Hôn nhân gia đình: Tình cảm, Ân và Nghĩa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong văn hóa truyền thống, hôn nhân là sự việc thiêng liêng và tốt đẹp. Thời khắc hai người quyết định kết hôn nghĩa là đã cam kết bên nhau cả cuộc đời...

Hai hôn nhân, hai kết cục: Tự làm tự chịu

Lâm Ngữ Đường, đại sư văn hóa truyền thống Á Đông, người từng được đề cử giải Nobel văn học, được độc giả Việt Nam biết đến với tác phẩm "Sống đẹp" kết hôn với Liêu Thúy Phượng, đúng lúc Liêu Thúy Phượng đang ngắm nghía Giấy chứng nhận Kết hôn thì Lâm Ngữ Đường nói: "Giấy chứng nhận Kết hôn" chỉ có tác dụng khi ly hôn, chúng ta hãy đốt nó đi, từ nay về sau không dùng đến nó nữa".

Thế là Giấy chứng nhận Kết hôn của hai người trong chốc lát đã thành tro bụi theo gió bay đi. Quả nhiên hai người đã thực hiện lời cam kết, mãi mãi bên nhau, không rời xa, yêu thương, ân nghĩa cả cuộc đời. Hai vợ chồng Lâm - Liêu hạnh phúc và đều là những người thành danh trong sự nghiệp của mình.

Cùng thời với Lâm Ngữ Đường có một nhà thơ họ Từ theo đuổi cô Lâm - một phụ nữ xinh đẹp, giàu có, bất chấp cô Lâm khi ấy đã có chồng và một người con trai 3 tuổi. Thế là họ Từ ly hôn với người vợ sắp sinh nở, để mặc cô trơ trọi nơi đất khách quê người. Sau đó, anh ta lại dụ dỗ vợ của người bạn và kết hôn cùng cô ấy. Tuy đã thỏa mãn được dục vọng nhưng cuộc sống sau khi kết hôn không được như mong muốn. Năm họ Từ 35 tuổi, đã mất mạng trong một tai nạn máy bay rơi. Còn cô vợ bỏ chồng tái hôn với họ Từ kia trong suốt cuộc đời còn lại cũng sống rất thê lương. Đó là do họ đã làm trái với lời thệ ước, đã phạm vào tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu trong hôn nhân và gia đình, nên đã gánh chịu hậu quả.

Họ đã làm trái với lời thệ ước, đã phạm vào tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu trong hôn nhân và gia đình, nên đã gánh chịu hậu quả.
Họ đã làm trái với lời thệ ước, đã phạm vào tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu trong hôn nhân và gia đình, nên đã gánh chịu hậu quả.

Hôn nhân hạnh phúc: "Sống bên nhau mãi đến hồi già nua"

Trong văn hóa truyền thống, hôn nhân là sự việc thiêng liêng và tốt đẹp. Thời khắc hai người quyết định kết hôn nghĩa là đã cam kết bên nhau cả cuộc đời. Theo truyền thuyết khi Thần tạo ra con người, đã ghép một người nam với một người nữ với nhau, cũng chính là sự phối hợp tương hỗ giữa âm và dương, thế nên nhân loại mới sinh sôi nảy nở, khiến cuộc sống con người thêm hạnh phúc và thú vị. Trong tất cả các mối quan hệ của con người thì mối quan hệ hôn nhân là thiêng liêng, trang nghiêm và tươi đẹp nhất. Chế độ một vợ một chồng là văn minh nhất trong lịch sử nhân loại, trong mấy chục năm chung sống vui buồn có nhau đã tạo ra tình cảm lớn lao giữa hai người không có mối quan hệ huyết thống. Người xưa nói "Gia hòa vạn sự hưng", gia đình hòa thuận thì mọi sự đều hưng thịnh. Có một gia đình hoàn chỉnh chính là phương thức sinh sống mà nhân loại mưu cầu. Cùng sống bên nhau đến "Bạch đầu giai lão" chính là kết cục tốt đẹp mà các cặp vợ chồng đều theo đuổi và mơ ước:

Lúc tử sinh hay khi cách biệt
Chẳng bỏ nhau lời quyết thệ rồi
Cầm tay nàng hẹn mấy lời:
"Sống bên nhau mãi đến hồi già nua".
(Kinh Thi - Tạ Quang Phát dịch).

