Khi người ta tức giận chính là lúc dễ nhìn nhận rõ bản chất của họ nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhân phẩm không phải là vật ngụy trang lúc sóng yên biển lặng, nhân phẩm chân chính là phong thái trầm tĩnh tự tại, vượt qua được thử thách của lửa giận dữ...

Muốn nhìn nhận rõ một người thì phải xem lúc họ giận dữ, bởi vì nổi giận khiến con người bộc lộ bản tính, từ đó có thể nhìn nhận được sự tu dưỡng và nhân phẩm của họ.

Nhìn ra nhân phẩm của người ta khi tức giận

Khi tôi vừa tốt nghiệp, thì làm ở công ty văn hóa, và quen Lý Tư.

Lý Tư đi làm sớm hơn tôi, và rất nhiệt tình với tôi. Nhà cô làm cơm cũng thường mời tôi đến ăn khiến tôi rất cảm động, thiện cảm của tôi dành cho cô càng ngày càng tăng.

Bởi tuổi tác không chênh lệch nhiều, nên rất nhanh chóng chúng tôi thân quen và rất hòa hợp.

Cho đến một hôm công ty chúng tôi đang làm có sự thay đổi nhân sự quản đốc mới, họ đặt ra quy chế, nội quy mới: đi làm muộn hoặc chơi điện thoại trong giờ làm sẽ bị phạt tiền.

Ngày đầu tiên thực hiện quy định mới, Lý Tư bị phạt tiền vì chơi điện thoại trong giờ làm. Trên đường về nhà, Lý Tư rất bất bình, cô tỏ ra vô cùng tức giận, suốt dọc đường nguyền rủa những lời khó nghe đối với quản đốc mới.

Tôi khuyên cô, mắng chửi người ta cũng không có ích lợi gì, trên đường phố mà cứ như thế này thì tổn hại đến hình tượng của mình.

Không ngờ lời khuyên của tôi lại trở thành dẫn lửa đốt mình, cô tức giận vô cớ đối với tôi, nói rằng cô mù mới không nhận ra tôi, mới thân quen với tôi, cho tôi ăn uống phí hoài, không bằng để cho chó ăn. Lúc này không nói giúp cô, mà lại đứng về phía nhân sự.

Tôi bỗng bị sốc, cảm thấy người trước mặt mình là một người tôi hoàn toàn chưa quen biết.

Muốn nhìn nhận rõ một người thì phải xem lúc họ giận dữ, bởi vì nổi giận khiến con người bộc lộ bản tính, từ đó có thể nhìn nhận được sự tu dưỡng và nhân phẩm của họ.
Muốn nhìn nhận rõ một người thì phải xem lúc họ giận dữ, bởi vì nổi giận khiến con người bộc lộ bản tính, từ đó có thể nhìn nhận được sự tu dưỡng và nhân phẩm của họ. (Ảnh: Shutterstock)

Có người nói câu rất hay rằng: Trên thế giới có hai thứ không được nhìn thẳng, một là mặt trời, hai là lòng người.

Bởi vì mặt trời chói mắt, còn lòng người thì khó lường. Muốn nhìn nhận rõ lòng người, ngoài cần có thời gian ra, còn phải xem tình cảm của họ lúc mất kiểm soát ra sao.

Vui mừng có thể ngụy trang được, thiện lương cũng có thể ngụy trang được, nhưng nổi giận thì có thể thiêu hủy hết thảy lớp vỏ ngụy trang, sẽ hiển thị ra bản chất nằm ở sâu trong tâm.

Khi tức giận, con người thường mất khả năng lý trí và mất kiểm soát, không che dấu được mình.

Người tức giận liền trở mặt thì đó là người lòng dạ hẹp hòi, chỉ nghĩ về bản thân, không biết nghĩ cho người khác.

Nhân phẩm chân chính sẽ vượt qua được cơn nóng giận

Con người khó tránh khỏi các tâm trạng hỉ nộ ai lạc. Một người khi tức giận biểu hiện thế nào thì sẽ nhìn nhận ra nhân phẩm chân thực nhất của họ.

Cuối năm ngoái, cả nhà chú tôi đến nhà tôi ăn tất niên. Ăn xong, cô chơi bài cùng họ hàng, còn chú thì ra về trước.

Trước khi về, chú dặn cô rằng khoảng 3 giờ thì về nhà, nhưng cô mải đánh bài nên đã quên mất thời gian.

Hơn 6 giờ, chú đột nhiên gọi điện cho cô, bảo cô về. Cô tắt điện thoại và nói: "Ông ấy tức giận rồi".

Cha tôi lập tức lái xe đưa cô về, tôi cũng đi theo.

Lúc mở cửa, chúng tôi thấy chú đang cầm chổi lúi húi lau nhà, xem chừng không có gì khác với thường ngày. Cha tôi hỏi: "Nghe nói chú tức giận, sợ cô chú cãi nhau nên lái xe đưa cô về ngay".

Chú nói: "Em tức giận đấy. Tết đến rồi, không phải như bình thường, ở nhà bao nhiêu việc chờ cô ấy, mà cô ấy lại quên. Để trừng phạt cô ấy, lát nữa em sẽ không rửa rau giúp cô ấy nữa".

