Hang động Đôn Hoàng: Kho báu nghệ thuật có nguồn gốc từ tín ngưỡng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nói về văn hóa thần truyền Trung Hoa, người ta thường nghĩ đến những câu chuyện thần thoại và truyền thuyết như Nữ Oa vá trời, Phục Hy diễn bát quái, Thương Hiệt tạo chữ, Hoàng đế chế nhạc cụ. Trên thực tế, trong 5 nghìn năm qua, Thượng Thiên đã liên tục ban nhiều phúc lành cho thế gian, để lại các di tích thần Phật trên đất Thần Châu. Trong số đó, hang động Mạc Cao Đôn Hoàng được khai tạo từ thời Đông Tấn Thập Lục Quốc là một mình chứng.

"Mạc Cao" có nghĩa là những nơi cao trong sa mạc; "Quật" (hang) là nơi các nhà sư tu khổ hạnh. Việc khai tạo các hang động Mạc Cao khởi nguồn từ việc thành tâm tu hành và sự tôn kính của các đệ tử. Theo ghi chép vào thời nhà Đường, có một Sa Môn tên là Lạc Tôn (tên của một thiền nhà sư Ấn Độ cổ), ông quyết tâm đoạn tuyệt thất tình 97 trạng thái tìm cảm của con người), một lòng hướng Phật, lang bạt khắp nơi trong vùng rừng núi hoang vu, khi đến giữa núi Tam Nguy và núi Minh Sa ở Đôn Hoàng, trong đó có hàng ngàn vị Phật đang đứng uy nghi. Ông liền nhận ra rằng, nơi đây phải là Thánh địa để các Phật tử tu hành và chiêm bái, nên đã cho đào hang động đầu tiên trong lịch sử vách núi trên Đôn Hoàng. Đó là vào năm 366.

Hang động Đôn Hoàng. (Đoàn Nghệ thuật Thần Vận cung cấp)

Năm 366 trùng với thời kỳ Ngũ Hồ Thập Lục Quốc ở Trung Quốc. Sau loạn Vĩnh Gia (nhà cai trị dân tộc Hồ chiếm Lạc Dương và tàn sát bừa bãi), các chính quyền ở Trung Nguyên thường xuyên thay đổi, dân chúng phải mất nhà cửa lưu lạc, giang sơn bị tàn phá. Các gia đình quý tộc thời nhà Tấn theo Nho giáo đã di chuyển xuống phía Nam, trong khi các quân chủ người Hồ cai trị ở phía Bắc ủng hộ mạnh mẽ Phật giáo.

Các nhà dịch kinh do đại sư Cưu Ma La Thập dẫn đầu đã dịch kinh Phật sang chữ Hán để truyền bá rộng rãi. Người Hán vốn xưa nay có tâm kính Trời tín Thần, nay trước hiện thực đau khổ, đã tìm được đã có được miền Tịnh thổ tâm linh trong Phật giáo. Các quân vương, tướng quân giết người như ngóe cũng tìm sự cứu rỗi, tìm được nơi an thân trong tư tưởng Phật giáo. Kể từ đó, Phật giáo phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và trở thành một hệ thống tín ngưỡng được coi trọng như Nho giáoĐạo giáo.

Hang Mạc Cao 285: Tượng Thiền sư

Đôn Hoàng nằm ở cuối phía Tây của Hành lang Hà Tây, là điểm khởi đầu của Con đường Tơ lụa dẫn đến Tây vực. Vô số người tin vào Phật giáo, gồm có doanh nhân Ấn Độ, Trung Á, và người Hán từ Trung Nguyên di cư đến, đã xây các khu xung quanh do Lạc Tôn khai tạo. Họ cố gắng tạo nhiều hang động hơn để chứng tỏ lòng thành kính đối với Phật, và cảm tạ sự bảo hộ của Phật. Ngày càng có nhiều hang động xuất hiện trên vách đá của núi Minh Sa này.

Sau quá trình khai tạo và xây dựng trải qua các thời kỳ Thập Lục Quốc, Bắc triều, Tùy, Đường, Ngũ triều, Tây Hạ, Nguyên. Hiện có 735 hang động, 45.000 mét vuông tranh tường cũng như các tác phẩm điêu khắc bằng đất sét, có 2.415 pho tượng. Thời cận đại, người ta đã phát hiện ra một hang động khắc kinh Phật, trong đó có hơn 50.000 di vật văn hóa cổ, gồm có kinh điển học thuật Phật gia và Đạo gia. Đôn Hoàng hiện là di sản văn hóa thế giới là kho tàng nghệ thuật văn hóa Phật giáo. Người ta gọi nó là Động Ngàn Phật, tương ứng với khung cảnh mà Lạc Tôn nhìn thấy khi mới bắt đầu khai tạo.

