Hành trình bí ẩn của Lạt Ma chạm tới cánh cổng Shambhala [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào đầu thế kỷ 20, nhà leo núi người Anh đã phát hiện ra một loài vật kỳ lạ trên dãy Himalaya. Họ gọi nó là Người tuyết (Yeti), nhưng loài này quá bí ẩn, chưa từng ai nhìn thấy nó, mới chỉ thấy dấu chân mà thôi. Mọi người đều bối rối không biết nó là loài gì. Tuy nhiên, những người Tây Tạng địa phương nói rằng chúng có thể có liên quan mật thiết với vùng đất tịnh thổ huyền thoại, Shambhala. Shambhala luôn tồn tại trong các truyền thuyết, mọi người đã từng đọc qua trên sách báo và nghe nói đến nó nhưng chưa từng thấy nó bao giờ. Tuy nhiên, vào những năm 1960, một nhà sư Tây Tạng đã đưa một nhóm tín đồ đến vùng núi tuyết phủ, cố gắng mở cánh cổng dẫn đến Tịnh thổ Shambhala. Ông có làm được điều đó không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cuộc hành trình kỳ diệu này và sự thật về người tuyết.

Shambhala - cõi tịnh thổ nơi Tây Tạng

Vào một ngày những năm 1950 của thế kỷ 20, tại sông băng Menlung phía tây đỉnh Everest, có một nhóm người đang từ từ di chuyển. Họ là đội leo núi với trưởng nhóm là ông Eric Shipton, một người Anh quốc. Ông cũng là một nhà leo núi nổi tiếng thế giới. Vào thời đó, đỉnh Everest vẫn còn là một mục tiêu không thể chinh phục. Đỉnh Kamet ở trung tâm dãy Himalaya, là đỉnh núi cao thứ 2 của Ấn Độ, độ cao 7.756m và là mục tiêu leo núi thực tế hơn vào thời điểm đó. Shipton là nhà leo núi đầu tiên lên đến đỉnh núi Kamet. Từ đó ông luôn nung nấu kế hoạch có một ngày sẽ leo lên đỉnh Everest. Ông thường xuyên đưa người tới quanh khu vực núi Everest khảo sát tuyến đường. Tuyến đường sông băng Khumbu hiện tại chính là do Shipton và người của ông khảo sát tìm ra. Leo lên đỉnh Everest có hai lộ trình: theo dốc phía Bắc và dốc phía Nam. Đại bản doanh leo núi của sườn phía nam được đặt nằm tại sông băng Khumbu. Năm 1951, Shipton dẫn đầu một đoàn leo núi nhỏ, tìm kiếm khắp nơi quanh sông băng Menlung. Ông hy vọng tìm ra một tuyến đường khác để lên đỉnh Everest, ngoài tuyến đường Khumbu. Lần này ông không tìm ra được tuyến đường mới nào. Tuy nhiên, họ đã có một phát hiện làm chấn động thế giới.

Năm 1951, Shipton dẫn đầu một đoàn leo núi nhỏ, tìm kiếm khắp nơi quanh sông băng Menlung (Ảnh chụp màn hình video)
Năm 1951, Shipton dẫn đầu một đoàn leo núi nhỏ, tìm kiếm khắp nơi quanh sông băng Menlung (Ảnh chụp màn hình video)

Phát hiện loại vật chủng bí ẩn - Người tuyết

Trên núi tuyết cao 5.800m, nhóm của Shipton nhìn thấy một chuỗi các vết chân, trông chúng rất giống dấu chân người, nhưng lại to hơn nhiều so với dấu chân người, dài hơn khoảng 36 cm, còn có ngón cái khổng lồ. Rõ ràng, đây là một loài sinh vật rất giống con người. Shipton vô cùng kinh ngạc, bởi ở một vùng núi tuyết hoang vu không bóng người, ông chưa bao giờ phát hiện ra bất kỳ loài động vật linh trưởng nào như tinh tinh, vậy dấu chân khổng lồ kỳ quái kia từ đâu ra?
Nhóm tìm kiếm lần theo dấu chân và đi khoảng 1km thì dấu chân biến mất trong sông băng. Shipton chỉ có thể chụp lưu lại hình ảnh các dấu chân. Khi chùm ảnh được công bố trước công chúng, nó đã gây ra một sự chấn động. Thế giới đặt tên cho loài vật chủng bí ẩn này là ‘người tuyết’ (Yeti).

