Kết cục của 3 loại yêu quái trong 'Tây Du Ký' ẩn chứa Thiên cơ gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hai trong ba loại yêu quái này nhìn chung đã hoàn thành sứ mệnh, sau khi chấm dứt uyên duyên đều quy vị, trở về vị trí tương ứng của mình. Nhưng loại yêu quái cuối cùng dường như tất cả đều bị đánh chết... 

Người ta thường nói: Thái độ quyết định kết quả. Kết cục khác nhau của ba loại yêu quái trong "Tây Du Ký" vừa vặn đã xác nhận điểm này.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa các loại yêu quái

Trong "Tây Du Ký", yêu quái đại khái có thể chia làm ba loại: Một loại là thú cưỡi hoặc linh sủng của các vị Thần Tiên, bởi vì được an bài đặc biệt hạ giới trợ giúp thầy trò Đường Tăng tu hành hoàn nghiệp; Một loại là Thiên Thần nhớ nhung trần tục mà hạ giới, thông qua mối quan hệ nhân duyên cũng đã trở thành khảo nghiệm trên con đường tu luyện của bốn thầy trò Đường Tăng; Một loại chính là yêu quái ở thế gian, chuyên môn làm ác hại người.

Hai trong ba loại yêu quái này nhìn chung đã hoàn thành sứ mệnh, sau khi chấm dứt uyên duyên đều quy vị, trở về vị trí tương ứng của mình. Nhưng loại yêu quái cuối cùng dường như tất cả đều bị đánh chết. Điều này không chỉ do nguồn gốc của chúng khác biệt, mà còn bởi vì thái độ của chúng đối với chuyện tu luyện cũng khác nhau.

Bốn thầy trò Đường Tăng đi lấy chân kinh kỳ thực chính là quá trình cầu Đạo của người tu luyện, bởi vì nghiệp nợ của tự thân cho nên dẫn đến trên con đường tu luyện gặp khó khăn trùng điệp. Những yêu quái "có lai lịch" ngăn cản họ, một mặt là muốn trợ giúp tiêu trừ nghiệp nợ, mặt khác cũng là khảo nghiệm cái tâm hướng Phật của họ có kiên định hay không. Những con yêu quái này cũng không thực sự ngăn cản bốn thầy trò Đường Tăng, hơn nữa cho dù bọn chúng hành ác như thế nào, khi thấy chủ của mình (các Phật, Đạo, Thần) thì đều là một mực cung kính hiện về nguyên hình.

Còn những con con yêu quái thực sự là từ trên bản chất hành ác, ngăn cản thầy trò Đường Tăng cầu Chính Pháp. Chúng không chỉ gây tai họa chúng sinh, mà đối với Thần Phật cũng không có lòng kính sợ, kết cục cuối cùng chính là bị diệt trừ triệt để.

Tín Phật cầu chính Pháp là con đường nhân sinh chân chính

Từ xưa đến nay, người tu luyện cầu chính Pháp đều là những sự kiện thần thánh, Thần Phật đều sẽ âm thầm tương trợ, còn ngăn cản quấy nhiễu người tu luyện cầu chính Pháp ắt hẳn là tà ma, nếu như khư khư cố chấp đến cuối cùng thì cần phải bị trừ diệt. Nhưng Phật gia giảng duyên phận, cũng giảng phổ độ chúng sinh, cho nên Thần Phật đối những sinh linh kia (bao gồm cả yêu quái) là có thiện niệm, đều là mở một mặt lưới. Ví như Hồng Hài Nhi, mặc dù là tiểu yêu vương cuồng vọng vô tri, nhưng Quan Âm Bồ Tát niệm duyên phận còn có thể cứu độ, thế là liền độ hóa cậu thành Thiện Tài Đồng Tử, từ đó tiêu dao tự tại.

Mặc dù Thần Phật đều có lòng từ bi, nhưng cũng không phải là mỗi một sinh mệnh đều có thể cảm kích được lòng từ bi của Thần Phật, đều có thể trân quý duyên phận này. Bọ Cạp Tinh là một trường hợp như thế. Nói đến Bọ Cạp Tinh, cũng được coi là sinh mệnh hữu duyên với Thần Phật, có Đạo hạnh tu hành ngàn năm, còn hữu duyên đến Lôi Âm Tự nghe Phật Như Lai thuyết giảng. Nếu như nó có thể thành tâm hướng Phật, tu bỏ ma tính, hẳn là cũng có thể tu thành chính quả. Tuy nhiên nó lại không biết trời cao đất rộng, không những không thành kính tu hành, mà còn lấy oán trả ơn chích vào tay Phật Tổ Như Lai rồi trốn xuống trần gian. Bởi vì nhân nào thì quả ấy, mặc dù nó có ngàn năm Đạo hạnh và chưa cạn Phật duyên, nhưng bất kính đối với Phật thì có thể nói là sẽ không có tương lai. Thế là, sinh mệnh này rõ ràng là có duyên phận có thể được siêu độ, nhưng cuối cùng bị Mão Nhật Tinh Quan đoạt mất tính mệnh.

Có bài thơ làm chứng, rằng:

Cổ dài mào đỏ lông mơ,
Cựa dài, móng sắc mắt đưa lộn sòng,
Năm đức tỏ rõ oai phong,
Ba canh báo sáng, tiếng đồng xa ngân
Phải đâu tông giống gà trần
Vốn là tinh tú ân nhân cõi trời.
Rết độc tu luyện công toi
Hoàn nguyên bản tướng đi đời nhà ma!
(Bản dịch của Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh).

Vì vậy, thái độ đối đãi với Thần Phật thái độ sẽ quyết định tương lai của chúng sinh. Một sinh mệnh nếu như một mực cuồng vọng hành ác, bất kính đối với Thần Phật, thậm chí còn ngăn cản mọi người cầu chính Pháp, thì sinh mệnh dẫu bản sự to lớn bao nhiêu, cuối cùng đều khó thoát khỏi sự trừng phạt của Trời, tự nhận ác quả. Giống như Bọ Cạp Tinh trong "Tây Du Ký", vốn có yêu lực cao siêu, thậm chí Tôn Ngộ Không, Quan Âm Bồ Tát... cũng không thể trực tiếp chống lại, nhưng cuối cùng vẫn khó thoát khỏi cái chết.

Nếu như một sinh mệnh biết cung kính, dùng thiện niệm đối đãi với Thần Phật và chính Pháp, đó chính là trân quý bản thân mình. Người thông tuệ thường biết mượn gương người xưa, như câu nói: "Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri; Thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư". Ý rằng: lòng người sinh một niệm, trời đất đều biết hết; thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt có tư tâm.

Từ xưa đến nay, người bất kính đối với Thần Phật đều bị lọt vào ác báo, huống chi người cừu hận luật Trời?!

Hy vọng rằng mỗi chúng ta hãy lấy lấy lịch sử làm gương, chớ dại hồ đồ, và chọn cho mình một tương lai tươi sáng.

Trung Nguyên
Theo Thuần Chân - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Kết cục của 3 loại yêu quái trong 'Tây Du Ký' ẩn chứa Thiên cơ gì?