Hành trình của sinh mệnh với niềm tin ‘tín Thần’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc đời của chúng ta rất sinh động. Chúng ta được sinh ra trong một thế giới mà mọi thứ đã được định hình sẵn từ văn hoá, truyền thống, ngôn ngữ cho tới tất cả mọi điều. Và thông qua các kinh nghiệm của giác quan, chúng ta học được cách sinh tồn, gồm cả sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy rằng có thứ gì đó tồn tại, vượt khỏi kinh nghiệm cảm tính - là điều mà chúng ta tin vào mà không cần có bằng chứng, là điều mà chúng ta tin bằng niềm tin.

Chuỗi bốn bức tranh ‘The Voyage of Life’ (Hành trình của sinh mệnh) của hoạ sĩ Thomas Cole đã khiến tôi phải suy ngẫm nhiều về cách mà chúng ta đang đối xử với niềm tin trong suốt những năm sống trên cõi đời này.

Bức tranh ‘The Voyage of Life’ (Hành trình của sinh mệnh) của hoạ sĩ Thomas Cole

Thomas Cole là hoạ sĩ người Mỹ, là cha đẻ của trường phái tranh sông Hudson (Hudson River School), với những bức tranh phong cảnh lãng mạn. Trường phái sông Hudson tin rằng thiên nhiên chính là biểu tượng của Đấng Tạo hoá, và trường phái này cũng hướng đến thiên nhiên để đạt được sự thấu hiểu Thần linh và những điều thiêng liêng.

Chân dung họa sĩ Thomas Cole (1801-1848). Ảnh: wikimedia.

Trong loạt tranh này, họa sĩ Cole đã mô tả bốn giai đoạn chính của đời người: tuổi ấu thơ, thời niên thiếu, giai đoạn trưởng thành và lúc về già. Việc xem xét mỗi giai đoạn một cách riêng biệt với chủ đề bao quát của đời người có thể sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của đức tin.

Tuổi ấu thơ

Bức ‘The Voyage of Life: Childhood’ (tạm dịch - Hành trình của sinh mệnh: Tuổi ấu thơ), bức vẽ của hoạ sĩ Thomas Cole năm 1842. Tranh sơn dầu trên vải; kích thước 134*195cm. Trưng bày tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật quốc gia, Washington, Mỹ. (Phạm vi công cộng)

Trong bức tranh ‘The Voyage of Life: Childhood’ (Hành trình của sinh mệnh: Tuổi ấu thơ), Cole đã mô tả mọi thứ xuất hiện với sắc xuân vừa đến. Mặt trời mọc ở bên phải khung hình tượng trưng cho ngày mới đã đến.

Ngay lúc mặt trời mọc, một bé trai đã ra đời, đến với thế giới này trên một chiếc thuyền dưới sự hướng dẫn của một Thiên Thần. Con thuyền rong chơi trên dòng sông cuộc đời, và con sông này có thể ngầm hiểu là phần còn lại của cuộc đời cậu bé. Những bông hoa xinh đẹp và cây cỏ sum suê như tô điểm thêm cho lối vào của thế giới đang chào đón cậu bé và Thiên Thần.

Chi tiết bức tranh ‘The Voyage of Life: Childhood’ (tạm dịch - Hành trình của sinh mệnh: Tuổi ấu thơ), bức vẽ của hoạ sĩ Thomas Cole, năm 1842. Tranh sơn dầu trên vải; kích thước 134*195cm. Trưng bày tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật quốc gia, Washington, Mỹ. (Phạm vi công cộng)

Con thuyền được chạm khắc thủ công rất tinh xảo với hình ảnh của các Thiên Thần, và trên mũi thuyền là một Thiên Thần đang giữ chiếc đồng hồ cát hướng lên bầu trời. Điều này có nghĩa gì? Thời gian cho cậu bé là có hạn.