Shiption chỉ có thể ghi lại hình ảnh các dấu chân người tuyết (Ảnh chụp màn hình video)
Shiption chỉ có thể ghi lại hình ảnh các dấu chân người tuyết (Ảnh chụp màn hình video)

Hình ảnh dấu chân ‘người tuyết’ rốt cục là thật hay giả? Đây không phải là vấn đề lớn khiến giới truyền thông phải nghi ngờ bởi lý lịch của Shipton rất nổi bật. Thời đó, ông là một nhà leo núi nổi tiếng thế giới, và từng là một nhà ngoại giao. Vì để nổi tiếng mà bịa ra sự việc trên thì rất ít khả năng. Ngoài ra, trong nhóm thám hiểm lúc đó còn có nhiều nhà leo núi nổi tiếng, nên nếu sự việc không có thật thì sẽ sớm bị lộ.

Trong nhóm thám hiểm lúc đó còn có nhiều nhà leo núi nổi tiếng, nên nếu sự việc không có thật thì sẽ sớm bị lộ (Ảnh chụp màn hình video)
Trong nhóm thám hiểm lúc đó còn có nhiều nhà leo núi nổi tiếng, nên nếu sự việc không có thật thì sẽ sớm bị lộ (Ảnh chụp màn hình video)

Vậy ‘người tuyết’ bí ẩn nguồn gốc từ đâu? Nó có liên quan gì tới vùng đất thần bí Shambhala?

Tiên tri của Liên Hoa sư (Guru Rinpoche)

Vào những năm 1960, một tăng nhân Tây Tạng tên là Tulshuk Lingpa dẫn theo 12 đệ tử đi tìm cửa vào Shambhala. Shambhala là nơi thiên đường trong truyền thuyết của Phật giáo Tây Tạng. Thông thường người ta cho rằng núi Thần Cương Nhân Ba Tề (Kailash) của Tây Tạng chính là cửa vào Shambhala. Tulshuk dẫn theo các đệ tử của ông đi đến một nơi gọi là Sikkim, nằm ở giao giới giữa Tây Tạng, Nepal và Ấn Độ. Trước năm 1975, nơi đây từng là một quốc gia độc lập, sau này trở thành một bang của Ấn Độ. Tại sao tăng nhân Tulshuk có thể đảm bảo cửa vào Shambhala nằm ở Sikkim? Bởi vì sư phụ của ông đã giải mã được lời tiên tri cổ. Ở giữa dãy Himalaya có một khu vực gọi là LahaulSpiti.

Cao tăng Tây Tạng Tulshuk Lingpa (Ảnh chụp màn hình video)
Cao tăng Tây Tạng Tulshuk Lingpa (Ảnh chụp màn hình video)

Vị cao tăng lỗi lạc người Ấn Độ Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) vào thế kỷ thứ 8, đã tiếp nhận lời kêu gọi của Tạng vương Trisong Detsen, đưa Phật giáo truyền nhập vào Tây Tạng, đã đi qua khu vực Lahaul và Spiti. Liên Hoa Sinh đại sư là ông tổ sáng lập tông Ninh-mã, một trong bốn tông phái lớn của Tây Tạng. Trong tàng kinh các của một ngôi chùa cổ ở Lahaul có lưu giữ một lời tiên tri của Ngài, nói về vận mệnh của người Tạng sau này.

Lời tiên tri viết như sau: vào lúc hoàng hôn, thế giới xấu xa sẽ phải kết thúc, toàn thế giới sẽ trở thành thần dân của hắc ma thù hận, dục vọng và vọng tưởng. Người Tạng sẽ bị phân bố rải rác khắp nơi trên thế giới, nhưng phần lớn người dân sẽ rơi vào bàn tay hung bạo của kẻ thù. Họ sẽ chết vì nạn đói và vũ khí. Các tín đồ Phật giáo còn lại sẽ bị bỏ rơi. Khi đó, các yếu tố của vũ trụ sẽ mất cân bằng. Khi thời khắc gay go tới gần, một vùng đất bí ẩn quý giá sẽ bảo vệ người Tạng. Đây là phần quan trọng nhất của lời tiên tri.

