Huy hoàng và tận diệt, điều gì xảy ra khi đạo đức nhân loại không còn...

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi nhân loại không còn nhân cách, khi đạo đức không còn chỗ đứng trong lòng người thì phải chăng cũng là lúc con người không xứng để tồn tại?...

Khoa học ngày nay đã chứng minh, văn minh của nhân loại trải qua nhiều lần huỷ diệt và hồi sinh, và đạo đức của thế nhân cũng lại nhiều lần cao thượng rồi tha hoá. Khi đạo đức của thế nhân không được nâng lên tương xứng cùng với sự phát triển của nhân loại, khi nhân cách của con người đã tha hoá tới một mức độ nhất định cũng là lúc con người đi đến bước đường cùng tận diệt.

Xưa nay có câu: “Nhân bất trị, Thiên trị", nghĩa là người không trị được thì để Trời trị. Khi ấy Thiên thượng sẽ giáng xuống thế nhân trùng trùng lớp lớp những thiên tai đại hoạ để cảnh cáo con người, ai thanh tỉnh sám hối biết quay về đường ngay nẻo chính thì còn cơ hội, kẻ chấp mê bất ngộ ắt tận diệt nay mai.

Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một nhận thức chung trong tín ngưỡng của tất cả các tôn giáo, các dân tộc, đó là: “Vạn sự nơi thế nhân đều do Thần an bài đặt định, tất cả những gì của chúng ta có đều do Thần ban cho". Nhưng khi con người dần dần phớt lờ những lời răn dạy đạo đức của Thần, cũng là lúc nguy hiểm cận kề.

Vạn sự nơi thế nhân đều do Thần an bài đặt định, tất cả những gì của chúng ta có đều do Thần ban cho
Vạn sự nơi thế nhân đều do Thần an bài đặt định, tất cả những gì của chúng ta có đều do Thần ban cho. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Huy hoàng rồi vụt tắt...

Trong những năm gần đây, những di tích của các thời kỳ văn minh tiền sử bị chôn vùi dưới đáy biển và trong lòng đất không ngừng được phát hiện, khiến cho con người hiện đại không khỏi bàng hoàng khi được tiếp xúc một cách chân thực với những nền văn minh đã từng huy hoàng trong quá khứ nhưng cuối cùng lại chịu sự diệt vong tàn khốc nhất.

Cách xa phía bắc Ai Cập, tại bờ biển Alexandria, người ta đã phát hiện phía dưới đáy biển có một thành phố bí ẩn. Ngoài những cổ vật, các nhà thám hiểm còn phát hiện một cung điện thời kỳ Cleopatra. Nó được coi là di tích nơi ở của hoàng gia Cleopatra. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng một trận động đất cách đây 1500 năm đã khiến tòa thành này bị nhấn chìm và vĩnh viễn ngủ yên dưới đáy đại dương.

Ngoài ra một tàn tích của thành phố cổ khác cách đây khoảng 9.500 năm trước cũng đã được tìm thấy ở vùng biển Ấn Độ. Mọi người đặt tên cho nó là "Dwarka" hay "Thành phố vàng". Thành phố cổ dưới nước này có cấu trúc kiến trúc hết sức hoàn chỉnh, và hài cốt của con người ở khắp mọi nơi trên đống đổ nát. Người dân ở thành phố cổ này có lẽ đã trải qua một thảm họa bất ngờ, trong chốc lát toàn bộ thành phố bị nhấn chìm sâu xuống đáy đại dương.

Đại huỷ diệt
Trong chốc lát toàn bộ thành phố bị nhấn chìm sâu xuống đáy đại dương. (Ảnh qua FB Kiến trúc cổ điển)

Thành phố tội lỗi...

Điều này gợi cho chúng ta nhớ đến thành phố cổ Pompeii bị chôn vùi dưới tro núi lửa trong hơn 1600 năm trước. Từ những tàn tích khai quật được trong đống đổ nát, người ta có thể thấy Pompeii là một thành phố “hiện đại hóa”. Trong thành phố, các cửa hàng san sát nối tiếp nhau, hàng hóa rực rỡ muôn màu đủ chủng loại, việc giao thương buôn bán vô cùng hưng thịnh và phát triển. Các đường phố, ngõ hẻm san sát, chằng chịt như bàn cờ. Xe ngựa xếp thành hàng dài trên phố. Xe bưu chính chỉ trong vài ngày là có thể di chuyển tới khắp các thành phố lớn của đế quốc La Mã...

