Không phải đại dịch viêm phổi Vũ Hán, đây mới thực sự là nỗi khiếp sợ của ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo học giả Kinh tế Chính trị Trung Quốc Victor Shih tại Đại học San Diego chỉ ra: hiện tại quan chức ĐCSTQ lo lắng, một khi tình hình dịch bệnh tiếp tục lây lan đến các thành phố lớn và quan trọng khác như Bắc Kinh, Thượng Hải, có thể sẽ xuất hiện một “thảm họa” chính trị.

Những ngày gần đây, dịch viêm phổi Vũ Hán đã trở thành tâm điểm hết sức nóng bỏng cho toàn thế giới. Các quốc gia đều không ngừng nâng cao biện pháp phòng vệ, tìm phương thức ứng phó. Tuy nhiên trái lại với thế giới bên ngoài, tại Trung Quốc Đại Lục, mọi thông tin liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán đều được giới truyền thông Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ, nguyên nhân là vì sao?

Lịch sử lừa dối?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tay hãy cùng nhìn lại sự kiện dịch SARS xảy ra tại Trung Quốc cách đây 18 năm.

Năm 2003, khi dịch SARS bùng phát ở Trung Quốc - và mặc dù trước nay Bắc Kinh vẫn luôn phủ nhận về vấn đề này - nhưng từ lâu người ta đã nghi ngờ rằng chính phủ Trung Quốc đã cố tình che giấu sự thật, dẫn đến sự bùng phát dịch SARS lây lan sang hơn 37 quốc gia trên thế giới, với 8422 trường hợp và 916 ca đã tử vong trên toàn thế giới] (10,9% tử vong) theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Từ khi dịch bắt đầu đến tháng 4/2003 tổng cộng có đến 400 bài báo về dịch SARS được đăng trên website của Tân Hoa Xã. Tất cả đều hướng về một kịch bản: "Ngay sau khi dịch SARS xuất hiện, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã huy động các chuyên gia kịp thời chữa trị cho bệnh nhân và sau đó họ đã được xuất viện khi khỏi bệnh". Đồng thời hơn 400 bài viết này tạo ra một ấn tượng rằng ĐCSTQ đã minh bạch trong suốt 4 tháng và đã hành động một cách có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe của nhân dân, và đã thuyết phục nhân dân rằng ĐCSTQ đã không che giấu bất cứ điều gì!

Dịch SARS lan truyền cũng đúng vào thời điểm Hội chợ Thương mại Quảng Châu chuẩn bị diễn ra với quy mô to lớn chưa từng có, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đều nô nức đổ về. Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO cũng được cử đến “giám sát tình hình” cùng một số các chuyên gia Trung Quốc. Sau khi “khảo sát", Tổ Chức Y tế Thế giới - WHO đã công bố rằng: "chính phủ Trung Quốc sẵn sàng hợp tác và thực hiện những biện pháp cần thiết để đối phó với SARS, vì vậy sẽ không có vấn đề gì". Và các chuyên gia WHO đã phê chuẩn tỉnh Quảng Đông là hết dịch (sau hơn 20 ngày trì hoãn).

Tuy nhiên, vào 20/4/2003, Văn phòng Thông tin của Hội đồng Nhà nước (Quốc vụ viện tân văn) họp báo: SARS đã thật sự bùng phát ở Trung Quốc. Và như vậy họ đã gián tiếp thừa nhận rằng chính quyền che giấu bệnh dịch, cũng gián tiếp thừa nhận rằng các chuyên gia WHO đã bị họ lừa và hậu quả là 37 quốc gia bị lây nhiễm, 916 người tử vong.

chuyên gia WHO đã bị họ lừa và hậu quả là 37 quốc gia bị lây nhiễm, 916 người tử vong. 
Chuyên gia WHO đã bị họ lừa và hậu quả là 37 quốc gia bị lây nhiễm, 916 người tử vong. (Ảnh: Shutterstock)

Kịch bản tái diễn...

Trở lại vấn đề về thảm họa Coronavirus mới, theo một số nguồn tin thì dịch viêm phổi Vũ Hán - Coronavirus đã được phát hiện ngay từ rất sớm. Cụ thể là vào ngày 30/12, bác sĩ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán đã thông cáo phát hiện chủng Coronavirus xuất hiện tại bệnh viện Vũ Hán, yêu cầu phía chính quyền cung cấp biện pháp bảo hộ. Tuy nhiên thay vì cho người phối hợp xử lý thì phía chính quyền Trung Quốc lại cho công an mời ông Lý Văn Lượng về "làm việc" và ép ông ký nhận rằng mình "đưa tin phi pháp".

Ở một diễn biến khác, trong cuộc họp báo ngày 3/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh cho biết: “phía Trung Quốc đã thông báo tổng cộng 30 lần cho phía Mỹ về thông tin dịch bệnh và biện pháp phòng chống kiểm soát”.

Tuy nhiên, tại vùng tâm dịch, phía chính quyền lại che đậy người dân, thậm chí ngay cả khi dịch đã bùng phát với số lượng lớn, phía người dân vẫn không hề hay biết, không được phổ biến phương pháp phòng ngừa, mãi cho tới ngày 20/1, chuyên gia về phòng dịch của Trung Quốc là Chung Nam Sơn mới tiết lộ có tình trạng virus “lây từ người sang người”, thì người dân mới biết được tình hình nghiêm trọng.

