Khổng Minh diệt Ngụy binh vô số, vì sao hỏa thiêu Đằng giáp binh lại sợ tổn thọ [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gia Cát Lượng hỏa thiêu 30 vạn quân Tào ở trận Xích Bích mặt không biến sắc, vì sao hỏa thiêu 3 vạn quân Đằng giáp binh ông lại sợ tổn thọ?

Vào thời Đông Hán, chư hầu nổi loạn không ngừng, thiên hạ chia thành ba nước: Thục Hán của Lưu Bị, Nguỵ quốc của Tào Tháo và Đông Ngô của Tôn Quyền. Thời kỳ hỗn loạn, nhân tài như nấm mọc sau mưa. Các võ tướng nổi tiếng như Lã Bố, Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi nổi lên, và các mưu sĩ nổi tiếng như Gia Cát Lượng, Quách Gia, Pháp Chính và Tư Mã Ý cũng xuất hiện. Trong số rất nhiều nhân vật trong Tam Quốc, Gia Cát Lượng có thanh danh lớn nhất. Tương truyền ông là người toàn năng, thần cơ diệu toán, liệu sự như Thần. Trong cả đời dùng binh của Gia Cát Lượng, ông giỏi nhất là “hỏa công”, hỏa thiêu Xích Bích khiến cho 30 vạn quân Tào bị tử thương, nhưng Gia Cát Lượng mặt không hề đổi sắc. Nhưng sau đó hoả thiêu Đằng giáp binh, ông lại than thở rằng tất phải tổn thọ?

Sau khi Tào Tháo về cơ bản bình định được phương bắc, ông bắt đầu mộng tưởng thống nhất thiên hạ, chấn đốn quân mã và tiếp tục nam phạt. Lúc đầu, không tốn bao nhiêu binh lực, Tào Tháo đã chiếm được Kinh Châu, Tào Tháo bèn viết thư cho Tôn Quyền yêu cầu đầu hàng. Các quần thần của Đông Ngô về cơ bản đã có ý định đầu hàng. Nhưng dưới sự thuyết phục của Gia Cát Lượng, Tôn Quyền và Lưu Bị đã thành lập một liên minh để quyết tử với quân Tào. Nhưng so với thực lực của Tào Tháo, liên minh Tôn Lưu vẫn rất yếu. Đại quân của Tào Tháo đóng trên sông Trường Giang, vì phần lớn quân Tào là người phương bắc không giỏi thủy chiến, nên Tào Tháo nghe theo sách lược “Thiết tỏa liên thuyền” của Bàng Thống. Lần này, quân Tào có thể bị trúng kế của Chu Du và Hoàng Cái, vì cả hai đã chuẩn bị dùng lửa để thiêu chiến thuyền của Tào Tháo. Nhưng lúc này Chu Du lại mắc tâm bệnh.

Các bộ tộc Di bạo loạn Nam Trung
Các quần thần của Đông Ngô về cơ bản đã có ý định đầu hàng. Nhưng dưới sự thuyết phục của Gia Cát Lượng, Tôn Quyền và Lưu Bị đã thành lập một liên minh để quyết tử với quân Tào. (Ảnh: Epoch Times)

Mà Gia Cát Lượng biết rõ tâm bệnh của Chu Du là gì. Trong “Tam quốc diễn nghĩa" mô tả: “Muốn phá Tào công, phải dùng hỏa công, muôn việc đủ cả, chỉ thiếu gió đông”.

Nghĩa là mọi việc đã sẵn sàng, chỉ còn thiếu gió đông mà thôi. Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Gia Cát Lượng được mô tả là người am hiểu thuật Kỳ môn độn giáp, và hứa với Chu Du rằng ông có thể mượn được gió đông, Chu Du nghe xong liền khỏi bệnh.

