Họa sĩ Đài Loan: Tôi đã tìm ra hướng sáng tác nghệ thuật chân chính

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngắm nhìn những thiết kế kiến ​​trúc tráng lệ của phương Tây, những bức bích họa Tiểu Thiên sứ và chúng Thần ở trên trần nhà, và giáo đường thiêng liêng với những tác phẩm điêu khắc thành thục hoàn mỹ của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, càng ngắm nhìn, tôi càng cảm thấy kiến thức của bản thân về mỹ thuật rất hạn hẹp, nhỏ bé, căn bản không hiểu nghệ thuật cổ điển chân chính là gì.

Từ năm 1979 đến năm 1981, tôi theo học Học viện Mỹ thuật Quốc gia (nay là Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan), chính là thời nghệ thuật hiện đại ở khắp mọi nơi. Giữa nghệ thuật đương đại và truyền thống, khi ở trường, tôi chưa thực sự học tốt các kỹ thuật cơ bản chính thống. Đối với các tác phẩm nghệ thuật hiện đại trưng bày trong các phòng tranh, nếu không có các nhà phê bình nghệ thuật giải thích, căn bản không thể hiểu tác giả muốn thể hiện điều gì.

Có nhiều tác phẩm được ghi "Vô đề", khiến người xem phải phát huy trí tưởng tượng của mình. Trong một môi trường như vậy, tôi chỉ có thể theo đuổi khái niệm nghệ thuật hiện đại như nước chảy bèo trôi. Không hiểu cũng phải giả vờ hiểu, nếu không như vậy sẽ không theo kịp thời đại.

Năm 2003, tôi bắt đầu tìm hiểu nghệ thuật cổ điển chính thống thực sự là gì. Trong vài năm, tôi cùng với các bạn học mỹ thuật đến Rome, Florence, Venice, Milan, Hy Lạp, Pháp và Hoa Kỳ, tham quan các viện bảo tàng và nhà thờ, để thăm viếng và tìm hiểu các tác phẩm thời Phục Hưng.

Ngắm nhìn những thiết kế kiến ​​trúc tráng lệ của phương Tây, những bức bích họa Tiểu Thiên sứ và chúng Thần ở trên trần nhà, và giáo đường thiêng liêng với những tác phẩm điêu khắc thành thục hoàn mỹ của nền văn minh Hy Lạp cổ đại, càng ngắm nhìn, tôi càng cảm thấy kiến thức của bản thân về mỹ thuật rất hạn hẹp, nhỏ bé, căn bản không hiểu nghệ thuật cổ điển chân chính là gì. Dường như, những gì học được trước đây hoàn toàn bị quan niệm nghệ thuật hiện đại méo mó đánh lừa, nó là phản truyền thống và theo đuổi sự lập dị.

Tôi bất giác nghĩ: Tại sao trước đây các họa sĩ có thể vẽ ra thế giới Thiên quốc trang nghiêm và sự tích Thần ở nhân gian? Phải chăng những họa sĩ này đã được vũ trụ chọn, họ có tín ngưỡng, tin vào Thần, bởi vậy họ mới nhìn thấy Thiên quốc và thế giới của Thần? Cảnh giới và tầng thứ của họ có thực sự khác với chúng ta không? Bởi vì họ có sứ mệnh đặc biệt là tái hiện lại thế giới Thiên quốc, người tín Thần có thể quay về Thiên quốc, người không tín Thần và người hành ác sẽ tiếp tục đi đầu thai hoặc bị đánh vào địa ngục. Lựa chọn thiện ác có phải là thử thách đức tin ngay chính của con người không?

Họa sĩ người Pháp Courbet nói rằng: “Tôi không thể vẽ các Thiên sứ, bởi vì tôi chưa bao giờ nhìn thấy họ”. Vậy còn tôi thì sao? Tôi cũng không nhìn thấy Thiên sứ, cũng không nhìn thấy Thần, và chủ nghĩa vô Thần cũng dần dần ảnh hưởng đến tôi. Ở thế gian, Thần thực sự có tồn tại không? Tại sao con người hiện nay lại không vẽ ra được? Những câu hỏi này cứ quẩn quanh và trăn trở trong đầu tôi. Làm thế nào có thể vẽ ra một bức tranh thiêng liêng và vĩ đại, mà không cần tận mắt nhìn thấy nó?

