Hành nghề y có y đức, oan gia cũng tận tâm cứu chữa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa cho rằng, y học là nhân thuật - thủ thuật nhân đức, đối với người bệnh cần quan tâm, săn sóc, làm được tận tâm tận lực, dốc sức cứu chữa. Danh y Tôn Tư Mạc chủ trương không phân biệt giàu nghèo sang hèn, tất cả đều coi như nhau. Đối với một danh y mà nói, có tu dưỡng y đức và tận trung với chức phận là điều quan trọng nhất, cho dù bệnh nhân là người có hận xưa oán cũ, thì cũng phải tận tâm chữa trị.

Danh y nhi khoa nổi tiếng đời Minh là Vạn Toàn, ông có một oan gia là Hồ Nguyên Khê. Hồ Nguyên Khê có đứa con trai 4 tuổi bị ho, thổ ra máu, đã đi chữa khắp các danh y rồi mà không khỏi, không còn cách nào, ông Hồ đành phải đến cầu cứu Vạn Toàn. Vạn Toàn không ghi nhớ oán hận xưa, lập tức đi khám bệnh.

Sau khi khám bệnh chẩn đoán xong, Vạn Toàn nói với Hồ Nguyên Khê rằng, bệnh này chữa trong một tháng sẽ khỏi. Thế là Vạn Toàn bắt đầu kê đơn chữa trị. Sau khi uống thuốc được 5 liều thì ho đã giảm được 7 phần, máu mồm máu mũi đã không chảy nữa. Đây vốn chỉ là bắt đầu chuyển biến, không ngờ Hồ Nguyên Khê lại chê là bệnh con trai khỏi chậm quá, hơn nữa nghi tâm nổi lên, cho rằng Vạn Toàn và mình có hiềm khích, chưa chắc đã dụng tâm chữa trị, thế là lại mời một danh y khác là Vạn Thiệu đến để chữa bệnh cho con trai.

Theo lý mà nói, Vạn Toàn hoàn toàn có thể buông tay không quản chuyện này. Khi có người khuyên ông rời đi, Vạn Toàn lại nói: "Hồ Nguyên Khê chỉ có đứa con trai này thô, trừ tôi ra thì người khác không thể chữa khỏi được. Sau khi tôi đi sẽ lỡ thời gian chữa bệnh cho đứa bé. Tuy không phải là tôi sát hại, nhưng cũng sẽ là lỗi của tôi. Thế này vậy, trước tiên tôi xem phương thuốc mà ông Vạn Thiệu dùng, nếu dùng thuốc có lý thì tôi liền ra đi. Nếu dùng thuốc sai, tôi phải ngăn cản ông ấy, còn nếu thực sự ngăn cản không nổi thì tôi ra đi cũng chưa muộn".

"Thế này vậy, trước tiên tôi xem phương thuốc mà ông Vạn Thiệu dùng, nếu dùng thuốc có lý thì tôi liền ra đi. Nếu dùng thuốc sai, tôi phải ngăn cản ông ấy".
"Thế này vậy, trước tiên tôi xem phương thuốc mà ông Vạn Thiệu dùng, nếu dùng thuốc có lý thì tôi liền ra đi. Nếu dùng thuốc sai, tôi phải ngăn cản ông ấy". (Miền công cộng)

Sau khi xem đơn thuốc của Vạn Thiệu, Vạn Toàn cho rằng thuốc không đúng bệnh, uống sẽ nguy hiểm. Thế là ông thành khẩn khuyên ngăn rằng: "Bệnh nhị phổi thăng không giáng, phổi tán không thu, sao có thể dùng hai loại thuốc là phòng phong và bách bộ được?"

Vạn Thiệu từ chối không tiếp nhận ý kiến, trái lại còn biện luận rằng: "Phòng phong, bách bộ đều là Thần dược chữa trị ho".

Hồ Nguyên Khê đứng bên cũng phụ họa: "Đây là phương thuốc bí truyền của ông ấy".

Vạn Toàn vô cùng nghiêm trang nói: "Tôi lo lắng cho đứa bé này, chứ không phải có tâm đố kỵ đối với ông".

Vạn Toàn không nỡ thấy chết mà không cứu, trước khi ra đi, ông lại đến xem bệnh nhi lần nữa, xoa đầu nó và nói: "Uống ít chút, đáng tiếc khi bệnh tật tái phát thì biết làm thế nào đây?"

Nói rồi, ông không từ biệt mà ra đi.

Nói rồi, ông không từ biệt mà ra đi.
Nói rồi, ông không từ biệt mà ra đi. (Miền công cộng)

Quả nhiên bệnh nhi uống thuốc của Vạn Thiêu, mới uống một chén nhỏ thì ho lại phát tác, hơi thở gấp, và lại thổ ra máu như trước. Đứa trẻ khóc lóc nói: "Con uống thuốc của thầy Vạn đã đỡ được một chút, cha lại mời người này đến, muốn đầu độc chết con". Cứ thế, bệnh tình chuyển ngoặt đi xuống, tính mệnh đã nguy hiểm rồi.

Vợ của Hồ Nguyên Khê phẫn nộ khôn nguôi, trách mắng chồng. Hồ Nguyên Khê cũng bắt đầu hối hận, đành phải áy náy lại đến cầu cứu Vạn Toàn. Đúng lúc ngàn cân treo sợi tóc này, Vạn Toàn không hề để tâm chuyện cũ, chỉ thành khẩn khuyên bảo rằng: "Nếu nghe lời tôi thì đã không như thế này rồi. Nếu muốn tôi chữa thì nhất định trước tiên phải gạt bỏ cái tâm nghi kỵ, việc này hoàn toàn giao cho tôi trong thời gian một tháng".

Kết quả là chỉ trong thời gian 17 ngày, Vạn Toàn đã chữa trị khỏi bệnh cho đứa bé.

Trung Hòa
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Hành nghề y có y đức, oan gia cũng tận tâm cứu chữa