Thời niên thiếu

Ở bức tranh thứ hai trong loạt tranh này mô tả những biểu tượng của tuổi mới lớn. Môi trường xung quanh vẽ ra như một Thiên đường. Dòng nước trong xanh, yên ả đang đưa chàng thanh niên tiến đến một công trình kiến trúc của thế giới khác. Thậm chí những cái cây đứng đó cũng dường như đang khuyến khích chuyến đi này. Nó dẫn lối sự quan sát của chúng ta từ chàng trai đến tòa lâu đài ẩn hiện trên bầu trời.

Bức tranh ‘The Voyage of Life: Youth’ (tạm dịch - Hành trình của sinh mệnh: Thời niên thiếu), bức vẽ của hoạ sĩ Thomas Cole, năm 1842, tranh sơn dầu trên vải, kích thước 134*195cm. Trưng bày tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật quốc gia, Washington, Mỹ. (Phạm vị cộng đồng)

Chàng trai vẫn tiếp tục hành trình trên dòng sông cuộc đời cùng với chiếc thuyền. Còn vị Thiên Thần, người đã đồng hành cùng cậu ấy từ khi đến thế giới này, không còn chèo lái con thuyền cho cậu nữa. Thiên Thần đứng trên bờ giơ tay lên như một lời tạm biệt, và chàng trai quay lưng lại để tự mình điều khiển con thuyền tiến đến tòa kiến trúc ở phía trước.

Chi tiết bức tranh ‘The Voyage of Life: Youth’ (tạm dịch - Hành trình của sinh mệnh: Thời niên thiếu), bức vẽ của hoạ sĩ Thomas Cole, năm 1842, tranh sơn dầu trên vải, kích thước 134*195cm. Trưng bày tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật quốc gia, Washington, Mỹ. (Phạm vị cộng đồng)

Tuổi trưởng thành

Chàng trai giờ đây đã là người đàn ông trưởng thành và anh ta cần tự tìm ra chính mình giữa những hỗn độn bủa vây. Dòng sông không còn êm đềm nữa, môi trường xung quanh cũng không còn màu xanh đẹp đẽ và hấp dẫn nữa. Thay vào đó là các mỏm đá lởm chởm nhô lên khỏi mặt nước và ở rất gần con thuyền. Người đàn ông khi này đã không còn tự lái con thuyền nữa. Mặt trời đang sắp lặn phía xa xa.

Bức tranh ‘The Voyage of Life: Manhood’ (Hành trình của sinh mệnh: Tuổi trưởng thành), bức vẽ của hoạ sĩ Thomas Cole, năm 1842, tranh sơn dầu trên vải, kích thước 134*195cm. Trưng bày tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật quốc gia, Washington, Mỹ. (Phạm vị cộng đồng)

Thiên thần không còn ở thế gian nữa nhưng vị ấy vẫn dõi theo và soi sáng cả một khoảng mây đen kìn kịt. Khi này, người đàn ông vẫn quay lưng với vị ấy. Anh ta chắp tay cầu nguyện nhưng lại không hướng về phía Thần sau lưng mình mà lại hướng đến vùng mây đen tối ở phía trước.

Khi đến giữa cuộc đời, người đàn ông mới cầu nguyện để vượt qua sóng gió cuộc đời. Một chi tiết từ bức tranh ‘The Voyage of Life: Manhood’ (Hành trình của sinh mệnh: Tuổi trưởng thành).

Tuổi xế chiều

Bức tranh ‘The Voyage of Life: Old Age’ (Hành trình của sinh mệnh: Tuổi xế chiều), bức vẽ của hoạ sĩ Thomas Cole, năm 1842, tranh sơn dầu trên vải, kích thước 134*195cm. Trưng bày tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật quốc gia, Washington, Mỹ. (Phạm vị cộng đồng)

Người đàn ông lớn tuổi, người đã trải qua gần hết cuộc đời nay tóc đã bạc. Ông ấy đã bỏ lại sau lưng những mỏm đá nhấp nhô của dòng sông và các sóng gió cuộc đời. Mũi thuyền cũng không còn hình tượng Thiên Thần mang chiếc đồng hồ cát nữa, nhưng đây là lần đầu tiên ông ấy hướng về phía Thiên Thần, người đã luôn luôn dõi theo ông. Thiên Thần chỉ về phía ánh sáng trên bầu trời. Những đám mây u ám rẽ lối và để lộ ra ánh sáng từ Thiên đường, và một vị Thiên Thần khác xuất hiện để ‘đón tiếp’ ông. Và, ông ấy dang đôi tay bày tỏ sự tôn kính với Thiên đường rực rỡ.