Lời tiên tri này là bí mật công khai trong tông phái Ninh-mã của Phật giáo Tây Tạng. Từ thế kỷ thứ 11, các tăng nhân đã đàm luận về việc làm thế nào có thể tìm thấy vùng đất bí ẩn quý báu đó. Họ gọi nơi đó là Beyul, hay còn gọi là Shangri-la, ý nghĩa là phúc địa của Shambhala phân bố nơi khu vực Tuyết Sơn. Để thuận tiện, chúng ta thống nhất gọi chúng là Shambhala.

Họ gọi nơi đó là Beyul, hay còn gọi là Shangri-la, ý nghĩa là phúc địa của Shambhala phân bố nơi khu vực Tuyết Sơn (Ảnh chụp màn hình video)
Họ gọi nơi đó là Beyul, hay còn gọi là Shangri-la, ý nghĩa là phúc địa của Shambhala phân bố nơi khu vực Tuyết Sơn (Ảnh chụp màn hình video)

Căn cứ theo mô tả trong Tạng truyền Phật giáo kinh thư, Shambhala là một nơi ngập tràn thác nước và hồ cam tuyền, nằm ẩn mình trong vùng sơn cốc của Tuyết Sơn, nhưng cần phải là cao tăng và vào thời gian nhất định mới có thể mở ra được. Một khi mở ra, nó sẽ trở thành phúc địa của người Tạng. Vài trăm năm qua, luôn có các cao tăng không ngừng thử tìm cách mở cánh cửa Shambhala, nhưng không có ai thành công. Tới những năm 1960, đến lượt cao tăng Tulshuk đưa các đồ đệ đi tìm cách mở Shambhala.

Truyền kỳ đại sư Tulshuk

Nói tới đại sư Tulshuk, cũng là một câu chuyện truyền kỳ. Vào những năm 20 của thế kỷ 20, ông được sinh ra ở vùng Khang Tạng. Khi đó Vệ Tạng là để chỉ khu vực Tây Tạng tự trị ngày nay, Khang Tạng là chỉ khu Tây Tạng của Tứ Xuyên và Cam Túc ngày nay. Từ lúc còn rất bé, Tulshuk đã được đưa vào tu viện lớn ở Golog để đào tạo, và là đệ tử trực tiếp của trụ trì Dorje Dechen. Trong các tăng nhân, ông là người nổi bật nhất về cả linh tính và dũng khí. Ông đã trải qua hàng loạt thử nghiệm, như dùng thảo dược và chú thuật để trị khỏi cho các bệnh nhân bị phong. Thời đó, bệnh phong là căn bệnh không trị được ở Tây Tạng. Vì thế sư phụ Dorje rất hài lòng về Tulshuk. Năm Tulshuk ngoài 20 tuổi, sư phụ Dorje cấp cho ông danh hiệu Lingpa, ý nghĩa là đại sư phục tạng kiệt xuất.

Trước hết, giải thích một chút phục tạng là gì, bởi nó có liên quan rất mật thiết với chuyến đi tìm kiếm Shambhala. Phục tạng có ý nghĩa là kho báu bị chôn vùi, nhưng không phải là vàng bạc châu báu của thế tục, mà là bậc thầy của Tạng truyền Phật giáo nhìn trước được Phật Pháp trải qua nguy nan nơi thế gian nên từ trước đã ẩn tàng đi ý nghĩa thâm sâu, tinh túy của Phật Pháp, đợi tới tương lai người có duyên tới mở ra. Có phục tạng chính là kinh điển, pháp khí được chôn giấu ở nơi nào đó vùng sông, núi. Kỳ diệu nhất là phục tạng tâm linh, nó không được chôn giấu trong thời không này của chúng ta, mà được tồn trữ trong cơ sở dữ liệu của vũ trụ duy độ khác.

Lạt ma có năng lực đặc biệt, vào thời gian tốt lành đặc biệt, có thể tiếp xúc với loại phục tàng tâm linh này, biểu hiện ra là họ đột nhiên có được ký ức nào đó, có thể nói ra kiến thức cao thâm mà mọi người không hiểu. Vị Lạt ma như vậy được gọi là phục tạng đại sư. Loại thời gian tốt lành này, có khi phải đợi hơn ngàn năm mới có.

