Kỳ nhân tinh thông Kinh Dịch khiến cao nhân cũng kính nể

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những người thực sự giỏi Kinh Dịch xưa, quả thực họ tinh thâm cao siêu tính toán như Thần. Nhưng có một điều là họ đều không dùng nó để mưu cầu danh lợi, khá nhiều người lại rất lặng lẽ không người biết đến, lại càng thể hiện ra đạo đức và nhân phẩm cao thượng của họ.

Thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, ở Nhữ Âm có một tiên sinh tên là Ngỗi Chiêu, ông là người tinh thông Kinh Dịch. Trước khi từ trần, ông vẽ hình lên một tấm gỗ rồi đưa cho vợ và dặn rằng: “Sau khi tôi chết, gia đình ta sẽ nghèo khó vô cùng. Nhưng dẫu nghèo thế nào chăng nữa cũng không được bán nhà. Đến mùa xuân 5 năm sau sẽ có một vị chiếu sứ (một chức quan xưa) trên đường đi qua đây, lúc đó ông ấy sẽ dừng chân ở trong đình bên cổng nhà ta. Ông ấy họ Cung, người này nợ ta khá nhiều vàng. Đến lúc đó, phu nhân hãy đem miếng gỗ này ra đưa cho ông ấy đòi nợ. Phu nhân nhất định phải làm theo lời tôi”.

Đình là trạm dừng chân nhỏ ven đường thời xưa do quan phủ thiết lập, là nhà công để hành khác qua lại nghỉ chân.

Sau khi Ngỗi Chiêu chết, quả nhiên gia đình họ nghèo rớt. Vợ ông muốn bán nhà để vượt qua cảnh túng quẫn, nhưng nghĩ đến lời căn dặn của chồng thì bà lại dừng lại.

Thiếu nữ xinh đẹp nghe xong, đỏ bừng mặt xấu hổ, cúi đầu một lúc lâu mới chậm rãi nói: "Xin quân tử chờ lát, tôi đi giải quyết chút việc, quay lại sẽ nói" (Tranh vẽ: Vision Times)
Thế là phu nhân bèn lấy tấm gỗ đó ra tìm đến Sứ giả Cung để đòi nợ. (Tranh vẽ: Vision Times)

Một ngày mùa xuân 5 năm sau, quả nhiên có một sứ giả họ Cung đến ở trong đình. Thế là phu nhân bèn lấy tấm gỗ đó ra tìm đến Sứ giả Cung để đòi nợ. Sứ giả Cung cầm tấm gỗ trong tay, lật đi lật lại xem xét mà không hiểu đầu cua tai nheo gì.

Phu nhân Ngỗi Chiêu bèn nói: “Trước khi chết, chồng tôi đã đích thân vẽ hình này, nói rằng vận mệnh của chúng tôi chính là thế này, tôi không dám lừa ngài đâu”.

Sứ giả Cung cúi đầu trầm ngâm rất lâu mới ngẫm nghĩ ra vấn đề, bèn hỏi: “Chồng bà giỏi về cái gì?”

Phu nhân trả lời: “Chồng tôi giỏi về Kinh Dịch, nhưng chưa từng toán mệnh cho ai bao giờ”.

Sứ giả Cung liền hiểu ra: “À, tôi biết là việc gì rồi”.

Sau đó ông lấy cỏ thi ra và tiến hành gieo quẻ theo hình vẽ. Đến khi có được quẻ tượng, Sứ giả Cung vỗ tay cảm thán rằng: “Ngỗi tiên sinh thật tuyệt diệu, Kinh Dịch tinh thâm đến mức độ như thế này mà lại ẩn mình không để ai biết đến. Ngài quả là xuất quỷ nhập Thần”.

