Hãy hạ mình xuống nếu muốn thăng hoa tới Thiên đàng: câu chuyện Tháp Babel

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tiếp cận nội tâm: Những gì mà nghệ thuật truyền thống mang đến cho trái tim.

Tôi luôn suy nghĩ về ý nghĩa của việc trở thành người tốt, và cũng thường tự hỏi tư duy nào ngăn cản chúng ta trở thành người tốt thực sự. Sự kiêu hãnh luôn luôn là loại tư duy mà sẽ xuất hiện với bất cứ ai.

Thậm chí ngay cả những việc tốt của chúng ta đôi lúc cũng là vì khao khát muốn được thể hiện hay khoe khoang chứ không hẳn là vì chúng ta muốn làm điều tốt. Chúng ta hành động “ngay chính” nhưng lại không dựa vào các chuẩn mực mà là để được khen ngợi, để nuôi dưỡng niềm kiêu hãnh của chúng ta.

Một ví dụ điển hình về sự kiêu hãnh và ngạo mạn là câu chuyện tháp Babel.

Tháp Babel

Câu chuyện về tháp Babel được đề cập trong sách Genesis (Sách Sáng Thế) và trong “Aggadah”, văn học cổ điển của Do Thái giáo. Những cuốn sách này nói về khoảng thời gian khi mà con người đều dùng thống nhất một ngôn ngữ và sinh sống trên đồng bằng Babylon.

Người Babylon được cai trị bởi Nimrod, là một người chinh phục rất gan dạ và dũng mãnh, người đã khiến các thần dân của mình chống lại Thần. Ông ấy muốn xây dựng một thành phố với một cái tháp vươn tới thiên đàng và đó là nơi thờ cúng thần linh. Người Babylon muốn tạo nên tên tuổi của họ và duy trì quốc gia thống nhất và mạnh mẽ.

Thần đã hạ giới xem việc xây dựng tòa tháp và kết luận rằng đối với người Babylon thì không kế hoạch nào là bất khả thi, họ đều làm được hết khi mà họ cùng thống nhất trong một ngôn ngữ. Vì vậy Thần đã quyết định làm xáo trộn ngôn ngữ của họ và truyền bá ra toàn thế giới. Và việc xây dựng tòa tháp đã bị ngưng lại.

Vườn treo Babylon (minh họa thế kỷ 19), với Tháp Babel xuất hiện trong khung cảnh. (Ảnh: Wikipedia)

Tòa tháp Babel vĩ đại của Pieter Bruegel

Pieter Bruegel the Elder (1525-1569) là một nghệ sĩ người Hà Lan theo trường phái Phục Hưng Phương Bắc trong suốt thế kỷ thứ 16. Ông chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các hoạ sĩ của trường phái Phục Hưng Phương Bắc như Hieronymus Bosch và ông đã sáng tạo ra bố cục tranh rất kì ảo và đa hình ảnh với khung ảnh lớn.

Năm 1563, Bruegel đã vẽ bức “Tháp Babel”, là một trong hai tháp điển hình của ông, nó đang được trưng bày tại Vienna.

Điều đầu tiên chúng ta thấy về tòa tháp này, là nó đang trong quá trình xây dựng, và những mảng tường màu vàng nhẹ bên ngoài của nó tương phản hoàn toàn và những mảng đỏ đậm phía bên trong, liên tưởng như tòa tháp vươn lên từ trái đất và vượt qua đường chân trời để tiến vào thiên đàng.

Bruegel đã vẽ hàng trăm bóng dáng người nhỏ mà đang góp phần xây dựng tòa tháp. Tất cả họ cùng nhau khẩn trương làm việc để hoàn thành nhiệm vụ.

Tháp Babel của Pieter Bruegel the Elder (1563) (Ảnh: Pixabay)

Bao quanh tòa tháp là phần còn lại của thành phố. Bruegel đã thể hiện ra sự tương phản về kích thước giữa những căn nhà sinh sống hàng ngày của dân chúng với sự đồ sộ của tòa tháp.