Nghe xong tôi bất giác nể phục chú, tức giận rồi mà vẫn giữ được tu dưỡng như vậy.

"Em tức giận đấy. Tết đến rồi, không phải như bình thường, ở nhà bao nhiêu việc chờ cô ấy, mà cô ấy lại quên. Để trừng phạt cô ấy, lát nữa em sẽ không rửa rau giúp cô ấy nữa".
"Em tức giận đấy. Tết đến rồi, không phải như bình thường, ở nhà bao nhiêu việc chờ cô ấy, mà cô ấy lại quên. Để trừng phạt cô ấy, lát nữa em sẽ không rửa rau giúp cô ấy nữa". (Ảnh: Pexels)

Có người hễ tức giận liền phát tiết, chẳng để ý gì đến tâm trạng của người khác, hễ tức là phát hỏa, bực tức liền gầm thét. Nhưng như thế chỉ khiến sự tình tệ hơn, khiến mâu thuẫn càng sâu thêm, quan hệ càng xa cách thêm.

Người có tu dưỡng, nhân phẩm thực sự tốt thì khi tức giận vẫn có thể giữ được lễ phép cơ bản, vẫn nói về công việc một cách có lý trí, không giận cá chém thớt.

Người có tu dưỡng khi tức giận cũng không có gì khác với bình thường

Người có tu dưỡng khi tức giận cũng không có dáng vẻ gì khác nhiều so với lúc bình thường, không khiến người khác có ấn tượng như trở thành một người hoàn toàn khác.

Người tức giận mà vẫn còn tu dưỡng là người chân thực và chân thành có thủy có chung.

Tức giận là bản năng, khắc chế được tức giận là bản lĩnh, là dùng sự trang nhã để ước thúc mình, cũng là phong thái có được từ sự bao dung và rộng lượng.

Có câu chuyện kể rằng: Có một lão hòa thượng nọ trồng một chậu hoa lan, ông chăm sóc tỉ mỉ và rất yêu thích chậu hoa, ngày ngày đều tìm cỏ bắt sâu cho nó.

Được lão hòa thượng dốc tâm chăm sóc, hoa lan mọc rất đẹp, say đắm lòng người.

Một lần lão hòa thượng đi ra xa gặp bạn, bèn giao nhiệm vụ chăm sóc chậu hoa lan này cho chú tiểu.

Chú tiểu rất có trách nhiệm, chăm sóc hoa lan tận tâm như lão hòa thượng, hoa lan sinh trưởng khỏe khoắn.

"Ta trồng hoa lan không phải là để tức giận".
"Ta trồng hoa lan không phải là để tức giận". (Ảnh: Pixabay)

Một hôm sau khi tước nước cho lan, chú tiểu đem chậu lan đặt ở cửa sổ rồi đi làm. Không ngờ trời đổ cơn mưa lớn, gió thổi mạnh khiến chậu lan rơi xuống vỡ tan.

Chú tiểu trở về, nhìn thấy cây lan cành gẫy lá nát, chậu vỡ tứ tung thì vô cùng đau lòng, lại sợ lão hòa thượng sẽ nổi giận trách mắng.

Mấy ngày sau, lão hòa thượng trở về. Chú tiểu kể lại đầu đuôi sự tình đã xảy ra cho lão hòa thượng nghe, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đón nhận cơn giận dữ của sư phụ.

Điều khiến chú tiểu rất bất ngờ là lão hòa thượng không nói năng gì. Chú tiểu ngạc nhiên hỏi: "Sư phụ sao không tức giận?"

Lão hòa thượng cười và nói nhẹ nhàng: "Ta trồng hoa lan không phải là để tức giận".

Chỉ một câu nói đơn giản đã tỏ rõ thái độ nhân sinh thoáng đạt và nhân phẩm cao thượng, có tu dưỡng rất sâu sắc của lão hòa thượng.

Khi nhân phẩm của một người tu dưỡng đến một cảnh giới nhất định thì sẽ không dễ bị sự vật bên ngoài tác động khiến tâm trạng dao động thất thường.

Nhân sinh tại thế, khó tránh khỏi có lúc va chạm, nhưng nổi giận thì không phải là bản lĩnh, biết kiểm soát cơn tức giận mới là xuất sắc. Biết rõ rằng tức giận chỉ là tự trừng phạt mình bằng sai lầm của mình, hoặc sai lầm của người khác, nổi giận chỉ là việc tốn công vô ích, như thế thì đã có tu dưỡng thực sự rồi.

Nhân phẩm nhìn không thấy, sờ không được, nhưng lại hoàn toàn có thể cảm nhận được.

Nhân phẩm không phải là vật ngụy trang lúc sóng yên biển lặng, nhân phẩm chân chính là vượt qua được thử thách của lửa giận dữ.

Nhất Chi Ngư - aboluowang.com
Hoàng Mai biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Khi người ta tức giận chính là lúc dễ nhìn nhận rõ bản chất của họ nhất