Cùng với đó, ngày 21/1, quan chức tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán còn “họp năm mới”, xem biểu diễn nghệ thuật. Cho đến ngày 23/1, sau khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa thì người dân Vũ Hán cũng như người dân toàn Trung Quốc mới bàng hoàng biết tin: tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán đã mất kiểm soát. Và hậu quả là tính đến ngày 7/2 Trung Quốc có ít nhất 56 thành phố bị phong toả, và dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu được khống chế.

Đảng cộng sản Trung Quốc sợ đi theo vết xe đổ của Liên Xô

Tờ Washington Post tại Mỹ đưa tin: trong hội nghị hồi tháng 1/2019, lãnh đạo ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh báo đối với giới cán bộ cấp cao của ĐCSTQ, đó chính là đề phòng sự xuất hiện của “Thiên Nga Đen” (Ám chỉ sự sụp đổ của Liên Xô cũ), lay động đến sự thống trị 70 năm của ĐCSTQ. Và hiện nay giới chính khách thế giới cho rằng: tình cảnh của Trung Quốc đang phải đối diện nó đã không chỉ là sự xuất hiện của một, mà có tới hàng trăm “Thiên Nga Đen". Dịch viêm phổi Vũ Hán chính là một trong số đó.

Theo học giả Kinh tế Chính trị Trung Quốc Victor Shih tại Đại học San Diego chỉ ra: hiện tại quan chức ĐCSTQ lo lắng, một khi tình hình dịch bệnh tiếp tục lây lan đến các thành phố lớn và quan trọng khác như Bắc Kinh, Thượng Hải, có thể sẽ xuất hiện một “thảm họa” chính trị.

Có rất nhiều cư dân mạng đã so sánh cách ứng phó và xử lý dịch viêm phổi Vũ Hán với cách mà Liên Xô xử lý thảm họa hạt nhân Chernobyl, họ ám thị tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán có chút giống với sự kiện Chernobyl. Năm 1986, Liên Xô gặp phải sự cố rò rỉ phóng xạ và sự ứng phó vụng về, mất kiểm soát của Liên Xô chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của bộ máy chính quyền nước này mấy năm sau đó.

Liên Xô gặp phải sự cố rò rỉ phóng xạ và sự ứng phó vụng về chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của bộ máy chính quyền nước này mấy năm sau đó.
Liên Xô gặp phải sự cố rò rỉ phóng xạ và sự ứng phó vụng về chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của bộ máy chính quyền nước này mấy năm sau đó. (Ảnh: Keystone/Hulton Archive/Getty Images)

Không phải dịch viêm phổi Vũ Hán, 'bộ mặt bị phơi bày' mới là cơn ác mộng thực sự của ĐCSTQ?

Vì sao Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại hết lần này đến lần khác tìm đủ mọi cách để che đậy sự thật? Nguyên do chính là bởi từ khi thành lập cho đến tận ngày nay, ĐCSTQ phát triển bằng một thứ văn hóa "Giả - Ác - Đấu" từ lời nói cho đến hành động đều không có sự chân chính, mà thay vào đó là sự lừa dối gian trá, ác độc, đấu tố. Trung Quốc từ lâu đã trở thành cường quốc về hàng giả, thông tin giả, giá trị giả, đạo đức giả. Sự giả, ác, và kích động đấu tranh đó đã được bưng bít, che đậy bằng nhiều thủ đoạn như: thao túng quyền lực, độc quyền thông tin truyền thông, dùng lợi ích kinh tế để khiến các quốc gia khác phải im lặng trước những bí mật đen tối mà ĐCSTQ muốn che giấu trước người dân và thế giới...

Xưa nay vốn dĩ: “Giấy không thể gói được lửa”, chỉ những kẻ ngông cuồng, tưởng khôn mà dại, mới làm ra cái việc tự lừa mình dối người. Sự giả dối sớm muộn cũng sẽ được phơi bày. Đại dịch xảy ra, chính quyền bất lực, người dân chịu cảnh lầm than, tiếng khóc ai oán, người dân chứng kiến cảnh chính quyền vô dụng, không mạnh mẽ như những gì họ nói. Và rồi dân chúng cũng bắt đầu tự đặt cho mình câu hỏi về tất cả những gì mà chính quyền ĐCSTQ đã lừa dối xưa nay như sự thật về: “Đại nhảy vọt”, “Phá tứ cựu", “Tam phản”, “Tứ phản", “Ngũ phản", “Cải cách ruộng đất”, “Cải cách văn hoá", sự kiện “Lục Tứ", “Đàn áp Thiên An Môn",v.v... đã từng cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người dân vô tội.

Để rồi khi bộ mặt giả dối, lừa mị, ác đấu và sự tàn bạo bị phơi bày thì cũng là lúc đặt dấu chấm hết của một triều đại. Vậy nên, điều mà ĐCSTQ thực sự lo sợ, phải chăng đó không phải là dịch viêm phổi Vũ Hán mà là bộ mặt thật bị phơi bày?

Minh Vũ



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Không phải đại dịch viêm phổi Vũ Hán, đây mới thực sự là nỗi khiếp sợ của ĐCS Trung Quốc