Khám phá Tây Du Ký - P.5: Cuộc đời tu luyện đều đã được an bài

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tôn Ngộ Không phải trải qua rất nhiều sự kiện kinh thiên động địa, sau đó mới có thể bảo hộ Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, chứng đắc Phật quả. Còn Đường Tăng phải trải qua 10 đời tu hành mới có cơ hội đi Tây Thiên thỉnh kinh đắc chính quả. Hành trình tu luyện của thầy trò họ phải trải qua vô vàn hiểm trở gian nan, nhưng có thể nhận thấy rằng: hết thảy mọi thứ đều đã được an bài!

(Xem lại phần 1; phần 2; phần 3; phần 4)

Hành trình tu luyện kinh thiên động địa của Tôn Ngộ Không

Trong truyện Tây Du Ký: "Một hôm, Hầu vương đang cùng bạn bè yến tiệc vui vẻ, bỗng nhiên trở nên phiền não, nước mắt giàn giụa. Lũ khỉ thấy thế sợ hãi sụp lạy, hỏi:

– Đại vương làm sao thế?

Hầu vương nói:

– Ta tuy trong lúc vui thích, nhưng có một điều phải lo xa, cho nên phiền não.

Lũ khỉ lại cười, nói:

– Đại vương thực không biết thế nào là đủ. Chúng ta đang ngày ngày hưởng sung sướng ở nơi phúc địa non tiên, thần châu cổ động, không chịu kỳ lân cai trị, phượng hoàng quản lý, lại chẳng bị vua chúa nhân gian câu thúc, tự do tự tại, thực là vô cùng hạnh phúc, việc gì phải lo xa, chuốc lấy phiền não nữa!

Hầu vương nói:

– Ngày nay tuy không phải theo pháp luật của vua chúa, không sợ oai quyền của thú muông, nhưng một mai tuổi già sức yếu, lão Diêm vương vẫn ngấm ngầm quản lý. Một ngày kia chết đi, chẳng hóa uổng công sinh ở thế gian, không được hưởng mãi phúc trời ư?

Lũ khỉ nghe nói như thế, con nào con nấy cúi đầu che mặt khóc thút thít, lo sợ về nỗi vô thường".

Một ngày kia chết đi, chẳng hóa uổng công sinh ở thế gian, không được hưởng mãi phúc trời ư?
Một ngày kia chết đi, chẳng hóa uổng công sinh ở thế gian, không được hưởng mãi phúc trời ư? (Miền công cộng)

Ngộ Không có thể được xem là một Hầu Vương biết nhìn xa trông rộng, anh ta không cầu cuộc sống sung sướng trước mắt, điều anh ta lo lắng là làm sao để trường sinh bất lão, thọ ngang trời đất. Đây chính là thể hiện Phật tính của anh ta, trong sách gọi là “Tâm cầu Đạo khởi lên”.

Về sau Ngộ Không cuối cũng đã vượt qua trăm nghìn cay đắng gian khổ, vượt trùng dương đến được Nam Thiệm Bộ Châu, xin làm môn đồ của Bồ Đề Tổ sư, chính thức bước trên đường tu luyện, học được 72 phép biến hóa, cân đẩu vân, trở thành Mỹ Hầu Vương thần thông quảng đại.

Sự việc này trong Tây Du Ký gọi là “Ngộ triệt Bồ Đề chân diệu lý – Đoạn ma quy bản hợp nguyên thần” (ngộ thấu chân lý mỹ diệu cõi bồ đề, đoạn dứt ma tính trở về bản ngã hợp nhất với nguyên thần). Sau đó xảy ra rất nhiều sự kiện kinh thiên động địa.

Sự kiện đầu tiên: “Tứ hải thiên sơn giai cung phụng (Thiên động ngàn non đều sợ phép)”. Vì đã tu luyện đắc đạo, vị thế của Tôn Ngộ Không được nâng cao, trở thành thủ lĩnh của 72 động và 7 ma vương, xưng là Tề Thiên Đại Thánh.

Sự kiện thứ hai: “Cửu u thập loại tận trừ danh (Diêm quang mười cửa thảy kiêng oai)”. “Xuống Sâm la điện giết quỷ vô thường, mắng vua Thập điện, lại xóa bôi sổ bộ Viên hầu, làm tuyệt đường sinh tử”.

