Kiệt tác Đường thi: Cùng Cao Thích và Tiết Cứ leo lên tháp Phật chùa Từ Ân (Sầm Tham)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mùa thu năm 752 Công Nguyên (Đường Huyền Tông Thiên Bảo năm thứ 11), Sầm Tham từ An Tây hồi kinh nhậm chức, đồng thời đón các bạn thơ đồng liêu gồm Cao Thích, Tiết Cứ, Đỗ Phủ, Trữ Quang Hi đang ra khỏi thành du ngoạn, đến từ Từ Ân Tự để tham quan Bảo Tháp nguy nga đẹp đẽ, do vậy mà tức cảnh sinh tình, họ ngâm thơ ca để cùng góp vui.

Bài ca Cao Thích hát tựa là “Đồng chư công đăng Từ Ân Tự tháp" (Dịch nghĩa: Cùng bằng hữu leo tháp Phật chủa Từ Ân), để giao lưu, tương hợp với bài hát này, Sầm Tham liền sáng tác ra bài thơ trên.

Dịch nghĩa:

Cùng Cao Thích và Tiết Cứ leo lên tháp Phật chùa Từ Ân

Bảo tháp uyển chuyển như nước tuôn ra nơi bình địa, nguy nga sừng sững tới cả Thiên cung.

Treo nơi đó tựa như bước khỏi nhân gian, bước lên bậc thang cuộn tròn trong không trung.

Cao chót vót, đột nhiên hiện ra trấn định cả Thần Châu, hùng vĩ như tạo ra bởi bàn tay Quỷ Thần.

Bốn góc vươn ra che lấp mặt trời ban ngày, bảy tầng liên tiếp nối với trời cao.

Dưới thấy chim bay đếm không xuể, cúi nghe gió núi gầm rít dữ dội.

Núi liền núi như sóng dập dềnh, mờ mịt khắp cả Quan Trung.

Lăng Đại Ngũ ở Bắc Hán thành Trường An, vạn cổ thiên thu một dòng xanh biếc.

Hoàn toàn lĩnh ngộ Phật lý thanh tịnh, nhân Thiện khiến con người tin theo.

Lập thệ quy ẩn từ quan mà đi, tin phụng Phật Đạo vui mà không túng.

Nguyên tác

Tiết Cứ đồng đăng Từ Ân tự Phù Đồ (Dữ Cao Thích)

Tháp thế như dũng xuất, cô cao tủng thiên cung.

Đăng lâm xuất thế giới, đặng đạo bàn hư không.

Đột ngột áp thần châu, tranh vanh như quỷ công.

Tứ giác ngại bạch nhật, thất tằng ma thương khung.

Hạ khuy chỉ cao điểu, phủ thính văn kinh phong.

Liên san nhược ba đào, bôn thấu tự triều đông.

Thanh hoè giáp trì đạo, cung quán hà linh lung.

Thu sắc tòng tây lai, thương nhiên mãn Quan Trung.

Ngũ lăng bắc nguyên thượng, vạn cổ thanh mông mông.

Tịnh lí liễu khả ngộ, thắng nhân túc sở tông.

Thệ tương quải quan khứ, giác đạo tư vô cùng.

Kiệt tác Đường thi: Cùng Cao Thích và Tiết Cứ leo lên tháp Phật chùa Từ Ân (Sầm Tham)
(Ảnh minh hoạ: Pixabay)

-----

Từ thấp lên cao mà chiêm ngưỡng, chỉ thấy bảo tháp trồi ra khỏi mặt đất mà vươn lên rất cao, giống như dòng nước bung ra từ đất, sừng sững nơi đó, không ngừng vươn lên tưởng chừng như chạm tới cả Thiên cung. Chữ “dũng" (涌) có nghĩa là ‘tuôn trào, trào dâng', được sử dụng làm gia tăng sự sinh động cho toàn bài thơ, vừa gợi được cái thế đứng sừng sững của toà bảo tháp, vừa khiến toà tháp nhập thêm sinh cơ, như có thêm sự sống.

Đăng lâm xuất thế giới, đặng đạo bàn hư không.

Đột ngột áp thần châu, tranh vanh như quỷ công.