Sau đó, Sứ giả Cung nói với Ngỗi phu nhân rằng:

“Thực tế tôi không nợ nhà bà, mà chính là chồng bà có vàng mà thôi. Ông ấy biết rằng sau khi ông ấy chết, gia đình sẽ phải chịu nghèo khổ vài năm, nên đã đem số vàng đó cất giấu đi, đợi đến khi loạn lạc qua đi đến lúc thái bình thì gia đình bà mới có thể sử dụng được. Sở dĩ ông ấy không nói với bà và các con là lo lắng rằng gia đình bà sẽ sớm sử dụng hết, đến lúc thực sự cần thiết thì lại không có tiền.

Thậm chí ông ấy còn tính ra tôi cũng là người giỏi về Kinh Dịch, do đó ông ấy đã vẽ mấy quẻ tượng mà ông ấy đã tính ra, rồi để tôi giải quẻ, nói cho tôi rõ đầu đuôi sự tình. Nhà bà có 500 cân vàng, để ở trong một cái vại màu xanh, dùng một tấm đồng đậy miệng vại, và chôn ở phí đông căn nhà nhà bà, cách tường 1 trượng, chôn sâu 9 thước”.

Ngỗi phu nhân trở về nhà đào lên, quả nhiên là đào được một vại vàng.

một chiến binh mặc áo giáp vàng với vũ khí cầm trong tay xuất hiện trước mặt anh ta, nói rằng: “Nếu anh muốn lấy tiền này, có thể đến chỗ của Uất Trì Kính Đức xin ông ấy viết cho một giấy vay tiền, đây đều là tiền của vị ấy”.
Ngỗi phu nhân trở về nhà đào lên, quả nhiên là đào được một vại vàng. (Ảnh: Shutterstock).

Phụ văn

Phần Nghệ thuật, trong Liệt truyện quyển thứ 56 của Tấn Thư có viết rằng:

Ngỗi Chiêu là người Nhữ Âm, giỏi Kinh Dịch. Lúc lâm chung, viết lên tấm bảng và trao cho vợ rồi nói: “Sau khi tôi chết sẽ mất mùa đói khổ, nhưng phu nhân nhất định không được bán nhà. Đến mùa xuân năm thứ 5 sau khi ta chết, sẽ có Chiếu sứ đến nghỉ ở đình này, ông họ Cung, người này nợ ta vàng, hãy cầm tấm bảng này đến đòi nợ. Chớ làm trái lời”.

Sau khi Ngỗi Chiêu chết, gia đình vô cùng khốn khổ, muốn bán nhà, nhớ đến lời chồng bèn thôi. Đến ngày nọ, có Sứ giả Cung dừng chân nghỉ ở đình, phu nhân liền đem bảng đi đòi nợ. Sứ giả cầm bảng không hiểu ra chuyện gì. Ngỗi phu nhân nói: “Chồng tôi lúc lâm chung viết tấm bảng này bảo tôi làm như vậy, tôi đâu dám làm bừa”.

Sứ giả trầm ngâm rất lâu mới ngộ ra, hỏi rằng: “Chồng bà giỏi cái gì?"

Ngỗi phu nhân nói: “Chồng tôi giỏi Kinh Dịch, nhưng chưa từng xem bói cho ai”.

Sứ giả nói: “A, biết rồi”.

Thế là ông lệnh lấy cỏ thi ra bói. Sau khi ra quẻ xong, ông vỗ tay cảm thán rằng: “Ngỗi tiên sinh tuyệt diệu thay. Sáng suốt mà ẩn giấu, có thể nói là người biết rõ lý cùng đạt, thấu tỏ việc cát hung vậy”.

Thế là Sứ giả nói với Ngỗi phu nhân rằng: “Tôi không nợ vàng mà chồng bà có vàng. Ông ấy biết sau khi chết gia đình sẽ tạm thời khốn khó, nên cất giấu chỗ vàng đó đi, không nói cho vợ con, đợi khi thái bình. Ông chôn ở phía đông căn nhà, cách tường 1 trượng, sâu 9 thước”.

Ngỗi phu nhân đào lên, quả nhiên đúng như quẻ bói.

Trung Dung
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Kỳ nhân tinh thông Kinh Dịch khiến cao nhân cũng kính nể