Thời gian sẽ không giới hạn đối với những người già có niềm tin vào Thần, một chi tiết của bức tranh ‘The Voyage of Life: Old Age’ (Hành trình của sinh mệnh: Tuổi xế chiều).

Niềm tin vào các đấng Thần linh

Họa sĩ Cole đã mang đến cho chúng ta sự mô tả nguyên mẫu cuộc đời của một con người. Tuy nhiên đối với tôi, bài học tuyệt vời nhất được đúc kết từ các bức tranh này chính là: không chỉ là niềm tin, mà đó phải là niềm tin vào các vị Thần, vào những điều thiêng liêng.

Khi tôi suy nghĩ về tầm quan trọng của việc tin tưởng vào Thần, đã giúp tôi sáng tỏ một số điều.

Đầu tiên chính là vị trí của Thiên Thần trong sự liên hệ với người đàn ông suốt chặng hành trình. Ban đầu, vị Thần đã hướng dẫn đứa bé bước vào đời, khởi đầu định mệnh của mình - một hành trình định mệnh được đại diện bởi dòng sông và con thuyền mà cậu bé sẽ gắn chặt vào đó. Nghĩa là định mệnh của cậu bé sẽ lái chiếc thuyền đó. Tuy nhiên, cậu bé còn quá ngây thơ nên chưa thể tự mình điều khiển.

Nhưng, Thiên Thần lại đứng phía sau cậu bé, biểu thị rằng cậu bé không hề cảm nhận được sự tồn tại của Thần ngay cạnh mình, không thể cảm nhận được Thần thông qua các giác quan của mình. Cậu bé chỉ nhìn thấy được những gì xuất hiện ở phía trước, là những thứ luôn hiển hiện trước mặt cậu ấy - ít nhất là cho đến cuối cùng - chính là hình tượng Thiên Thần đang giữ chiếc đồng hồ cát ở mũi thuyền. Vì vậy, cậu bé đã được tạo hóa ban cho nhận thức về sự hữu hạn của thời gian sống trên cõi đời này.

Và khi cậu bé trưởng thành hơn, trở thành chàng thanh niên và người đàn ông, anh ta không còn cảm nhận được Thần ở cạnh mình nữa. Thậm chí anh ấy còn không tin vào Thần mà bắt đầu theo đuổi một điều khác, đó chính là tòa lâu đài phía xa xa. Khi tự chèo lái con thuyền, anh ta lo lắng về một thế giới khác, ấy là hình ảnh tòa lâu đài trong trí tưởng tượng của mình. Khi này, cậu ấy còn không nhìn thấy cả chiếc đồng hồ cát vẫn đang chảy đều đặn.

Cậu ấy không thể lường trước được những hậu quả của hành động này. Hoàn toàn không quan tâm đến Thần mà mãi hướng đến tòa nhà phía xa xa, để rồi bước đến giai đoạn trưởng thành về thể xác với một loạt những hỗn độn. Như thể rằng chàng trai trẻ này đã phải đánh đổi niềm tin vốn có đối với Thần cho những hình ảnh lý tưởng hoá mà mình trải qua trong đời lúc đó.

Điều này có phải nói lên rằng, tòa lâu đài kia chính là đại diện cho sự khát khao về những thành tựu vật chất của chúng ta? Có phải vì từ bỏ niềm tin vào Thần để chạy theo vật chất đã dẫn đến vô số rắc rối chăng?