Hôn nhân con người là duyên tiền định, tức là được an bài tùy theo mối nhân duyên, tùy theo ân oán cùng với đức và nghiệp của những đời trước. Đối với con người mà nói, bất kể bạn cho là tốt hay không tốt thì đó cũng là sự an bài tốt nhất. Nếu hai người giữa đường đứt gánh, đường ai nấy đi thì chính là làm loạn sự an bài này, đã từ bỏ con đường an bài tốt nhất này mà đi theo đường rẽ, thì kết quả thường chỉ có thể là xấu tệ hơn mà thôi.

Hôn nhân con người là duyên tiền định, tức là được an bài tùy theo mối nhân duyên. Đối với con người mà nói, bất kể bạn cho là tốt hay không tốt thì đó cũng là sự an bài tốt nhất.
Hôn nhân con người là duyên tiền định, tức là được an bài tùy theo mối nhân duyên. Đối với con người mà nói, bất kể bạn cho là tốt hay không tốt thì đó cũng là sự an bài tốt nhất. (Ảnh: Shutterstock)

Đạo vợ chồng: "Phu thê ân ái"

Lưu Đình Thức, người đất Tề thời Bắc Tống, là người chính trực, có phong thái quang minh lỗi lạc, thành tín giữ lời hứa. Khi còn tuổi thanh niên, có người giới thiệu cho ông một cô gái cùng làng, và đã ước hẹn cả đời bên nhau, hai gia đình cũng đã nhờ người mai mối tác thành hôn ước, chuẩn bị vài năm nữa sẽ đưa sính lễ rước dâu, kết tóc trăm năm.

Sau đó Lưu Đình Thức đi thi, có tên trên bảng vàng. Nhưng đúng lúc đó, người vợ chưa cưới của anh mắc bệnh rồi mù cả hai mắt. Nhiều thầy thuốc được mời đến chữa trị nhưng đều vô hiệu. Nhà gái là một gia đình nhà nông, rất nghèo, lại không có quyền thế, đâu dám nói đến chuyện hôn lễ của con gái nữa. Cô gái đó cũng thường nhỏ lệ sầu bi than thân trách phận, lo lắng chồng tương lai sẽ thay lòng đổi dạ từ hôn.

Biến cố trên thân người vợ chưa cưới đương nhiên truyền đến tai Lưu Đình Thức. Có người khuyên anh không nên cưới cô gái mù con nhà nông đó, kẻo hỏng chuyện đại sự cuộc đời, hủy đi hạnh phúc cả đời mình. Lưu Đình Thức cười và nói: "Lòng tôi đã hứa hôn cùng cô ấy rồi. Tuy cô ấy mù hai mắt nhưng sao có thể trái với cái tâm ban đầu của mình được".

Sau đó anh vẫn cưới cô gái về, hai người dựa vào nhau mà sống, yêu thương giúp đỡ nhau, đồng cam cộng khổ, sống đến bạch đầu giai lão, được mọi người truyền tụng thành giai thoại thiên cổ. Lưu Đình Thức cũng được mọi người coi là tấm gương mẫu mực thành tín giữ lời hứa, tuân thủ hôn ước. Nhà thơ đời Tống Tô Đông Pha cảm động vì ân nghĩa của Lưu Đình Thức nên đã từng viết thi phẩm ngợi ca về họ.

"Lòng tôi đã hứa hôn cùng cô ấy rồi. Tuy cô ấy mù hai mắt nhưng sao có thể trái với cái tâm ban đầu của mình được".
"Lòng tôi đã hứa hôn cùng cô ấy rồi. Tuy cô ấy mù hai mắt nhưng sao có thể trái với cái tâm ban đầu của mình được". (Ảnh: Shutterstock)

Người xưa cũng thường nói: "Phu thê ân ái", trong thành ngữ trên thì "Ân" đứng trước "Ái", lòng cảm kích có trước, còn yêu thương, tương kính như tân đứng sau. Duy trì quan hệ hôn nhân không chỉ đơn thuần dựa vào tình cảm, mà cần dựa vào đạo nghĩa và lòng cảm ân, như vậy hôn nhân mới bền vững. Tình cảm thực ra là thứ không đáng tin cậy, nó có thể thay đổi tùy theo thời gian, không gian và hoàn cảnh. Ham muốn danh và lợi sẽ khiến tình cảm không ngừng thay đổi, do đó cái gọi là tình yêu chẳng qua cũng như khói mây bay qua trước mắt mà thôi. Còn Ân và Nghĩa lại là chuẩn mực đạo đức của con người, ước thúc hành vi bất chính của con người, khiến con người tự giác gìn giữ từ nội tâm.

