Kỳ tích y thuật: Địch Nhân Kiệt cứu bệnh nhi cải tử hoàn sinh ngay trên phố

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đông y truyền thống giảng :Nhất châm, nhị cứu, tam dược. Một danh tướng trên đường hành quân, châm một kim cải tử hoàn sinh cho bệnh nhi ngay trên đường phố. Một thầy thuốc dùng vài thang thuốc, cứu sống một người đã thoi thóp hôn mê chờ chết.

Địch Nhân Kiệt cứu bệnh nhi cải tử hoàn sinh ngay trên phố

Địch Nhân Kiệt là danh tướng nhà Đường. Nhậm chức Đại lý thừa triều Đường Cao Tông, làm tướng triều Võ Tắc Thiên, đến triều Duệ Tông được truy phong là Lương Quốc Công.

Địch Nhân Kiệt không chỉ có cống hiến lớn cho quốc gia, mà còn tinh thông y đạo, đặc biệt tinh thông thuật châm cứu. Vào những năm Hiển Khánh (656~661), ông phụng mệnh Hoàng đế đi Hàm Cốc quan,trên đường đi qua Kinh Hoa châu (nay là vùng Hoa huyện, Thiểm Tây), bỗng nhiên nhìn thấy trên đường có một đám đông, người người chen vai sát cánh làm ông chú ý. Ông đi tới đám đông và nhìn thấy một tấm bia lớn, trên bia ghi: “Trị được bệnh này thưởng nghìn súc vải”.

Địch Nhân Kiệt nghĩ đó chắc là Quái bệnh” nên người ta bó tay chăng? Thế là ông xuống ngựa, rẽ đám đông xem rõ sự tình.

Thấy một cậu bé khoảng 14, 15 tuổi, nằm đổ gục dưới tấm bia. Đầu mũi cậu bé mọc một khối u lớn, to bằng quả trứng ngỗng, gốc của khối u gắn chặt vào đầu mũi, nếu có ai chạm vào thì cậu bé kêu oai oái đau đớn.

Cái mụn nặng kéo xuống làm lệch mắt cậu bé, lồi cả lòng trắng ra ngoài. Cậu bé vô cùng đau đớn, nếu không chữa trị kịp thời thì chỉ sớm tối là mất mạng. Đứng bên cạnh là cậu bé là một cặp vợ chồng, có lẽ là cha mẹ cậu.

Địch Nhân Kiệt thấy cậu bé đau đớn, rất thương xót cảm thông. Ông liền đi đến nói với cha mẹ cậu bé:Tôi trị được bệnh này”.

Cha mẹ cùng thân thuộc của cậu bé vừa nghe thấy có người trị được bệnh thì mừng ra mặt, nhất tề quỳ xuống xin ông chữa trị.

Ông bảo người nhà đỡ cậu dậy, rồi lấy ra một cái kim, cắm vào sau gáy bệnh nhân, cắm sâu khoảng một thốn, rồi hỏi cậu bé: “Có thấy cảm giác đau nhói lên không?”, cậu gật đầu.

Địch Nhân Kiệt thấy bệnh nhân gật đầu, lại hỏi tiếp: “Cảm giác đau lắm không?”, bệnh nhân lại gật đầu. Ông dừng châm một lúc rồi rút ra. Ngay khi rút kim ra, khối u như quả dưa chín rụng cuống, rơi ra khỏi đầu mũi. Bệnh về mắt cũng lập tức phục hồi, bệnh nhi không chút đau đớn.

Cả gia đình họ mạc thấy Địch Nhân Kiệt đã chữa khỏi bệnh cho cậu bé, mừng quá vừa cười vừa khóc bái lạy ông, cảm kích sâu nặng khó hình dung. Cha mẹ cậu bé mời ông nhận nghìn súc vải, nhưng Địch Nhân Kiệt cười mà rằng: “Tôi thấy thương xót đứa bé sắp chết, lên mới trị bệnh giúp, chứ tôi đâu phải là người bán thuốc!

