Hoàng đế và thiền sư vấn đáp: Đế vương và bình dân tu luyện khác nhau

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tống Văn Đế triều Lưu Tống thời Nam Bắc triều, Trung Quốc, từng tiếp kiến tăng nhân Cầu Na Bạt Ma người Tây Vực. Những nghi vấn bấy lâu nay của vua đối với Phật giáo đã được vị tăng nhân từ phương xa đến giải đáp. Vua đã hiểu rõ sự khác nhau trong tu luyện của đế vương và bình dân. 

Cầu Na Bạt Ma không chỉ là thiền sư dịch kinh Phật, mà từng là người kế thừa quân vương của một nước.

Thiền sư từ bỏ ngôi vua

Cầu Na Bạt Ma (Guṇavarman 367–431), là vương tử nước Ca Thấp Di La (tức Kashmir). Năm 20 tuổi ông xuất gia. Năm ông 30 tuổi, quốc vương qua đời, không có ai kế thừa ngôi vua, vì vậy mọi người đều mong Cầu Na Bạt Ma hoàn tục kế thừa vương vị, nhưng ông từ chối.

Cầu Na Bạt Ma bắt đầu ẩn cư trong núi rừng, sau đó khởi hành đến nước Sư Tử và Xà Bà để hoằng Pháp.

Đến tháng 9 năm Nguyên Gia thứ nhất, ông gặp Tống Văn Đế. Trong thời gian tại thế, Cầu Na Bạt Ma giảng và dịch kinh Phật, ông là thiền sư kiêm dịch kinh sư của Phật giáo. Ngày 28 tháng 9 năm Nguyên Gia thứ 8, ông viên tịch ở chùa Trích Hoàn, Kiến Khang.

Mọi người đều mong Cầu Na Bạt Ma hoàn tục kế thừa vương vị, nhưng ông từ chối. (Tranh Winnie Wang)

Con đường tu luyện của đế vương và bình dân là khác nhau

Những năm Nguyên Gia triều Lưu Tống, Cầu Na Bạt Ma, tăng nhân từ Tây Vực đến Trung Nguyên. Ông vượt sông đi về phía đông, cuối cùng đến chùa Kỳ Viên ở Kim Lăng. Ông thường gặp Tống Văn Đế.

Khi 2 người gặp mặt, Tống Văn Đế hỏi Cầu Na Bạt Ma rằng: “Trẫm rất nguyện sy tuân thủ giới luật của Phật giáo, không sát hại sinh linh, nhưng luôn không thể nào làm được như ý nguyện. Pháp sư không quản vạn dặm xa xôi đến đây, đến nước trẫm giáo hóa, ngài dạy bảo trẫm thế nào?”.

Cầu Na Bạt Ma nói:

“Có tuân thủ quy định của bản giáo hay không, không phải ở chỗ cụ thể hoàn thành sự tình gì, mà quan trọng là ở nội tâm thành kính. Phương pháp nằm ở thể ngộ của bản thân, chứ không phải là người khác khuyên bảo làm như thế nào. Hơn nữa, đế vương và bình dân thì phương pháp và yêu cầu tu luyện cũng hoàn toàn khác nhau.

Bình dân bình thường, do thân phận và danh tiếng rất nhỏ, do đó sức ảnh hưởng của họ cũng rất hữu hạn. Sự giáo hóa của họ chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, lại thường không được thê thiếp, nô tì tiếp nhận. Như thế, nếu họ ngay cả bản thân cũng không thể nghiêm khắc yêu cầu, làm được hành thiện và tuân thủ giới luật, thì tâm nguyện tín phụng Phật giáo còn có thể dùng phương pháp nào để thực hiện đây?”.

Tiếp theo, Cầu Na Bạt Ma giảng con đường tu luyện của đế vương, đây cũng là nghi vấn mà Tống Văn Đế bấy lâu nay không thể nào giải đáp được. Cầu Na Bạt Ma nói:

“Về đế vương, coi bốn biển là nhà, coi vạn dân là con dân. Mỗi lần nói ra những lời có ích lợi cho chúng sinh thiên hạ, đều có thể khiến bách tính trong thiên hạ vui mừng. Mỗi lần ban bố chính lệnh có ích cho quốc gia xã tắc, đều có thể được Thần linh trên Thiên thượng và bách tính trong thiên hạ ủng hộ.

Hình phạt pháp luật chế định rõ ràng, có thể khiến bách tính dân gian không bị mất mạng vô tội. Giảm nhẹ lao động nghĩa vụ quốc gia, có thể khiến bách tính dân gian khỏi bị mệt mỏi quá độ. Đế vương có thể làm được như vậy thì có thể phân biệt được chung luật, quy chính thời lệnh. Một khi phân biệt rõ ràng chung luật thì có thể khiến thời cuộc quốc gia mưa thuận gió hòa, hiệu lệnh hợp thời thì có thể khiến khiến quốc gia được điều tiết nề nếp”.

Cuối cùng, Cầu Na Bạt Ma nói với Tống Văn Đế rằng: “Nếu có thể làm đến mức độ đó, thì đã là tuân thủ giới luật ở mức độ cao nhất rồi. Vì vậy, những sinh mệnh tránh khỏi bị giết hại đã là con số khá lớn rồi, chứ không cần phải quá chú ý đến ăn ít đi một vài bữa cơm chay, hoặc bảo vệ mạng sống một vài con chim, đó chính là hành vi phổ tế chúng sinh”.

Câu trả lời của Cầu Na Bạt Ma khiến Tống Văn Đế vô cùng tán thưởng, càng khen ngợi ông hơn, cho rằng kiến giải của pháp sư thực sự xứng là kiến giải thấu triệt, dung hợp quán thông đối với nội hàm của Phật Pháp, đồng thời nguyện ý cùng ông đàm luận các loại sự tình của Thiên - Địa - Nhân.

Văn Sơn - Secretchina
Tường Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hoàng đế và thiền sư vấn đáp: Đế vương và bình dân tu luyện khác nhau