Hai Thánh nhân vĩ đại Lão Tử và Socrates có đại trí huệ gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào khoảng thời gian từ năm 800 trước Công nguyên đến năm 200 trước Công nguyên là thời đại huy hoàng nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Trong khoảng thời gian này, một số vị Thánh nhân đã đặt ra hệ thống tín ngưỡng cho các nền văn minh ở phương Đông và phương Tây. Trong đó gồm có những nhân vật kiệt xuất như Lão Tử và Socrates.

Trong số hai vị Thánh này, một vị đã thiết lập hệ thống tín ngưỡng của Đạo giáo cho nền văn minh Trung Hoa, và một người đã thiết lập hệ thống triết học Hy Lạp cho nền văn minh phương Tây. Họ đã định hình các giá trị đạo đức chính, và cốt lõi tinh thần của văn hóa cổ điển phương Đông và phương Tây, gần như cùng một thời kỳ trong lịch sử.

Đáng tiếc, hai vị Thánh nhân này chưa bao giờ tìm được người bạn tri kỷ tại quốc gia của mình. Lão Tử đã để lại năm nghìn chữ chân ngôn, không hy vọng thế nhân có thể thực sự hiểu những lời của ông. Từ Hàm Cốc quan, ông rời khỏi Trung nguyên đi nơi khác. Còn Socrates vì phát ngôn mà chịu tội, bị giới quyền quý của Athens kết án tử hình. Trước khi nhận hình phạt, ông giảng cho các đệ tử những chân lý mà ông ngộ ra.

Như vậy, nếu hai con người này gặp nhau trong cùng một thời gian và không gian, liệu họ có trở thành tri kỷ của nhau, và cùng khám phá những bí ẩn sâu xa của vũ trụ? Chúng ta hãy tưởng tượng và diễn giải sự khôn ngoan của cuộc đối thoại giữa 2 bậc trí giả này.

Truyền kỳ Lão Tử - Ông Tổ của Đạo gia (P-2): Truyền Đạo cho Doãn Hỷ
Lão Tử (Ảnh: Commons wikimedia - CC BY-SA 3.0)

Khi nhìn thấy một số người đang cố gắng kiếm nhiều tiền hơn, và một số người đổ xô đi mua hàng hóa giá rẻ, Socrates sẽ cảm thán rằng: "Những người biết hài lòng là những người giàu nhất, bởi vì bản thân sự mãn nguyện chính là sự giàu có".

Lão tử cười nói: "Đúng vậy, người biết đủ là người giàu có".

Nhìn thấy những người bán hàng rong trong thành phố la hét mua hàng, dưới ánh đèn neon, đường phố tấp nập, xe cộ như nước chảy, tiếng còi khắp nơi, người người tiệc tùng, ca hát và nhảy múa trong quán bar, và những cuộc ẩu đả ồn ào xảy ra, Socrates nói: "Bên ngoài tất cả những âm thanh ồn ào, sự yên tĩnh là giai điệu bí ẩn nhất".

Lão Tử nói: “Trừ bỏ ham muốn thì mới thanh tĩnh, thế gian sẽ tự nhiên an định”.

Socrates nói: "Những người này cần nhận thức ra chính mình".

Lão Tử nói: "Đúng vậy, giỏi hiểu người khác là thông minh, có thể nhận thức được chính mình mới là tâm minh".

Lúc này, một thanh niên giàu có đi ngang qua, nghe được cuộc đối thoại giữa hai vị Thánh nhân, cảm thấy những lời này đầy khôn ngoan. Người này tuy giàu có nhưng luôn bị cảm xúc đau buồn chi phối, thế nên anh ta mua sắm nhiều đồ đắt tiền hơn, gặp gỡ nhiều phụ nữ xinh đẹp hơn, muốn thoát khỏi nỗi đau buồn này. Anh bước đến chỗ hai vị Thánh nhân, hy vọng có thể nghe được một điều bí mật nào đó về hạnh phúc.

Cần khiêm tốn để tránh người khác đố kỵ mình, tránh cho cuộc sống của mình mệt mỏi, bất an, cản trở con đường phát triển của bản thân.
Một thanh niên giàu có đi ngang qua, nghe được cuộc đối thoại giữa hai vị Thánh nhân, cảm thấy những lời này đầy khôn ngoan. (Secretchina)

Lão Tử thở dài nói: “Thứ quý hiếm khiến người ta hành xử bất thường, còn gây ra họa”.

Socrates nói: “Bí mật của hạnh phúc không phải cố đi tìm kiếm nhiều hơn, mà ở chỗ cho dù nhận được rất ít cũng có thể vui vẻ”.

Chàng trai trẻ trầm ngâm nhớ lại nửa đầu cuộc đời mình, dường như anh đã ngộ ra điều gì.

Socrates nói tiếp: “Nhu cầu của con người càng ít thì càng gần với Thần linh”.

Lúc này, một học giả tôn giáo đi ngang qua, nghe Socrates bàn luận về Thần linh, nên không nén nổi muốn phô bày kiến ​​thức đầy bồ của mình. Trước hai vị Thánh nhân, ông thao thao bất tuyệt về nguồn gốc, lịch sử, giáo lý của các tôn giáo trên thế giới.

Hai vị Thánh nhân nghe và mỉm cười với nhau.

Socrates nói: “Tôi không thể dạy người khác bất cứ điều gì, tôi chỉ có thể khiến họ phải suy ngẫm”.

Lão Tử nói: "Người biết không nói, người nói không biết".

Vị học giả tôn giáo này dường như nhận ra rằng, hai người này có lai lịch và không thể bị ông ta giáo huấn, vì vậy ông ta cụt hứng rời đi.

Trong dòng sông dài của lịch sử, có vô số học giả đã đọc qua hàng ngàn cuốn sách và không thể để lại một chữ nào trong lịch sử. Tuy nhiên, trải qua thử thách hàng ngàn năm, lời nói của những bậc trí giả chân chính vẫn không bị mất đi giá trị và ánh hào quang.

Huy Hải
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Hai Thánh nhân vĩ đại Lão Tử và Socrates có đại trí huệ gì?