Bức tranh Thời niên thiếu là bức tranh duy nhất mà cậu thanh niên tự lái con thuyền bằng bánh lái. Có phải chính những hậu quả nguy hiểm của sự theo đuổi vật chất nói lên rằng: khi ta cố gắng điều khiển cuộc đời của mình mà không nghe theo sự chỉ dạy của Thần thì thật ngốc biết bao?

Kết quả của việc tập trung quá nhiều vào các kinh nghiệm cảm xúc có thể sẽ dạy chúng ta rằng cuộc sống còn nhiều điều ý nghĩa hơn những gì trước mắt. Trong bức tranh thời kỳ trưởng thành, họa sĩ Cole muốn nói với chúng ta rằng:

“Rắc rối là đặc tính của tuổi trưởng thành. Khi bé thơ không chất chứa những nỗi lo âu, tuổi mới lớn không chút tư tưởng tuyệt vọng. Chỉ khi kinh nghiệm dạy cho chúng ta thực tế thế giới này ra sao thì chúng ta mới vén được bức màn vàng trước mắt để thấy cuộc sống thuở sơ khai. Chúng ta cảm thấy sâu lắng và nỗi buồn thường trực.”

Trong sự đau khổ, người đàn ông đã cầu nguyện, nhưng điều anh ta cầu nguyện là gì? Thiên Thần ở sau lưng anh ấy còn anh ấy lại hướng về đám mây đen kìn kịt kia để cầu xin chấm dứt những đau khổ mà mình đang chịu đựng. Anh ta không nhận ra các khuôn mặt đen tối đó chính là một phần của cuộc sống, của môi trường xung quanh. Thứ duy nhất tách biệt khỏi bầu không khí ảm đạm này chính là vị Thần đang soi sáng trên bầu trời, vị Thần mà anh ta vẫn mãi quay lưng.

Cận cảnh những khuôn mặt trong đám mây đen, chi tiết từ bức tranh ‘The Voyage of Life: Manhood’ (Hành trình của sinh mệnh: Tuổi trưởng thành). Phạm vị công cộng.

Thật thú vị là trong toàn bộ chuỗi tranh, niềm tin được thể hiện hai lần với những điều trái ngược nhau. Chàng trai trẻ vốn dĩ đặt niềm tin vào tòa lâu đài trên bầu trời. Anh ta bỏ lại sau lưng hết thảy mọi thứ để chạy theo những gì mà tòa nhà ấy hứa hẹn. Và ngay sau đó, sau khi chịu đựng những hậu quả do hành vi đó đưa đến thì anh ta cầu nguyện các đấng Thần linh giúp đỡ.

Niềm tin cuối cùng đã tiết lộ chân lý, rằng Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa lý tưởng chỉ tạo ra những tàn phá và hỗn độn. Trong khi niềm tin vào Thần sẽ mang đến ánh sáng vĩnh cửu được thể hiện qua ánh sáng từ Thiên đường và chiếc đồng hồ cát đã biến mất trong bức tranh cuối cùng.

Tôi cũng đặt câu hỏi ‘Làm thế nào để giúp cậu bé hướng về những điều sẽ hướng dẫn cho hành trình của cậu? Làm thế nào để khuyến khích niềm tin chân chính vào đấng Thần linh ngay từ ban đầu và các vị Thần sẽ xuất hiện sớm hơn? Và hành trình của đời người sẽ không phải là chuỗi ngày tự chuốc lấy rắc rối khổ đau mà sẽ là hành trình tín Thần?

Tôi từng đọc một câu trong một quyển sách ‘khi sinh chẳng mang đến, khi tử chẳng mang theo’. Những thứ vật chất kia sẽ đều là phù du khi con người trở nên già nua và qua đời.

Du Du
Theo Eric Bess - The Epoch Times

Giới thiệu về tác giả: Eric Bess là một nghệ sĩ theo trường phái tả thực người Mỹ và hiện đang là nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Tiến sĩ về Nghệ thuật Thị giác (Institute for Doctoral Studies in the Visual Arts - IDSVA)



BÀI CHỌN LỌC

Hành trình của sinh mệnh với niềm tin ‘tín Thần’