Vào năm 2007 tại bảo tàng Louvre, tôi thấy một họa sĩ ngồi cạnh bức tượng Moliere ở thế kỷ XVII, chăm chú phác thảo bức tượng bằng bút chì. Cảnh này rất cảm động, vì là rất cảm động nên tôi rất nhanh hoàn thành xong tác phẩm sơn dầu “Chuyên chú". Toàn bộ quá trình vẽ khá suôn sẻ, đặc biệt ở phần chỉnh sửa trau chuốt rất khó, tôi cảm thấy có một sức mạnh thần kỳ, bất giác đã vẽ xong rồi. Quang cảnh cũng rất kỳ diệu, bức tranh này tổng cộng có ba cây bút, họa sĩ và bức tượng mỗi người một cây bút, còn một cây bút các bạn phải tự tìm.

Năm 2009, tôi tham gia "Cuộc thi thế giới vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật" lần thứ 2 do NTDTV tổ chức tại New York, tác phẩm "Chuyên chú" giành được giải Đồng.

Điều này đã tiếp thêm cho tôi rất nhiều sức mạnh, mang lại cho tôi sự tự tin và hướng đi đúng đắn hơn.

Dường như có một luồng năng lượng đi xuyên vào không gian sâu thẳm trong đầu tôi, tôi nhận ra rằng chỉ có buông bỏ tự ngã mới có thể mở rộng tầm nhìn. Tôi biết tác phẩm tiếp theo phải vẽ gì rồi, là tác phẩm lớn "Trở lại cung điện Versailles".

Hành lang của cung điện Versailles có tầm nhìn bao quát, hai bên là tượng các anh hùng hào kiệt thời cổ đại. Chứng kiến các triều đại thay đổi, sự hưng suy của văn hóa, một thiếu niên mười bảy tuổi đứng trước tượng, ngẩng đầu lên nhìn chằm chằm, có phải trong đầu anh gợi lên ngàn năm ký ức. Người trẻ tuổi hiện nay mê lạc vào thế giới trò chơi điện tử, quên đi lời thề khi đến thế gian này, hy vọng đến cung điện Versailles, anh ấy sẽ tìm lại được chính mình.

Năm 2011 tác phẩm "Trở lại lâu đài Versailles" của Dương Thúy Hoa đã giành được giải Xuất sắc trong "Cuộc thi thế giới vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật" lần thứ 3 do NTDTV tổ chức tại New York. (Ảnh do Bắc Thuý cung cấp)
Năm 2014, tác phẩm "Cha tôi" của tôi đã giành được giải xuất sắc trong “Cuộc thi thế giới vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật" của NTDTV ở New York. (Ảnh do Bắc Thuý cung cấp)

Khi bức tranh sơn dầu "Cha tôi" được triển lãm tại nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn ở Đài Bắc, rất nhiều khán giả đến gặp tôi và nói, bức tranh khắc họa rất giống người cha của họ. Vì khoảnh khắc nhìn bức tranh khiến họ nhớ đến cha mình, thậm chí có người còn rơi nước mắt khi xem. Lúc này, tôi càng lĩnh hội ra rằng, ngoài kỹ năng tả thực, nội hàm của tác phẩm truyền tải được tầm quan trọng của người cha đối với con cái và gia đình. Người cha như quả núi to sừng sững.

Từ năm 2009 đến năm 2020, tôi liên tục tổ chức các cuộc triển lãm cá nhân và nhóm ở nhiều nơi. Năm 2016, tôi được mời tổ chức triển lãm cá nhân tại phòng trưng bày Thừa Hy, Đại học Kinh doanh Đài Bắc, trong thời gian này, tôi có hướng dẫn cho 23 lớp học. Khi thưởng thức các tác phẩm, tôi sẽ hỏi: "Mọi người có biết tại sao bảo tàng Louvre và bảo tàng Versailles trong Thế chiến thứ hai không bị phá hủy?"