Một phần bức bích họa hang Mạc Cao 103: Huyền Trang sau khi đi Tây Trúc thỉnh kinh trên đường trở về Trường An. (Phạm vi công cộng)

Đi bộ vào Động Đôn Hoàng, người ta có thể nhìn thấy các hốc được khai tạo trên bức tường phía trước, trong đó có những bức tượng màu hình tượng Phật, Bồ Tát rất trang nghiêm, thanh bình, yên tĩnh và từ bi. Trong các hang động thời kỳ đầu, có một gian nhỏ ở vách bên, là nơi các nhà sư ngồi thiền, tượng Phật ở bức tường phía trước dùng để thờ cúng. Khi các tăng nhân chuyên chú chân thành thì có thể thông qua tượng Phật mà thấy được triển hiện của Phật thực sự.

Hang Mạc Cao 285: Cảnh trong nhà chính

Các bức tranh trên tường ở hang động, sẽ thấy các câu chuyện Phật gia được thể hiện dưới dạng hình ảnh dễ hiểu, truyền tải những lời chỉ dạy đến người thế tục, để những người không biết chữ cũng có thể tiếp nhận được ân huệ phổ độ của Phật Pháp. Những bức tranh tường này, gồm có câu chuyện tiền kiếp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng như câu chuyện tu hành của Đức Phật, và những bức tranh nội dung kinh Phật, trong đó có rất nhiều câu chuyện như xả thân cho hổ ăn, xẻ thịt cho đại bàng, hươu chín màu, năm trăm tên cướp thành người tu hành, được truyền bá rộng rãi. Những câu chuyện này chứa đựng lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh, xả ác làm thiện, từ bỏ bản ngã vì người.

Một số bức tranh tường miêu tả sinh động vẻ đẹp Thế giới Cực Lạc, nơi có hồ Thất Bảo, Phạn Cung hùng vĩ, cát vàng lát nền, Phi Thiên nhảy múa và những Tiên nữ trải hoa trên bầu trời. Khi các tín đồ ngắm nhìn cảnh đẹp trong tranh, họ sẽ nhớ đến câu được ghi trong kinh Phật về Thế giới Cực Lạc: “Vô hữu đao binh, vô hữu nô tì, vô hữu khi khuất, vô hữu cơ cận" (Không gươm giáo, không nô lệ, không lừa dối, không đói trong Thế giới Cực Lạc). Từ đó họ quyết tâm kiên định khổ tu.

Hang Mạc Cao 17: Tranh Địa Tạng Bồ Tát thời Tống. (Phạm vi công cộng)

Từ những tác phẩm điêu khắc và tranh tường màu này, người ta thấy rằng mọi nét khắc họa, điêu khắc đều rất tinh tế. Vậy những tác phẩm nghệ thuật này có phải là của những nghệ sĩ nổi tiếng thời bấy giờ? Những tác phẩm nghệ thuật này do các tầng lớp trong xã hội hỗ trợ kinh phí và được những người thợ thủ công tạo ra. Trong các hang động sau thời nhà Đường, các môn đồ bảo hộ cũng được vẽ ở vị trí nổi bật trong tranh, kích thước bằng người thật hoặc lớn hơn. Tuy nhiên, vào thời Thập Lục Quốc, các môn đồ bảo hộ vô cùng ít ỏi, ngoài ký tên ra thì không còn ai sau triều đại nhà Tùy, nhà Đường, thường chỉ khắc có bốn chữ "nhất tâm cúng dưỡng".

Trong Phật giáo, cúng dưỡng có ý nghĩa là: “Người nào thành tâm kính Phật thì sẽ được phúc báo, mà công đức chính là một phần của người tu luyện.” (Phật gia tin rằng con người sau khi chết sẽ nhập lục đạo luân hồi, có vô số kiếp trước, kiếp này và kiếp sau). Từ điều này, chúng ta có thể biết rằng những người xây dựng hang động trước triều đại nhà Tùy nhà Đường là những người thành tâm tu luyện tín Phật cũng là vô cầu báo.

Bức tranh tường trong hang 329 của hang động Mạc Cao là Thái tử Tất Đạt Đa (tức Phật Thích Ca Mâu Ni) đã nhìn thấy sinh, lão, bệnh, tử, đã từ bỏ ngai vàng và người vợ yêu quý, cưỡi ngựa băng qua thành phố vào lúc nửa đêm. Để ngăn tiếng vó ngựa đánh thức dân chúng, Thiên Thần nhấc ngựa lên, và Tất Đạt Đa bay lên không trung.

So với những người cúng dưỡng, tên tuổi của những người thợ tự tay tạc tượng Phật đã bị phai mờ theo dòng chảy lịch sử, chỉ còn một số hang động có dòng chữ viết tay mơ hồ “Mỗ mỗ kính tạo”. Họ xuất thân từ đâu? Họ đến từ đâu? Ngày nay, chúng ta không biết hết được, chỉ có thể suy luận rằng môi trường làm việc cũng như điều kiện sống của họ rất khó khăn. Tuy nhiên, với cây bút và con dao trên tay, họ đã không ngừng dốc sức khắc họa diện mạo chân thực và sống động của thế giới Thiên quốc, khiến con người hơn một nghìn năm vẫn kính cẩn chiêm bái.