Loại phục tạng tâm linh này rất giống với kho tàng thư vũ trụ Akashic mà nhà tiên tri đương đại người Mỹ Edgar Cayce từng nhắc tới.

Phán đoán cửa vào Shambhala ở Sikkim là bí mật không được truyền ra trong môn của họ, rất có khả năng nó tới từ ‘phục tạng’. Sau khi Tulshuk được phong danh hiệu Lingpa, được trao danh đại sư phục tạng, ông liền có tư cách trở thành trụ trì của tu viện.

Phán đoán cửa vào Shambhala ở Sikkim là bí mật không được truyền ra trong môn của họ, rất có khả năng nó tới từ ‘phục tạng’ (Ảnh chụp màn hình video)
Phán đoán cửa vào Shambhala ở Sikkim là bí mật không được truyền ra trong môn của họ, rất có khả năng nó tới từ ‘phục tạng’ (Ảnh chụp màn hình video)

Sau đó sư phụ Dorjie bảo với Tulshuk rằng ông sẽ khởi hành đi Sikkim để mở ra cánh cửa lớn vào Shambhala. Đây là một hành trình rất gian khổ và cực kỳ nguy hiểm, sai một ly đi một dặm, một bước đi sai cũng có thể phải trả giá bằng cả tính mạng. Dorjie hy vọng nếu mình không thể quay trở về, Tulshuk có thể hoàn thành công việc này và đương nhiên Tulshuk quả quyết nhận lời.

Quả thực, sư phụ đi mà không có hồi âm gì. Dorjie mang theo 30 đệ tử và không một ai trong họ quay trở về, chỉ nhờ người mang thư về nói rằng Dorjie đã ra đi. Vậy là Tulshuk trẻ tuổi trở thành vị trụ trì của tu viện, và ông cũng lên kế hoạch làm thế nào để tìm được Shambhala, hoàn thành di nguyện dang dở của sư phụ. Nhưng không đợi ông lên kế hoạch chu toàn, đã xảy ra sự kiện lịch sử nổi tiếng Lhasa năm 1959, Tây Tạng nổ ra trấn áp và chiến tranh. Đức Đạt Lai Lạt Ma rời đi. Làn sóng người Tạng chạy trốn sang Nepal và Ấn Độ.

Dường như lời tiên tri của Liên Hoa Sinh đại sư về kiếp nạn đã trở thành sự thực. Tulshuk cũng đưa người nhà chạy khỏi Tây Tạng, ổn định ở Ấn Độ. Nhiều năm sau, ông luôn tìm kiếm cánh cửa vào Shambhala, có điều khi đó ông không hoàn toàn xác định được bản thân có phải là vị phục tàng đại sư, mở ra cánh cửa vào thiên đường như trong tiên tri nói tới không.

Gõ cửa cánh cổng Shambhala

Trong khi nhập định, ông được nữ Thần Dakini (không hành mẫu) khai thị, biết được mình chính là vị cao tăng mở ra cánh cửa vùng đất phúc lành trong tiên tri nói tới và thời cơ đã tới. Trong Tạng truyền Phật giáo, Dakini tương đương với Bồ Tát của Phật giáo.
Một thời gian sau, ông lại được Thần Dakini khai thị, còn vẽ ra rất chi tiết bản đồ cánh cửa thông tới Shambhala. Cánh cửa này chính là ở sông băng của đỉnh núi Kanchenjunga cao thứ 3 thế giới.

Câu chuyện của Tulshuk kể trên chính là ở trong cuốn sách “A step away from Paradise” (Cách thiên đường một bước). Tác giả cuốn sách là Thomas Shor, đã phỏng vấn con trai của cao tăng Tulshuk và các đệ tử từng theo ông đi Sikkim và viết nên tác phẩm này.

Câu chuyện của Tulshuk kể trên chính là ở trong cuốn sách “A step away from Paradise” (Cách thiên đường một bước) (Ảnh chụp màn hình video)
Câu chuyện của Tulshuk kể trên chính là ở trong cuốn sách “A step away from Paradise” (Cách thiên đường một bước) (Ảnh chụp màn hình video)

Một ngày mùa thu năm 1962, Tulshuk bắt đầu hành trình tìm kiếm Shambhala. Ông vừa đi vừa cầu nguyện, và cũng luôn ấn chứng tuyến đường mà Bồ Tát triển hiện cho ông trong nhập định.