Mọi người bắt đầu tương tác, suy nghĩ, đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau và một số sinh viên nói rằng Thần muốn giữ lại. Các cuộc chiến tranh rất ác liệt và tàn nhẫn, hễ xảy ra chiến tranh, các tác phẩm nghệ thuật được bảo tồn có khả năng bị phá hủy hoàn toàn. Nếu không có Thần bảo vệ, con người trong tương lai sẽ không có được những tác phẩm nghệ thuật cổ điển chính thống để nghiên cứu và tham khảo. Đôi khi tôi cũng thảo luận với các họa sĩ khác nghệ thuật chính thống là gì? Tác phẩm nào là chân chính? Làm thế nào tôi có thể vẽ ra các tác phẩm tốt?

Tôi thích vẽ hoa. Buổi triển lãm đầu tiên “Thệ ước ngàn năm”, lấy hoa sen làm chủ đề. Nếu hoa sen sinh trưởng ở thung lũng, hoặc nơi dân cư thưa thớt thì bức tranh đặc biệt có linh khí và thanh khiết. Nếu hoa sen trong vườn bách thảo, công viên, tái hiện lại sẽ có hương vị thế tục. Bức hoa mẫu đơn cũng có cảm giác mạnh mẻ này. Những bông hoa mẫu đơn ở Toshogu, Nhật Bản được trồng trong một khu vườn yên tĩnh, bức tranh sẽ toát lên vẻ cao quý và nho nhã. Hoa mẫu đơn ở suối Sam Lâm được đặt trong phòng trưng bày trong thời gian triển lãm, cộng thêm tiếng ồn ào của quan khách, khiến chúng ta càng cảm thấy những đóa hoa mẫu đơn bất lực.

Năm 2013 bức sơn dầu "Gió xuân nói chuyện với hoa mẫu đơn" của Dương Thuý Hoa. (Do Bắc Thuý cung cấp)

Vốn hoàn cảnh đối với con người và thực vật là có ảnh hưởng rất lớn. Lúc này, tôi mới cảm nhận sâu sắc được tầm quan trọng của con người khi tạo ra một tác phẩm thuần chính, thuần thiện và thuần mỹ. Là một nhà sáng tác, làm thế nào để vẽ ra những tác phẩm hay, mang lại điều tốt lành cho người xem? Khi nắm vững những kỹ năng cơ bản và không theo đuổi danh lợi tình, không ngừng sửa đổi, quy chính bản thân, loại bỏ những suy nghĩ xấu, thì mới có thể vẽ được những tác phẩm thực sự thuần chính.

Vào ngày 13/5/2015, trong cuộc diễu hành kỷ niệm 23 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới ở Manhattan, Hoa Kỳ, tôi nhìn thấy trang phục truyền thống của các dân tộc, và cảm thấy tầm quan trọng của việc quay trở lại với truyền thống. Vài năm gần đây, tôi dùng màu nước để vẽ các tác phẩm mặc trang phục truyền thống của các dân tộc, càng hiểu sâu sắc thêm nền văn hóa của nhiều quốc gia đang dần mai một. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu hiện nay, việc tìm về đạo đức truyền thống và phong tục thiện lương của nhân loại là sự việc vô cùng quan cấp thiết.

Họa sĩ Dương Thúy Hoa, hoạ danh (Bắc Thuý). (Trần Bác Châu / Epoch Times)

Đây cũng là sứ mệnh của các họa sĩ chúng tôi, dùng bút vẽ của chúng tôi để hoàn thành các tác phẩm thực sự thuần chân, thuần thiện, tươi sáng và đẹp đẽ.

Thuần Chân
Theo Bắc Thúy - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Họa sĩ Đài Loan: Tôi đã tìm ra hướng sáng tác nghệ thuật chân chính