụng, thậm chí là ti vi hay quạt máy, đây không phải là chuyện hiếm. Vì trẻ ở độ tuổi này còn tương đối nhỏ nên chúng sẽ không bỏ qua bất cứ thứ gì có thể tháo rời, một số trẻ có thể lắp ráp lại đồ chơi như ban đầu sau khi đã tháo.

Dù vậy, các bậc cha mẹ vẫn tỏ ra tức giận trước hành vi của con và muốn con mình bỏ thói quen không tốt này. Tuy nhiên, giáo sư Lý Mai Cẩn cho rằng trẻ thích tháo dỡ đồ vật chứng tỏ trẻ có khả năng vận động mạnh, thực tế khi trẻ tháo dỡ đồ chơi tức là trẻ đã hiểu được cấu trúc không gian và thứ tự thành phần của đồ chơi.

Một số trẻ có thể lắp ráp lại đồ chơi như ban đầu sau khi đã tháo. (Ảnh: pexels)

Trong quá trình tháo rời đồ chơi, não bộ của trẻ sẽ suy nghĩ, vì vậy việc tháo rời và lắp ráp đồ chơi thực chất là một giai đoạn phát triển trí tuệ rất tốt. Vì vậy, nếu bố mẹ thấy con có thói quen hay phá đồ thì không nên vội sửa, có thể mua cho con một bộ đồ chơi, để con tháo ra lắp ráp lại.

Trong quá trình này, khả năng tập trung và thực hành của trẻ có thể được trau dồi, đồng thời, chỉ số thông minh của trẻ có thể được cải thiện, để trẻ có thể lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc theo sở thích riêng mình.

Trong quá trình tháo rời đồ chơi, não bộ của trẻ sẽ suy nghĩ, vì vậy việc tháo rời và lắp ráp đồ chơi thực chất là một giai đoạn phát triển trí tuệ rất tốt. (Ảnh: pexels)

Ngoài việc cải thiện chỉ số IQ, tháo dỡ đồ chơi còn có thể rèn luyện các khả năng khác của trẻ, chẳng hạn như khả năng phân tích, khả năng logic và khả năng phán đoán. Tư duy của trẻ cũng sẽ được cải thiện rất nhiều, trong quá trình này, trẻ có thể làm những gì mình thích mà không cần bố mẹ giám sát, trẻ có thể tận hưởng niềm vui khi chơi và trải nghiệm trọn vẹn niềm vui khi thực hành.

Trẻ có thể tận hưởng niềm vui khi chơi và trải nghiệm trọn vẹn niềm vui khi thực hành. (Ảnh: pexels)

2. Thích nói bướng bỉnh

Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận thấy rằng con mình có thói quen như vậy khi lên 3 tuổi, đôi khi trẻ còn bướng bỉnh trước khi cha mẹ nói hết câu. Những thói quen không tốt như vậy là rất xấu, cha mẹ khi phát hiện ra con mình có thói quen như vậy thì lập tức ngăn cản, có khi còn dùng vũ lực để giáo dục trẻ, để trẻ biết thói quen xấu đó có hại như thế nào.

Đôi khi trẻ còn bướng bỉnh trước khi cha mẹ nói hết câu khi lên 3 tuổi. (Ảnh: pexels)

Như chúng ta đã biết, thích nói bướng bỉnh với cha mẹ là một thói quen xấu, vậy tại sao giáo sư Lý Mai Cẩn lại cho rằng đây là biểu hiện của chỉ số IQ cao?

Trên thực tế, khi trẻ có hành vi này, điều đó cho thấy trẻ có chủ kiến ​​nhất định và có thể xem xét vấn đề từ góc độ riêng mình. Một số nhà tâm lý học cho rằng những hành vi này của trẻ cho thấy não bộ đang hoạt động nhanh, và não bộ đang cân nhắc để ‘phản bác’ lại những gì cha mẹ đang nói. Ngược lại, nếu trẻ vâng lời cha mẹ, dù thế nào đi nữa thì đứa trẻ đó rất ngoan ngoãn trong mắt người khác, nhưng trẻ không có khả năng suy nghĩ độc lập, không chủ động suy nghĩ, lâu dần chỉ số thông minh của trẻ sẽ thấp hơn nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi.

Thích nói bướng bỉnh với cha mẹ là một thói quen xấu, vậy tại sao giáo sư Lý Mai Cẩn lại cho rằng đây là biểu hiện của chỉ số IQ cao? (Ảnh: pexels)

Có một câu nói rất hay: một bộ phận không được sử dụng thường xuyên sẽ bị rỉ sét, và đó là sự thật. Nếu trẻ thích nói bướng bỉnh, bạn đừng vội sửa ngay, trước tiên bạn nên để trẻ bày tỏ rõ quan điểm của mình, sau đó cùng trao đổi để giúp trẻ suy nghĩ.

Cha mẹ nào cũng mong con mình lớn lên sẽ có triển vọng, điều này cũng dễ hiểu thôi, cha mẹ nên thực hiện một số hành động khi con còn nhỏ để giúp con, đồng thời rèn luyện một số khả năng ở các khía cạnh khác nhau của con.

Cha mẹ nào cũng mong con mình lớn lên sẽ có triển vọng, cha mẹ nên thực hiện một số hành động khi con còn nhỏ để giúp con. (Ảnh: pexels)

Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm riêng, cha mẹ hãy định hướng cho trẻ một cách chính xác và khéo léo phát hiện ra những ưu điểm của trẻ, để trẻ có thể tỏa sáng.

Mỗi hoàn cảnh của trẻ đều khác nhau, vì vậy, khi trẻ gặp một vấn đề trong quá trình trưởng thành, cha mẹ không nên vội sửa hay đổ lỗi mà nên hướng dẫn trẻ đúng cách, chỉ có như vậy mới giúp trẻ nâng cao trí tuệ, nâng cao khả năng ghi nhớ, logic và khả năng diễn đạt. Trên thực tế, nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy có nhiều trẻ không khác biệt lắm, bởi vì chỉ số thông minh của trẻ khi còn nhỏ là tương đương nhau, và rất ít trẻ đặc biệt thông minh.

Cao Nguyên
Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Hai ‘hành vi’ này của trẻ là biểu hiện IQ cao, cha mẹ không nên vội sửa