Như trên đã đề cập tới việc mở ra cánh cửa Shambhala không chỉ cần đúng người mà còn cần đúng thời điểm, thời cơ này rất khó nắm bắt bởi một khi bỏ lỡ, nó thậm chí sẽ đem tới nguy hiểm tính mạng cho chính đại sư phục tạng. Đầu mùa xuân năm 1963, cao tăng Tulshuk nhận ra thời gian mở cánh cửa Shambhala đã tới. Ông dẫn theo 12 đệ tử, họ xuất phát từ nơi cắm trại trèo lên sông băng. Trong một hang động lưng chừng núi, Tulshuk yêu cầu mọi người dừng lại, bởi vì theo bản đồ, từ hang động này, xuống dốc qua một thung lũng nhỏ bên dưới, lại leo lên sườn dốc đối diện, là tới cánh cửa Shambhala.

Nhưng thời tiết khắc nghiệt đột nhiên ập xuống. Họ cố gắng 19 ngày nhưng không có tiến triển gì, lúc này nước và đồ ăn họ mang theo đều đã cạn kiệt. Vì vậy, Tulshuk để những người khác ở lại trong hang động nghỉ ngơi, còn ông mang theo một đệ tử. Họ đổi sang tuyến đường khác và đã lên được đỉnh núi thành công. Họ nhìn thấy trên sông băng đột nhiên xuất hiện cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và rừng cây xanh biếc, giống như chợt bước sang thời không khác. Họ còn nghe thấy âm nhạc, còn nhìn thấy các sinh mệnh cao lớn đang đi lại. Hai thầy trò Tulshuk vô cùng mừng rỡ, nghĩ rằng một bước tiến tới là bước vào cảnh tượng tráng quan đó nhưng Tulshuk đã kìm lại bởi không muốn bỏ lại những người đang đợi ở trong hang động, ông nghĩ cần phải quay trở lại đưa họ đi cùng.

Người đệ tử duy nhất đi cùng Tulshuk đương nhiên rất thất vọng, nhưng đã là ý muốn của sư phụ nên phải nghe. Vậy là hai người họ quay trở lại hang động. Sau khi quay trở lại hang, Tulshuk một mình ngồi trên một mỏm đá và bắt đầu tụng kinh, lúc đó có một cột sáng màu trắng từ trên trời xuất hiện, bao bọc trên thân ông, trên bầu trời mây ngũ sắc rực rỡ ngập tràn, 4 con chim bồ câu trắng không biết từ đâu bay tới vòng xung quanh ông. Sau đó, tất cả cảnh tượng kỳ lạ đó biến mất. Các đệ tử chạy lại hỏi ông đó là dấu hiệu gì.

Theo hồi ức của những người đệ tử đi theo cao tăng Tulshuk kể lại, lúc đó cao tăng cảm giác một điềm không lành nhưng lúc đó ông không nói gì. Ngày hôm sau, ông đưa 12 đệ tử cố gắng leo lên đỉnh một lần nữa. Hôm đó, trời quang tạnh, vào lúc cuối chuẩn bị lên tới đỉnh núi, ông chỉ mang theo 3 đệ tử. Khi 4 thầy trò vật lộn cố gắng tiến lên trong tuyết, đột nhiên tuyết lở ở trên đổ ập xuống. Tulshuk bị vùi lấp trong tuyết. Đến khi các đệ tử đào được ông lên, thì ông đã ra đi thanh thản. Trên thân ông không hề có dấu vết bị thương nào. Hành trình tìm kiếm Shambhala lần này đã khép lại một cách bi kịch như vậy.