Nói xong, Địch Nhân Kiệt rẽ đám đông, lên ngựa đi khỏi. Mọi người có lẽ đều không biết người trị khỏi bệnh cho cậu bé chính là đại quan đương triều: Đại lý thừa Địch Nhân Kiệt.
(Nguồn: “Tập dị ký”)

狄仁杰
Chân dung Địch Nhân Kiệt. (Phạm vi công cộng)

Danh y Vương Dục cải tử hoàn sinh

Có một người buôn bạc, mùa hè mắc bệnh kiết lị, thầy thuốc chẩn trị cho là do hỏa nhiệt tà khí dẫn đến, dùng thang thừa khí cho uống. Nhưng người này uống thuốc xong, một ngày đi ngoài mấy chục lần. Một vị thầy thuốc khác lại cho là hư chứng dẫn đến, lên cho dùng thuốc bổ, nhưng trái lại tả lỵ vẫn không dừng, bụng ngực trướng lên, tinh thần suy nhược.

Chủ hiệu bạc sợ ông ta chết trong tiệm của mình, lên cho gọi anh họ anh ta tới đưa đi. Họ nhờ một gian trong chùa để tá túc, rồi tiếp tục tìm thầy thuốc trị bệnh, mười ngày sau vẫn không thấy chuyển biến gì. Người anh họ đành chuẩn bị hậu sự, mua áo tang, quan tài phòng bất trắc.

Người anh họ nghe được có vị danh y tên Vương Dục (Tự Dung Đường, hiệu Nhuận Viên, người Sơn Tây), bắt mạch xem bệnh rất chuẩn xác, liền tìm đến ông, thưa rằng: “Em tôi bệnh nặng, sợ không qua khỏi, nghe danh tiên sinh cao tay, muốn mời ngài vất vả đi xem bệnh, đoán định sống chết, nếu có thể xin kéo dài nửa tháng, để tôi kịp đưa em về quê nhà, tránh việc táng thân nơi quê người đất khách.”

Vương Dục đi theo anh ta, tới chỗ bệnh nhân, cả phòng ngập mùi xú uế. Họ vội chuyển bệnh nhân sang phòng khác. Chỉ thấy bệnh nhân hai mắt nhắm chặt, như nhập hôn mê, lay thân cũng không nhúc nhích.

Vương Dục nâng tay bệnh nhân bắt mạch, thấy mạch đã yếu lắm rồi, nhưng mạch đập đều đặn, chỉ là huyệt hữu quan bị phù nề nặng, ấn vào thì thấy động ngón tay, ông nói : “Đây là bệnh lỵ do thực tích (ăn quá nhiều tích dồn lại), lúc ban đầu, thầy thuốc chỉ làm thoát nhiệt, mà không làm tiêu trừ thực tích. Khi ấy nhất định là bụng trướng to, tỉnh lại thì nhìn thấy thức ăn là buồn nôn. Bệnh tình tuy nặng, nhưng chưa chết ngay được, có thể duy trì một thời gian.

Anh họ nghe xong, như trút gánh nặng trong lòng, nói: Quả nhiên là như vậy, xin ngài chữa trị.

Vương Dục dùng các vị thuốc bình vị tán thêm các vị thuốc tiêu thực như thần khúc, mạch nha cho bệnh nhân uống. Đến tối, bệnh nhân đại tiện ra hết, bụng trướng phù đã xẹp xuống, thần chí hồi phục, nhận biết được người.

Hôm sau, thầy thuốc Vương đến khám lại, lúc này bệnh nhân mạch yếu khí hư. Ông cho dùng thang thuốc có tên là “Chân nhân dưỡng tạng thang” để trị liệu, dùng hết 3 thang, tả lỵ đã dừng, có thể ăn được chút cơm. Tiếp tục cho dùng “Nhân sâm dưỡng vinh hoàn” trị liệu nửa tháng, bệnh nhân hoàn toàn bình phục.

Hai tháng sau, có người mang vật phẩm giày, mũ tới nhà thầy thuốc Vương Dục rập đầu cảm tạ. Vương Dục không nhận ra là ai. Chỉ nghe thấy người ấy nói: “Chịu ơn cứu mạng tái sinh của ngài, nay tôi không những khỏi bệnh, mà còn khỏe mạnh hơn xưa nhiều. Hôm nay tôi đến để báo đáp ơn cứu mạng.”

Vương Dục nhẹ nhàng từ chối lễ tạ, để bệnh nhân an lòng mà về.

(Nguồn “Túy hoa song y án”).

Thái Bình
Theo Thái Nguyên - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Kỳ tích y thuật: Địch Nhân Kiệt cứu bệnh nhi cải tử hoàn sinh ngay trên phố