Khải Hoàn Môn Paris, công trình điêu khắc vĩ đại của nghệ thuật ái quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cổng mừng chiến thắng đầu tiên mà Napoleon thực hiện chính là Khải Hoàn Môn hay còn gọi là Bắc đẩu Tinh tú Hoàn Môn tại quảng trường l’Étoile, Paris. Công trình này chính thức khởi công vào ngày 15 tháng 8 năm 1806 cũng chính là ngày sinh nhật của Bonaparte.

Vào năm 1805, Hoàng đế Napoleon Bonaparte hứa sẽ dành tặng “cổng chào chiến thắng” cho quân đội. Và trận thắng Austerlitz cũng chính là khởi nguồn của Khải Hoàn Môn Paris.

Vốn là một người rất ngưỡng mộ kiến trúc nghệ thuật cổ đại, Bonaparte đã yêu cầu kiến trúc sư Jean-François-Thérèse Chalgrin quan sát các kiến trúc cổ điển để lấy cảm hứng cho công trình này. Do đó, ông ấy đã lấy Cổng Khải Hoàn Titus để làm mô phỏng cho thiết kế. Tuy nhiên, khác với cổng mẫu, Khải Hoàn Môn l’Étoile không có bất kỳ cột nào, Cổng Khải Hoàn Titus là một kiến trúc danh dự của thế kỷ I sau công nguyên, nằm trên Via Sacra, La Mã.

Cổng vòm tân cổ điển cao 50m thể hiện các cảnh về đời sống của các triều đại cũng như các trận chiến, khác với khải hoàn môn truyền thống cổ điển chỉ mô tả lại các chiến thắng quân sự.

Mặt tiền phía Đông Khải Hoàn Môn hướng ra đại lộ Champs-Élysées, nơi mà vào thời của Bonaparte đối diện là cung điện hoàng gia Tuileries, hoặc hoàng gia và sau đó là cung điện hoàng gia của hoàng đế. (Cung điện này đã bị phá huỷ trong thời kỳ Công xã Paris năm 1871). Một bức phù điêu chạy quanh vòm, gần đỉnh. Mặt phía Đông của đường diềm này diễn tả cuộc khởi hành chiến dịch mới của quân đội Pháp và mặt phía Tây là cảnh họ trở về.

Ở chân của mỗi trụ trong số bốn trụ của vòm, được gọi là trụ, có một nhóm được điêu khắc trên bệ. Mỗi nhóm điêu khắc này thể hiện những cảnh lịch sử. Nổi tiếng nhất là “Departure of the Volunteers of 1792” hay còn được gọi là “La Marseillaise” (Sự khởi hành của đội quân tình nguyện năm 1792) của nghệ sĩ François Rude. “La Marseillaise” cũng là tên của bài quốc ca Pháp từ 1792.

Vì sự sụp đổ của Đệ nhất đế chế Pháp (Napoleon) mà mãi đến năm 1836, Khải Hoàn Môn mới được hoàn thành dưới thời Hoàng đế Louis-Philippe và ông đã dành riêng cổng chào này cho quân đội Cộng hòa và Đế chế.

Trần mái vòm bên trong cổng được phủ hoa hồng. (Alvesgaspar/CC BY-SA 3.0)
“Departure of the Volunteers of 1792” (Sự khởi hành của đoàn quân tình nguyện năm 1792) của nghệ sĩ François Rude thể hiện sự khởi quân của 200.000 lính Pháp để bảo vệ cho nền cộng hòa của họ. Các chiến sĩ tình nguyện, và những người dân thường, họ được điêu khắc trong trạng thái khoả thân, ở trần hoặc mặc trang phục dân sự, thanh niên và người già, tất cả đều sẵn sàng chiến đấu vì đất nước. Người phụ nữ có cánh tượng trưng cho Nữ Thần Tự Do, đang khích lệ những người đàn ông chiến đấu. (Nguồn Cộng đồng)
Tác phẩm “Triumph of Napoleon” (Khải hoàn của Napoleon Bonaparte) của nghệ sĩ Jean-Pierre Cortot để chúc mừng cho Hiệp ước Vienna năm 1810. Bonaparte đang mặc tấm áo choàng cổ điển và đứng với niềm tự hào ở trung tâm tác phẩm. Nữ thần Chiến thắng Victoria giữ một vương miện nguyệt quế trên đầu ông ấy, còn tay kia Nữ Thần cầm một cành cọ. Phía trên họ là Nữ Thần Danh Vọng (Genius of Fame) đang bay lượn để thông báo về chiến thắng của Bonaparte bằng chiếc kèn của cô ấy, đây là mô-típ không tìm thấy trong các tác phẩm thời cổ đại nhưng lại xuất hiện trong thời Phục hưng. Nữ Thần Danh Vọng tay cầm chiếc gậy với phần đầu được trang trí bằng một con đại bàng của hoàng gia, thứ mà đội quân của hoàng đế Napoleon có thể mang theo cùng các trận chiến. (Nguồn Cộng đồng)
Bức “The Resistance of 1814” (Kháng chiến năm 1814) của nghệ sĩ Antoine Étex tưởng nhớ những người lính Pháp đã tham gia Chiến tranh Liên minh thứ Sáu vào tháng 3 năm 1813 - tháng 5 năm 1814. (Nguồn Cộng đồng)
Bức “The Peace of 1815” (Hoà bình năm 1815) của Antoine Étex đại diện cho sự kết thúc Chiến tranh Napoleon, khi mà Hiệp ước Paris thứ 2 giữa Pháp và Đồng minh được ký kết vào 20 tháng 11 năm 1815. Đây là tác phẩm cuối cùng trong bốn tác phẩm lớn mô tả cảnh lịch sử trên bốn cột của Khải Hoàn Môn. (Nguồn Cộng đồng)
Cảnh một trận đánh ác liệt trên bức phù điêu gần vị trí đỉnh vòm. Và trên bức diềm chạy quanh đỉnh vòm có thể nhìn thấy quân đội Pháp đang rời đi và trở về sau trận chiến. (Chris Lawrence Travel/Shutterstock)
Khải Hoàn Môn Titus của La Mã cổ đại là nguồn cảm hứng để kiến trúc sư Jean-François-Thérèse Chalgrin’s thiết kế Khải Hoàn Môn ở Paris. (Wiesdie/Shutterstock)
Mười hai đại lộ hội tụ, như một ngôi sao mà Khải Hoàn Môn l’Étoile tại vị trí trung tâm (còn gọi là Khải hoàn môn ngôi sao hoặc Bắc đẩu Tinh tú Hoàn môn) trên Quảng trường Place Charles de Gaulle, trước đây còn gọi là Quảng trường Étoile (Quảng trường Tinh tú). (Eric Isselee/Shutterstock)

Du Du
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Khải Hoàn Môn Paris, công trình điêu khắc vĩ đại của nghệ thuật ái quốc