Cho tới nay, đây là lần con người tiến tới gần cánh cửa Shambhala nhất. Có người cho rằng vì cao tăng Tulshuk quay lại để mang theo các đệ tử, nên đã bỏ lỡ thời cơ, khiến cánh cửa Shambhala đóng lại, và phải trả giá bằng tính mạng của ông. Cũng có người suy đoán rằng trong những đệ tử của Tulshuk có người không có phúc đức được tiến vào Shambhala, không thể cố mang họ theo. Cũng có người cho rằng, người tuyết chính là người canh giữ cửa vào Shambhala, ngăn cản con người bước vào Shambhala. Vì thế, trận tuyết lở bất chợt đó rất có thể do người tuyết tạo ra. Sau Tulshuk, không còn thông tin gì về việc tìm kiếm Shambhala, nhưng người ta bắt đầu nghi ngờ mối liên hệ giữa người tuyết và Shambhala. Và ở phương Tây nổi lên làn sóng truy tìm ‘người tuyết’. Thay vì tìm Shambhala, người ta bắt đầu đi tìm ‘người tuyết’.

Người tuyết - Thần giữ cửa Shambhala?

Nhiều người truy tìm vết tích người tuyết nói rằng người tuyết có đặc điểm đó là truy vết một đoạn thì dấu chân người tuyết đột nhiên biến mất, rồi lại đột nhiên xuất hiện, gián đoạn nhau, giống như người tuyết có thể tự do đi lại giữa các không gian khác nhau, rất khó tìm được. Điểm này khá giống với đĩa bay ngoài hành tinh. Do vậy, rất có thể người tuyết không phải là sinh vật của trái đất. Theo truyền thuyết Tây Tạng, những vị Thần hộ Pháp và Thần núi đều có khả năng đến và đi một cách tự do. Người tuyết mà con người tìm kiếm liệu có phải là Thần núi trong truyền thuyết địa phương không?

Người tuyết ẩn nơi rừng sâu dường như biết được con người đang tìm kiếm mình, nên 30 năm trở lại đây, không ai nhìn thấy những dấu chân kỳ quái đó nữa. Vì vậy, việc tìm kiếm Shambhala và cả người tuyết cũng dần lắng xuống

Tượng bằng đá thiên thạch bí ẩn

Nhưng vào năm 2012, từ Shambhala lại thu hút sự chú ý của công chúng. Bởi vì một nhóm các nhà địa chất học người Đức công bố một bài viết trên tạp chí Khí tượng và hành tinh cho biết một nhà sưu tập giấu tên cung cấp một tượng điêu khắc thế kỷ 11. Bức tượng nặng gần 10kg này được khắc bằng đá thiên thạch. Trước ngực của bức tượng có khắc biểu tượng chữ Vạn của Phật gia. Điều đặc biệt nhất là nguồn gốc của bức tượng. Nhà sưu tập này cho biết nó được một đội thám hiểm của Đức mang về từ Tây Tạng vào năm 1939. Người đứng đầu đội thám hiểm là nhà thám hiểm và động vật học người Đức Ernst Schafer. Nhà đầu tư của đội thám hiểm chính là Hitler, với mục đích tới Tây Tạng để tìm kiếm lực lượng thần bí, tìm Shambhala. Sự xuất hiện của bức tượng này đã chứng minh ý đồ tìm kiếm Shambhala của Hitler không chỉ là truyền thuyết, mà là lịch sử thực sự đã từng xảy ra.

Sự xuất hiện của bức tượng này đã chứng minh ý đồ tìm kiếm Shambhala của Hitler không chỉ là truyền thuyết, mà là lịch sử thực sự đã từng xảy ra (Ảnh chụp màn hình video)
Sự xuất hiện của bức tượng này đã chứng minh ý đồ tìm kiếm Shambhala của Hitler không chỉ là truyền thuyết, mà là lịch sử thực sự đã từng xảy ra (Ảnh chụp màn hình video)

Chứng cứ này xuất hiện đã nói lên điều gì?Nó khiến chúng ta phải chú ý tới các tin đồn khác liên quan tới đội thám hiểm này. Liệu họ có thực sự tìm ra được lực lượng thần bí ở Tây Tạng? Cửa vào lòng trái đất hoặc là manh mối về Shambhala? Điều này cần phải đợi tới khi những bí mật ẩn chứa được tiết lộ.
Shambhala có thể nói là nơi người dân Tây Tạng ước ao bao đời nay, là thiên đường thực sự.

Minh An

Theo Wenzhaostudio



BÀI CHỌN LỌC

Hành trình bí ẩn của Lạt Ma chạm tới cánh cổng Shambhala [Radio]