Sự kiện thứ ba: Đại náo Long cung. “Một cây Thiết bảng Thần trâm, đội mũ Cánh phượng, mặc giáp Tỏa tử, làm tổn hại thủy tộc, dọa làm tướng quân Ô Quy chạy”.

Đại náo Long cung. “Một cây Thiết bảng Thần trâm, đội mũ Cánh phượng, mặc giáp Tỏa tử, làm tổn hại thủy tộc, dọa làm tướng quân Ô Quy chạy”.
Đại náo Long cung. “Một cây Thiết bảng Thần trâm, đội mũ Cánh phượng, mặc giáp Tỏa tử, làm tổn hại thủy tộc, dọa làm tướng quân Ô Quy chạy”. (Ảnh qua Epoch Times)

Sự kiện thứ tư: Đại náo Thiên cung. Đại náo Thiên cung là tội lớn nhất mà Tôn Ngộ Không phạm phải từ sau khi đắc Đạo. Lúc mới ban đầu, Thiên Cung phong cho Tôn Ngộ Không chức quan Bật Mã Ôn (đồng âm với Tịch Mã Ôn có nghĩa là trừ bệnh dịch của ngựa) nhưng anh ta không thỏa mãn, tự xưng hiệu là “Tề Thiên Đại Thánh” cũng không thỏa mãn, phái đi coi vườn đào thì Ngộ Không lại làm loạn hội bàn đào, lén ăn trộm đào tiên và kim đan, chống lại Thiên cung.

Ngọc Đế phái 10 vạn thiên binh thiên tướng đi bắt Ngộ Không, về sau được Quan Âm Bồ Tát hiến kế cử Nhị Lang Thần lại thêm sự trợ giúp của Thái Thượng Lão Quân, mới có thể bắt được Ngộ Không. Không ngờ qua bảy bảy bốn mươi chín ngày, khi mở lò lấy đan, Ngộ Không đã đạp đổ lò luyện đan và lại tiếp tục làm náo loạn Thiên Cung. Cuối cùng Ngọc Đế cũng phải bó tay không bắt được Ngộ Không, mới thỉnh mời Phật Tổ Như Lai hàng phục Ngộ Không, hóa ngón tay thành núi, đè Ngộ Không dưới núi Ngũ Hành Sơn.

Tôn Ngộ Không lúc đó, dù đã thoát khỏi sinh tử nhưng vẫn chưa tu đắc viên mãn, vẫn chưa ra khỏi Ngũ Hành, cho nên bị Phật Như Lai đè dưới Ngũ Hành Sơn, vẫn còn bị gọi là "yêu hầu", muốn đắc chính quả thì còn phải tiếp tục tu luyện, cho nên về sau mới có việc đi Tây Thiên thỉnh kinh. Đây là đoạn đường cuối cùng trên con đường tu luyện của Tôn Ngộ Không.

Sự kiện thứ năm: Cuối cùng quy y Phật Pháp, bảo hộ Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, chứng đắc Phật quả.

Cuối cùng quy y Phật Pháp, bảo hộ Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, chứng đắc Phật quả.
Cuối cùng quy y Phật Pháp, bảo hộ Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, chứng đắc Phật quả. (Ảnh qua Epoch Times)

Quả thực, việc tu luyện quả là một việc lớn kinh thiên động địa. Một cá nhân muốn bước trên con đường tu luyện, cần phải liên quan đến nhiều sự việc trên trời dưới đất như vậy, đều kinh động đến cả Thần Tiên, Phật Tổ.

Chín chín tám mươi mốt nạn của Đường Tăng

Khi Đường Tăng nhận được chiếu chỉ từ Vua Đường và chuẩn bị sẵn sàng lên đường, rất nhiều nhà sư cố gắng khuyên nhủ ông không nên đi và nói với ông rằng những gì chờ đón ông là những hiểm nguy và kết quả thì vô định. Mọi người ai cũng biết rằng làm Tiên làm Thánh là điều tốt, nhưng có bao nhiêu người tin tưởng điều đó? Ngày nay, mặc dù có rất nhiều người theo Phật giáo và tụng kinh, nhưng có bao nhiêu người có lòng thành tín thật sự?

Bước đầu tiên trong tu luyện là phải có lòng thành tín và sẳn sàng chấp nhận khổ cực. Phật giáo giảng dạy ‘tín, nguyện, hành’. Bước đầu tiên là có lòng thành tín. Người ta nói rằng: “Điều đó thật sự tồn tại nếu bạn thật sự tin vào nó, và nó không tồn tại nếu bạn không có lòng tin”; “Sự việc thật sự xảy ra khi bạn thật lòng tin vào nó”.