Tiếp đến, đôi mắt của chúng ta được dẫn dắt từ phần khung cảnh xuống góc trái của bức tranh, chỗ có hàng cây bụi thẫm màu. Phía trước những bụi cây này là một nhóm dáng người - tiêu điểm tiếp theo của chúng ta - một trong những dáng người này là Nimrod.

Nimrod ăn mặc như một vị vua, ông mang một áo choàng trên lưng và đội vương miện vàng lấp lánh trên đầu. Những người nông dân quỳ gối trước ông ta, trong khi những người công nhân nâng và mang những phiến đá to lớn đến địa điểm xây dựng.

Xóa bỏ niềm Kiêu Hãnh của Chúng Ta

Một câu hỏi ngay lập tức xuất hiện trong tôi rằng, tại sao Thần giải tán những con người này và làm xáo trộn ngôn ngữ của họ? Chúng ta đều nghĩ rằng sẽ là khôn ngoan khi chúng ta cùng nhau làm việc để cùng hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng, nhưng dường như Thần đã nghĩ ngược lại trong trường hợp này.

Tôi nghĩ một lý do có thể vì những người dân kia đã thay thế Thần bởi ông Nimrod. Bruegel đã mô tả Nimrod như là người được tôn thờ thay vì là Thần, và Nimrod rốt cuộc cũng chỉ là một con người - bất chấp cho những thành công chinh phục của ông ấy - thì ông vẫn không tiến tới được thiên đàng vì Thần đã ngăn cản những kế hoạch đầy kiêu hãnh của ông.

Tôi nghĩ một lý do khác cho việc Thần giải tán nhóm người này và làm loạn ngôn ngữ của họ là bởi vì họ đang nỗ lực tạo ra Thiên đàng trên Trái Đất, có lẽ khi cuộc hành trình đến được Thiên đàng mang tính cá nhân và trong nội tâm của họ.

Sự lẫn lộn của tiếng nói của Gustave Doré, một bức khắc gỗ mô tả Tháp Babel. (Ảnh: Wikipedia)

Có thể những cố gắng của họ là vô vọng vì trái tim và tâm trí của họ không hướng đến Thần. Vì vậy, Thần đã ban cho họ một ân huệ bằng việc giải tán họ và làm rối ngôn ngữ của họ. Trong ngữ cảnh mới, họ với tư cách cá nhân có thể thay đổi để hướng tâm về Thần lần nữa.

Đối với tôi, toà tháp là một biểu tượng của sự kiêu hãnh.Tôi xem nó như một đại diện tượng trưng cho xu hướng thể hiện của chúng ta đối với những người xung quanh. Chúng ta tìm mọi cách, đôi khi là lừa bịp, nâng cao bản thân mình vượt trội so với những đồng người đồng lứa để có thể được xem là cao cả và mạnh mẽ: một nỗ lực sai lầm và cam chịu để đến được Thiên đang từ mặt đất.

Có thể là có nhiều sự khôn ngoan hơn trong việc cố gắng vươn tới Thiên đàng từ nội tâm hơn là theo đuổi những kiêu hãnh làm động lực. Chúng ta có thể tới được Thiên đàng không phải theo cách xây dựng các giá trị bên trong nhờ những lời khen mà là bằng sự loại bỏ, giải thể những khát vọng từ bên ngoài và niềm kiêu hãnh là thứ có thể ngăn cản chúng ta có được sự tĩnh lặng từ bên trong, nơi mà Thần sẽ nói và chúng ta có thể nghe thấy ngài.

Nghệ thuật có khả năng vô tận để chỉ ra những gì không thể nhìn thấy được, và chúng ta có thể hỏi :

“Điều này có nghĩa gì với tôi và với mọi người, những người hiểu được nó?”

”Nó đã ảnh hưởng đến quá khứ như thế nào và ảnh hưởng tương lai như thế nào?”

”Nó đưa những đề xuất nào cho trải nghiệm của con người?”

Đây là những câu hỏi mà tôi khám phá trong loạt bài “Tiếp cận nội tại: Những gì mà nghệ thuật truyền thống mang đến cho trái tim.”

Du Du
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hãy hạ mình xuống nếu muốn thăng hoa tới Thiên đàng: câu chuyện Tháp Babel