Hai người kết hôn, đều thực sự nghĩ cho người kia chứ không phải xuất phát từ lợi ích cá nhân thì trong lòng sẽ luôn có nhau, đều gìn giữ được chuẩn mực đạo đức từ nội tâm, hôn nhân nhất định sẽ bền vững. Là người chồng, cần hiểu rõ rằng: một người con gái đã gửi gắm cả cuộc đời cho mình thì mình phải có trách nhiệm với cô ấy, cần có lòng bao dung, thể hiện khí phách mạnh mẽ của bậc tu mi nam tử. Là người vợ, cần hiểu rõ rằng: cho dù giàu nghèo thì vẫn bên nhau, nhẫn nại, không rời xa, không ghét bỏ, thể hiện ra nét đẹp nữ tính ôn nhu dịu dàng. Hai người nếu có suy nghĩ như thế, mỗi người đều làm tròn chức trách của mình, "nam chủ ngoại, nữ chủ nội" - đàn ông gánh vác việc bên ngoài, phụ nữ cai quản việc trong nhà, thì ắt sẽ tâm đầu ý hợp. Gia đình như vậy chính là bến bờ hạnh phúc.

Hai người kết hôn, đều thực sự nghĩ cho người kia chứ không phải xuất phát từ lợi ích cá nhân thì trong lòng sẽ luôn có nhau, đều gìn giữ được chuẩn mực đạo đức từ nội tâm, hôn nhân nhất định sẽ bền vững.
Hai người kết hôn, đều thực sự nghĩ cho người kia chứ không phải xuất phát từ lợi ích cá nhân thì trong lòng sẽ luôn có nhau, đều gìn giữ được chuẩn mực đạo đức từ nội tâm, hôn nhân nhất định sẽ bền vững. (Ảnh: Epoch Times)

Đáng tiếc là thời hiện đại, khi bị thuyết vô Thần và thuyết tiến hóa dẫn lối đưa đường, thì con người ngày càng chìm sâu vào đầm lầy của dục vọng, ham muốn hưởng thụ vật chất, dần dần bỏ quên mất đạo nghĩa, cũng chẳng còn biết đến cảm ân. Quan niệm về đạo đức, nhân sinh càng biến dị thì càng không còn tiêu chuẩn đạo đức ước thúc nữa, làm gì, nghĩ gì cũng đều là vì tư lợi. Vì tiền, vì quyền, vì ham dục hưởng lạc mà có người sẵn sàng bỏ nhà bỏ con, bất chấp hậu quả, chỉ một mực làm sao cho thỏa mãn nhu cầu dục vọng cá nhân. Vì vậy tỷ lệ ly hôn ngày nay tăng vọt, bi kịch gia đình liên tiếp xuất hiện, con người không tìm thấy cảm giác an toàn, xã hội cũng vì thế mà bất ổn.

Nhân loại muốn hạnh phúc, xã hội muốn tốt đẹp thì đầu tiên cần có gia đình ổn định, hạnh phúc. Muốn gia đình ổn định hạnh phúc thì cần có mối quan hệ vợ chồng bền vững, muốn vậy thì hai người phải hiểu và tuân thủ đạo nghĩa, phải biết cảm ân, quy chính lại những quan niệm xấu, tìm lại thiện niệm, bỏ con đường nhánh mà trở về với chính lộ. Nếu không, thì con đường phóng túng dục vọng mà nhân loại đang đi kia khi tới điểm cuối e rằng sẽ là vực thẳm của sự hủy diệt.

Hoàng Mai
Theo Thanh Lăng



BÀI CHỌN LỌC

Hôn nhân gia đình: Tình cảm, Ân và Nghĩa