Hang Mạc Cao 275: Tượng Phật Di Lặc. (Nguồn wikipedia/ CC BY-SA-4.0)

Mọi người nhìn vào đôi môi hơi nhếch lên, đôi mắt hơi mở của vị Bồ Tát, cơ bắp cuồn cuộn và căng tràn, sững sờ, trong thời khắc này có thể nghe được lời căn dặn từ bi của Quan Thế Âm, như thấy các ma loạn Pháp đã bị pháp khí tiêu diệt. Những bức tượng sống động như thật này khiến chúng ta nghĩ rằng, những họa sĩ và nhà điêu khắc đã vượt qua vô số gian khổ cống hiến hết mình để tạo ra mà không cầu danh, đó chính là những con dân của Đức Phật. Họ đã nhận ra ý nghĩa thực sự của việc “quan tượng”, cũng như tận mắt chứng kiến ​​sự xuất hiện của các vị Thần Phật.

Hang Mạc Cao là một kho báu nổi tiếng thế giới về văn hóa và nghệ thuật, ngày nay, khi nội hàm của tín ngưỡng ngày càng mai một, người ta vẫn ngưỡng mộ những thành tựu nghệ thuật. Từ phong cách cổ phác và trang trọng của thời kỳ Thập Lục Quốc đến những bức tượng thanh tú thời Bắc triều, đến sự đầy đặn tròn trịa của triều đại nhà Tùy và nhà Đường, những tác phẩm này ghi lại kỹ thuật, nghệ thuật và thẩm mỹ của từng thời đại. Nó có giá trị không thể chối cãi cho việc nghiên cứu các khía cạnh văn hóa các triều đại trước đây, chẳng hạn như kiến ​​trúc, trang phục và phong tục dân gian. Tuy nhiên, giá trị quý giá nhất của Động Đôn Hoàng Mạc Cao là nó vẫn giữ được ý nghĩa tâm linh của Phật gia, nội dung của kinh Phật là chứng tích về sự tồn tại thực sự của các vị thần Phật.

Hang Mạc Cao 98: Hai nữ Phật tử cúng dưỡng - thời Ngũ Đại. (Phạm vi công cộng)

Hang Đôn Hoàng nằm ở rìa sa mạc và cách xa đường mòn nên đã tránh được các cuộc chiến tranh của các triều đại và trở thành ngôi đền hang động được bảo tồn tốt nhất trên thế giới. Đôn Hoàng được giải thích trong sử sách: "Đôn, nghĩa là lớn. Hoàng, nghĩa là thịnh. Bởi vì nó mở rộng các khu vực phía Tây, nên nó nổi tiếng".

Trương Khiên đưa con đường tơ lụa kết nối Tây Vực, Thượng Thiên đã cố ý an bài để mở ra vị trí của hang động Mạc Cao trong lịch sử. Hàng nghìn năm sau, Hang Đôn Hoàng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa các nền văn hóa phương Đông và phương Tây trên sân khấu Thần Vận. Tất cả những điều này là bởi vì nó nói lên một sự thật không thay đổi: nghệ thuật thực sự của con người được tạo ra để kính Thần, và nó được Thần bảo vệ. Đây là điều từ thời thượng cổ, người phương Tây và người phương Đông đều công nhận, chỉ là đến thời cận đại thì dần dần bị con người lãng quên.

Hang Mạc Cao 45: Tả Hiếp Thị Bồ Tát

Trong tiết mục Tạo Tượng của Thần Vận năm 2008, một nghệ nhân khổ sở vì bị cạn nguồn cảm hứng khi đang tạo mẫu tượng Phật. Đúng lúc anh đang cạn nguồn cảm hứng, tinh thần và sức lực mệt mỏi cực độ và chìm vào giấc ngủ, anh liền nhận được khai thị của Thần Phật, trong nháy mắt, ánh vàng kim xuất hiện, Phật Đà, Bồ Tát và các Tiên nữ giáng lâm xuất hiện trước mặt anh. Khi tỉnh dậy, anh liền có lại nguồn cảm hứng dâng trào bất tận, dựa vào ký ức sáng tạo nên một bức tượng sống động như thật.

Trong chương trình Thần Vận năm 2018, có một vị tướng đã từng chinh chiến và giết chết không biết bao nhiêu người, khi phóng hạ đồ đao, quy y Phật môn, ông đã trải qua những kỳ tích trong hang động.

Huy Hải
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Hang động Đôn Hoàng: Kho báu nghệ thuật có nguồn gốc từ tín ngưỡng