Những vết bánh xe in sâu xuống đường năm đó vẫn còn lưu lại dấu tích, phía Đông có thể đi tới Tiểu Á, phía Tây có thể đi tới Tây Ban Nha. Cửa hàng, cửa hiệu có ở khắp nơi trong phố, đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt nhỏ nhặt nhất như: sạp hoa quả, chợ rau, chợ cá, hàng thịt, quầy pho mát, hàng dầu oliu…

Nhưng đồng thời với sự phát triển đó cũng là sự suy đồi đạo đức của người dân khi mà khắp nơi trong thành phố, người ta đều thấy tàn dư của các kỹ viện. Sự ăn chơi sa đọa của cư dân nơi đây cũng bị đẩy lên đến cực điểm.

huỷ diệt, bại hoại, nền văn minh bị chôn vùi
Bích họa Pompeii. (Ảnh: Wikipedia)

“Hãy tận hưởng cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước”. Đó là câu cửa miệng của rất nhiều người dân Pompeii. Hơn bất cứ điều gì khác, nó thể hiện rõ ràng nhất tư tưởng sắc dục xa hoa, trụy lạc của họ. Di tích khảo cổ cho thấy khi đó Pompeii có khoảng hơn 100 quán rượu và 25 kỹ viện trong một thành phố chỉ có 20 nghìn người.

Thành phố có tới 3 nhà tắm công cộng quy mô lớn, chia thành 2 khu nam và nữ. Trong mỗi khu lại phân thành bể chứa nước ấm, nước nóng và nước lạnh, mỗi lần có thể đủ chỗ cho 1.000 người tắm. Trong các nhà tắm công cộng còn có phòng thay quần áo, phòng massage, nhà vệ sinh, dưới nền nhà còn có hệ thống sưởi bằng hơi nước nóng được dẫn qua những đường ống bằng gốm sứ.

Với những vùng đất bên ngoài đế quốc La Mã ở Châu Âu khi đó, đây là tiêu chuẩn vô cùng hiện đại, vốn không thể tưởng tượng, phải sau 1.000 năm nữa mới đạt được.

Suối nước được dẫn từ trên núi cao xuống dưới thành phố cách đó 10km, đường ống nước được làm bằng gốm sứ công phu. Tháp nước được xây dựng phía trên bể tắm công cộng, dùng một đường ống lớn dẫn nước vào. Sau đó, đường ống nhỏ lại dẫn nước tới từng vị trí có người sử dụng. Người dân thành phố Pompeii sớm đã biết sử dụng bồn cầu xả nước. Tất cả chất thải được thải ra từ đường cống ngầm rất dài dưới đất.

Sự phồn thịnh của Pompeii khiến các nhà nghiên cứu không khỏi kinh ngạc. Thậm chí rất nhiều thành phố hiện đại cũng khó mà theo kịp được Pompeii. Nhưng thật đáng tiếc: phồn vinh không đồng nghĩa với văn minh đạo đức.

Và rồi tới một ngày, câu nói “Hãy tận hưởng cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước” đã trở thành một lời tiên đoán cho thành phố này. Những con người đang chìm đắm trong truỵ lạc và tội lỗi kia sẽ không bao giờ có thể hình dung ra ngày tàn của họ lại đến nhanh như vậy khi một đại thảm họa xảy ra vào buổi sáng ngày 24 tháng 8 năm 79 sau Công nguyên:

Chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ, có ít nhất hơn 5.000 người dân thành Pompeii biến mất khỏi mặt đất khi núi lửa Vesuvius giận dữ điên cuồng phun nham thạch. Núi lửa Vesuvius đã phun trào tổng cộng hơn 10 tỷ tấn nham thạch và tro tàn. Cả thành Pompeii phồn vinh đã bị chôn vùi dưới độ sâu hàng chục mét như thế. Những con phố hoa lệ, sầm uất, những đấu trường cuồng nộ, dã man, những người dân xa xỉ, lãng phí... trong nháy mắt, tất cả chỉ còn là hư vô.