Lúc đó, Gia Cát Lượng nhìn ngọn lửa cuồng nộ thiêu đốt quân Tào, nhưng trong lòng không chút mảy may, như thể đây là chuyện nên xảy ra. Trong trận Xích Bích, Gia Cát Lượng đã gián tiếp tiêu diệt 30 vạn quân Tào. Trong lần bình định Nam Trung, Gia Cát Lượng và Nam man Mạnh Hoạch đã giao chiến bảy lần, thậm chí bảy lần bắt và bảy lần thả Mạnh Hoạch. Gia Cát Lượng làm như vậy là vì để Mạnh Hoạch tâm phục khẩu phục. Sau khi Mạnh Hoành thất bại lần thứ sáu, ông ta đã mượn Đằng giáp binh của Ngột Đột Cốc, năng lực tác chiến của Đằng Giáp binh là rất mạnh mẽ bởi vì họ được mặc áo giáp đặc chế, được làm từ dây leo già trên núi ngâm trong dầu thông, nên cực kỳ cứng, nhưng khuyết điểm duy nhất là sợ lửa.

Gia Cát Lượng cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. (Ảnh NTDVN tổng hợp)
Gia Cát Lượng nhìn ngọn lửa cuồng nộ thiêu đốt quân Tào, nhưng trong lòng không chút mảy may, như thể đây là chuyện nên xảy ra. (Ảnh: Tổng hợp)

Sau khi Mạnh Hoạch mượn được Đằng giáp binh, ông ta đã đánh bại Ngụy Diên 15 lần và liên tiếp tiêu diệt được 7 doanh trại của Gia Cát Lượng. Sau khi đánh bại Ngụy Diên lần thứ 16, Mạnh Hoạch dẫn quân về phía trước và tìm thấy “xe áp tải lương thảo" của Thục Hán, nhưng chiếc xe đã bị bịt kín một cách kỳ lạ khiến Mạnh Hoành nhầm tưởng đó là "xe chở lương thảo", và chặn nó lại. Lúc này Mạnh Hoạch đang ở trong sơn cốc bỗng thấy có phục kích, nghe theo lệnh Gia Cát Lượng, nhiều binh lính ném đuốc vào thung lũng, Đằng giáp binh của Mạnh Hoạch bị thiêu sống, còn Gia Cát Lượng thì thở dài cảm thán đến rơi lệ. Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” miêu tả: Khổng Minh rơi lệ mà than thở: “Ta tuy có công với xã tắc, nhưng ắt sẽ tổn thọ!”

Vậy tại sao Gia Cát Lượng lại cảm khái như vậy?

Gia Cát Lượng đối chiến với Mạnh Hoạch không phải để đuổi cùng giết tận mà là để Mạnh Hoạch đầu hàng. Mặc dù chiến tranh khó tránh khỏi tử thương, nhưng thiêu chết mấy vạn người sống quả là tàn nhẫn. Dưới bóng kiếm, Gia Cát Lượng vẫn còn thiện ý, huống chi nhìn thấy nhiều người chết oan uổng như vậy, Gia Cát Lượng trong lòng nhất định sẽ xót xa. Có người đã từng nhận xét rằng "Người chính nhân quân tử, chưa chắc có tài của bậc anh hùng hào kiệt, người có tài anh hùng hào kiệt, chưa chắc đã có khí tiết của trung thần nghĩa sĩ; có được cả ba điều đó, thiên hạ khó ai được, duy chỉ có Gia Cát Lượng!”

Có thể thấy được tấm lòng nhân nghĩa của Gia Cát Lượng. Sự khốc liệt của chiến tranh thực sự khiến người ta phải thốt lên rằng: “Say nằm ở sa trường xin đừng cười, xưa nay chinh chiến mấy người về?” Khiến người nghe phải sợ hãi, người chứng kiến phải xót xa mà rơi lệ!

Lam Sơn
Theo Soundofhope



BÀI CHỌN LỌC

Khổng Minh diệt Ngụy binh vô số, vì sao hỏa thiêu Đằng giáp binh lại sợ tổn thọ [Radio]