(Treo nơi đó tựa như bước khỏi nhân gian, bước lên bậc thang cuộn tròn trong không trung.

Cao chót vót, đột nhiên hiện ra trấn định cả Thần Châu, hùng vĩ như tạo ra bởi bàn tay Quỷ Thần.)

Nhìn và cảm nhận toà tháp từ nhiều góc độ, mà tưởng chừng như là vũ trụ to lớn vô lượng, các bậc thang uốn lượn trên cao, theo hình xoáy ốc, thông thẳng lên hư không, nhập vào Thiên cung. Lúc này mà nhìn lại toà bảo tháp, lại thấy nó đột nhiên cao lớn còn hơn nữa, tựa như không phải do con người tạo nên, mà là do Quỷ Thần kiến tạo ra. Tháp Từ Ân Tự không chỉ hùng vĩ mà còn tinh diệu vô cùng.

Tứ giác ngại bạch nhật, thất tằng ma thương khung.

Hạ khuy chỉ cao điểu, phủ thính văn kinh phong.

(Bốn góc vươn ra che lấp mặt trời ban ngày, bảy tầng liên tiếp nối với trời cao.

Dưới thấy chim bay đếm không xuể, cúi nghe gió núi gầm rít dữ dội.)

Sự to lớn của toà tháp giờ đã trở nên vô cùng khoa trương, đủ để che kín cả bầu trời, lại cao tới cả trời. Vậy nên đứng trên đó mà ngó xuống, thì chim cũng đều bay dưới tầm mắt, gió cũng chỉ thổi tới chân. Mà chim với gió vốn là những thứ thuộc về không trung cao vợi, nhưng so với toà tháp này thì lại thấp hơn, tựa như toà tháp này cao tới không gì sánh kịp.

Sự to lớn của toà tháp giờ đã trở nên vô cùng khoa trương, đủ để che kín cả bầu trời, lại cao tới cả trời.
Sự to lớn của toà tháp giờ đã trở nên vô cùng khoa trương, đủ để che kín cả bầu trời, lại cao tới cả trời. (Ảnh: Wikipedia - CC BY-SA 3.0)

Cảnh vật bốn phương xung quanh toà tháp:

Liên san nhược ba đào, bôn thấu tự triều đông.

(Núi liền núi như sóng dập dềnh, mờ mịt khắp cả Quan Trung)

Phía đông, núi non hùng vĩ, ngọn này nối tiếp ngọn kìa trùng điệp, như sóng nước dập dềnh không dứt.

Thanh hoè giáp trì đạo, cung quán hà linh lung.

(Núi liền núi như sóng dập dềnh, mờ mịt khắp cả Quan Trung)

Phía nam là khu vườn của cung điện, cây hoè xanh mướt trải dài khắp các lối đi, cung thất bố trí nghiêm mật, dưới ánh mặt trời toả ra ánh sáng chói chang, hoà lẫn màu vàng của cung điện và màu xanh của cây cối.

Thu sắc tòng tây lai, thương nhiên mãn quan trung.

(Núi liền núi như sóng dập dềnh, mờ mịt khắp cả Quan Trung.)

Phía tây sắc thu đượm đầy vẻ trang nghiêm nhưng có phần tồi tàn, chim vàng chao lượn theo gió, phóng tầm mắt ra xa đều là cỏ thơm bạt ngàn.

Ngũ lăng bắc nguyên thượng, vạn cổ thanh mông mông.

(Lăng Đại Ngũ ở Bắc Hán thành Trường An, vạn cổ thiên thu một dòng xanh biếc.)

Phía bắc bên này là Lăng Viên, bờ bắc sông Vị Thuỷ, toạ vị tại Trường Lăng, An Lăng, Dương Lăng, Mậu Lăng, Bình Lăng, là lăng mộ của năm vị Hoàng đế là Hán Cao Đế, Huệ Đế, Văn Đế, Cảnh Đế, Vũ Đế. Năm đó, những vị vua này sang cơ lập nghiệp, oanh liệt một cõi, vậy mà giờ lại lặng yên chốn an nghỉ này.