Ngày cuối cùng của Pompeii
Bức: Ngày cuối cùng của Pompeii (1830-33). Hoạ sỹ: Karl Brullov. (Ảnh: Wikipedia)

Tuy nhiên điều đáng nói ở đây chính là sự thức giấc của ngọn núi lửa đã ngủ yên suốt 800 năm, nằm cách Pompeii khoảng 10km. Nó đã đột nhiên tỉnh dậy, phun trào và giận dữ. Đó không phải là chuyện ngẫu nhiên mà chính là quả báo khi người ta đã gây ra quá nhiều tội ác. Thần muốn dùng nó để thức tỉnh con người, làm bài học răn dạy con người tương lai.

Trong lịch sử không chỉ có tội lỗi ở Pompeii bị trừng phạt mà còn có cả Sodom và Gomorrah, là những thành phố được nhắc đến trong Kinh Thánh. Bởi vì đồng tính luyến ái và nhiều loại tội phạm tình dục, cũng như những hành vi thiếu tôn trọng của người dân hai thành phố này đối với Thiên Chúa nên Thiên Chúa đã ra lệnh tiêu diệt hai thành phố đồi bại này, cuối cùng chúng đều đã bị chìm trong biển lửa .

Bản thảo cổ của Thành phố Vatican cũng từng kể rằng trên trái đất đã từng xuất hiện 4 thể hệ loài người. Thể hệ thứ nhất là chủng người khổng lồ cự đại, họ không phải là cư dân của trái đất mà đến từ Thiên thượng, họ chết bởi đói khát; thể hệ người thứ 2 bị chết bởi lửa lớn; thể hệ người thứ 3 là người vượn, họ chết bởi tàn sát lẫn nhau; thể hệ người thứ tư thuộc giai đoạn mặt trời và nước, họ chết bởi Đại hồng thuỷ.

Ngày nay khoa học cũng đã chứng minh, Đại hồng thuỷ thực sự đã từng xảy ra, hơn nữa trước lúc đó, trái đất cũng đã từng tồn tại một đại lục có nền văn minh phát triển rất cao. Trong một lần địa chấn cực lớn, bề mặt trái đất xảy ra biến đổi đã nhấn chìm mọi thứ xuống đáy đại dương. Sức mạnh của trận động đất này tương đương với 4000 lần sức mạnh của quả bom nguyên tử mà Mỹ từng ném xuống Hiroshima trong Thế chiến lần thứ II. Một lục địa rất văn minh được gọi là Atlantis cũng theo đó mà chìm theo vào lòng đại dương. Theo tài liệu ghi chép, do mức độ văn minh của Atlantis đạt đến trình độ cực cao, nơi này trở nên thịnh vượng và hùng mạnh, con người dần quên đi sự tồn tại của Thần, người dân nơi đây dần trở nên bại hoại, họ đã phát động một cuộc chiến tranh để chinh phục thế giới. Đây được xem là hành động phản bội Chúa khiến các vị Thần nổi giận và quét sạch lục địa tội lỗi bằng trận động đất và lũ lụt.

đại huỷ diệt Atlantis
Dù Atlantis có văn minh đến đâu một khi đã phạm tội với Chúa thì ắt cũng phải gặp đại hoạ. (Ảnh: Shutterstock)

Lời cảnh cáo của Thần

Lịch sử luôn là bài học, là lời cảnh tỉnh cho nhân loại chúng ta, khi nhân loại tha hóa, cũng là lúc con người bước vào thời kỳ nguy hiểm. Khi nhân loại không còn nhân cách, khi đạo đức không còn chỗ đứng trong lòng người thì cũng là lúc con người không xứng để tồn tại.

Thần trân quý con người, nhưng khi con người không xứng để làm người thì cũng là lúc nhân loại tự diệt, đây cũng là điều do con người tạo ra, con người phải chịu quả báo cũng là điều tất nhiên.

Và cho đến đến lúc này, khi đạo đức không ngừng tuột dốc, khi tình dục không ngừng được giải phóng, con người đã không còn giữ được bản tính “người” của mình thì điều gì tới ắt phải tới. Lịch sử của nhân loại, sự đào thải của chính Thần có một lần nữa xảy ra không? Tất cả đều phụ thuộc vào sự hối cải của mỗi người.

Minh Vũ



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Huy hoàng và tận diệt, điều gì xảy ra khi đạo đức nhân loại không còn...