Đường Tăng là người đại căn cơ nên những can nhiễu như thế không có tác dụng gì với ông. Vì thế ông lên đường đi thỉnh kinh, ông xuất hành mang theo hai tùy tùng. Nhưng hai tùy tùng bị yêu quái ăn thịt ngay lúc vừa khởi hành. Nhờ “bản tính viên minh” của Đường Tăng, ông tránh khỏi bị hại và được Thái Bạch Kim Tinh cứu giúp.

Đường Tăng là người đại căn cơ nên những can nhiễu như thế không có tác dụng gì với ông.
Đường Tăng là người đại căn cơ nên những can nhiễu như thế không có tác dụng gì với ông. (Baike.baidu.com)

Đường Tăng phải trải qua 10 đời tu hành mới có cơ hội đi Tây Thiên thỉnh kinh đắc chính quả. Và trên con đường thỉnh kinh, Đường Tăng phải trải qua tất thảy 81 nạn. Chúng ta hãy nhìn lại một chút một số nạn đầu tiên trong 81 nạn của Đường Tăng:

Nạn thứ nhất: Phải đọa đầu thai
Nạn thứ hai: Mới lọt lòng, gần bị giết
Nạn thứ ba: Bị thả trôi sông
Nạn thứ tư: Tìm mẹ trả thù cha
Nạn thứ năm: Mới ra khỏi thành gặp cọp
Nạn thứ sáu: Sa hầm, chết kẻ theo
Nạn thứ bảy: Qua núi Song Xa
Nạn thứ tám: Tại núi Lưỡng Giới

Chúng ta ngạc nhiên phát hiện ra rằng, từ trước khi được Vua Đường phái đi Tây Thiên thỉnh kinh, cuộc đời của Đường Tăng sớm đã được định ra là một đời tu luyện!

Nạn đầu tiên lại là Kim Thiền Tử năm đó bị đọa hạ thế, cũng chính là rời xa thiên quốc, chính là bắt đầu tu luyện, thì đã xác định rằng sau này ông phải đi con đường quay trở lại thiên giới.

Nạn thứ hai là khi vừa mới ra đời thì đã suýt bị kẻ thù giết cha làm chết chìm.

Nạn thứ ba là mẫu thân bị kẻ thù ép buộc phải bỏ Đường Tăng vào giỏ gỗ thả trôi sông, cuối cùng trôi đến dưới chân núi Kim Sơn, được cứu vào chùa, từ nhỏ đã trở thành tăng.

Hóa ra tất cả mọi thứ đều đã được định trong mệnh rồi!

Hóa ra tất cả mọi thứ đều đã được định trong mệnh rồi!
Hóa ra tất cả mọi thứ đều đã được định trong mệnh rồi! (Miền công cộng)

Đường Tăng và các đồ đệ cuối cùng lấy được chân kinh, trở về Đại Đường truyền lại cho chúng sinh.

Sau đó khi trở về nơi ở của Phật Như Lai, đoàn thỉnh kinh cuối cùng đã viên mãn, đắc quả. Danh hiệu “Đấu Chiến Thắng Phật” cũng có đề cập trong kinh Phật, chứng tỏ vị Phật này là thực sự có tồn tại, con đường tu luyện Tây Du vậy cũng phải có thật, nhưng không đơn giản chỉ là trèo đèo lội suối như được mô tả trong các câu chuyện xưa.

Người tu luyện công thành viên mãn, đắc Đạo thành tiên, thành Phật, thành Thần, là sự kiện trọng đại trong vũ trụ, hết sức thù thắng.

Vì vậy, nếu người nào có thể may mắn đắc Pháp tu luyện trong đời này, chắc hẳn đã phải nếm trải bao nhiêu đau khổ trong bao nhiêu đời kiếp luân hồi mới đổi được cơ duyên đắc Pháp ngày nay.

Quả đúng như:

“Thân người khó được,
Trung Thổ khó sinh,
Chính Pháp khó gặp,
Được cả ba điều,
May mắn lắm thay”.

(Hết)

Trung Nguyên



BÀI CHỌN LỌC

Khám phá Tây Du Ký - P.5: Cuộc đời tu luyện đều đã được an bài