Thi nhân miêu tả cảnh bốn phương, từ uy nghiêm, hào hùng đến lớn lao, đẹp đẽ, từ mờ mịt tới trống rỗng, mơ hồ, trong cảnh có tình, dường như là tiếng thở dài ưu tư của tác giả khi nghĩ tới các vương triều Đại Đường trong suốt chặng đường thịnh-suy.

Tịnh lí liễu khả ngộ, thắng nhân túc sở tông.

Thệ tương quải quan khứ, giác đạo tư vô cùng.

(Hoàn toàn lĩnh ngộ Phật lý thanh tịnh, nhân Thiện khiến con người tin theo.

Lập thệ quy ẩn từ quan mà đi, tin phụng Phật Đạo vui mà không túng.)

Tranh vẽ Sầm Tham (Ảnh: Wikipedia)

Bốn câu thơ cuối, nhà thơ nghĩ tới mong muốn từ quan của mình. Ông nhìn thế sự trước mắt mà bỗng thấy bi thương: Chủ tướng Cao Tiên Chi xuất chinh Đại Thực gặp thất bại, Hoàng đế đương triều Đường Huyền Tông tuổi tác đã cao, quyết sách hồ đồ, vua quan đều chuộng lối sống xa hoa mà quên đi triều chính, quan lại cả trong và ngoài, nhất là ngoại thích cùng hoạn quan lộng quyền hại nước hại dân, các nhóm nổi dậy chống lại nhà nước như An Lộc Sơn hay Sử Tư Minh thì không có phép tắc, thật đúng tạo thành một cục diện tối tăm, u ám, chẳng khác nào “thương nhiên mãn Quan Trung" (mờ mịt khắp cả Quan Trung)

Thâm tâm nhà thơ vừa thương tiếc vừa sầu lo, lại nghĩ tới giáo lý nhà Phật phải chăng khiến con người thoát được kiếp u mê mà ngộ ra chân lý, vậy nên ông định học theo Phùng Manh, từ quan ở ẩn, theo đuổi con đường Đại Giác vô cùng vô tận kia, bỏ lại quá khứ cùng tương lai, đi tìm sự huyền diệu và nhân thiện tâm mà bản thân ông tin thờ.

Chú thích

  1. Phù Đồ: phiên âm từ tiếng Ấn Độ cổ, còn đọc là Phật Đà. Ở đây ý chỉ Tháp Phật. Từ Ân tự Phù Đồ: Đại nhạn tháp nằm ở thành phố Tây An hiện nay.
  2. Dũng xuất: để hình dung thế vượt ra khỏi mặt đất mà vươn lên.
  3. Thế giới: chỉ vũ trụ.
  4. Đặng: bậc đá.
  5. Bàn: khúc quanh
  6. Đột ngột: dáng vẻ cao chót vót.
  7. Tranh vanh: để hình dung thế núi hùng vĩ.
  8. Quỷ công: năng lực của thần quỷ, con người không cách nào đạt tới.
  9. Ngại: ngăn trở.
  10. Kinh phong: gió mạnh.
  11. Trì đạo: con đường lớn đủ để xe ngựa đi qua.
  12. Cung quán: lối đi ngoài cửa cung thời xưa.
  13. Quan Trung: chỉ Thiểm Tây, Trung Quốc ngày nay
  14. Ngũ lăng: chỉ lăng mộ của Đế vương Hán Đại Ngũ, tức bình lăng chiêu đế, gồm: Cao Tổ Trường lăng, Huệ Đế An lăng, Cảnh Đế Dương lăng, Vũ Đế Mậu lăng.
  15. Tịnh lí: Pháp lý thanh tịnh của Phật gia.
  16. Thắng nhân: nhân Thiện, là điều tốt nhất đắc được trong thuyết nhân quả báo ứng.
  17. Quải quan: từ quan quy ẩn.
  18. Giác Đạo: đạt tới Đạo của bậc Đại Giác, tiêu trừ được mọi dục niệm và quên đi bản thân cùng vạn vật.

 

Hoàng Hoa biên dịch

Theo tuyển tập Thơ văn cổ Trung Hoa.

Văn hoá Văn học


BÀI CHỌN LỌC

Kiệt tác Đường thi: Cùng Cao Thích và Tiết Cứ leo lên tháp Phật chùa Từ Ân (Sầm Tham)