Làm người học Khổng Tử, làm việc học Tào Tháo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có câu: “Muốn thành công, trước hết phải thành nhân”, ở đây chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những đạo học tinh thâm, căn cốt làm người cũng như tư duy trong việc đối nhân xử thế của hai bậc tiền nhân này...

Khổng Tử và Tào Tháo, một người là ông tổ của Nho gia, người được hậu thế xưng tụng là “Vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn đời). Những triết lý của Khổng Tử xoay quanh việc làm thế nào để đạt được cảnh giới của bậc quân tử, thánh nhân, với những tiêu chuẩn cần đạt tới của: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… Tào Tháo thì lại là ngôi sao sáng trên vũ đài lịch sử Trung Hoa, mưu tài trí giỏi, văn võ song toàn, một tay chống giữ kỷ cương triều chính, bình định phản loạn, gây dựng nền thái bình thịnh trị, đặt định sự thống nhất giang sơn. Cả hai người đều là biểu tượng cho hậu thế muôn đời soi mình đối chiếu.

Có câu: “Muốn thành công, trước hết phải thành nhân”, ở đây chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những đạo học tinh thâm, căn cốt làm người cũng như tư duy trong việc đối nhân xử thế của hai bậc tiền nhân này...

Khổng Tử làm người chi đạo

1. Nguyên tắc làm người

- Thành tín: Lời nói cần có chữ tín.

- Hiếu đạo: Bách thiện hiếu vi tiên, không đức tính nào quan trọng bằng sự hiếu đạo.

- Hối cải: Biết sai thì phải sửa.

- Chí hướng: Bậc nam nhân không thể không có chí hướng.

- Bạn bè: Bạn bè kết giao cần giữ đúng chừng mực.

- Khoan dung: Là một cảnh giới của đời người

Lời dạy của Khổng Tử
Chân dung Khổng Tử (Ảnh: Wikipedia)

2. Đạo đối nhân

- Nghe lời nói, cần quan sát hành động.

- Ứng biến, không được duy ngã độc tôn.

- Đạo bất đồng, bất tương vi mưu.

- Hòa vi quý: Đối nhân xử thế quý ở chỗ hài hòa trong các mối quan hệ.

- Thái độ: Bất luận đối đãi với người hay việc đều cần thái độ dung hoà cân bằng.

3. Lời nói và hành động

- Lời nói không có căn cứ sẽ bị người trí tuệ nhìn thấu.

- Không nói lời ba hoa, lời nói ra ắt phải làm được.

- Dục tốc bất đạt, không vì cái lợi nhỏ trước mắt mà đánh mất cái căn cơ lâu dài.

- Hành động cần lấy trung hiếu làm gốc.

- Muốn chính nhân quân tử với người khác cần học cách chính nhân quân tử với bản thân trước.

4. Vui vẻ làm người, vui vẻ sống

- Giống thủy đa tình, giống núi vô ưu.

- Hoàng liên vị tiếu (*), trong khổ tìm vui.

- Cải biến hoàn cảnh không bằng cải biến chính mình.

- Vui vẻ với lựa chọn của chính mình.

- Không lo cái hoạ xa, ắt phải đón cái hại gần.

5. Tu tâm dưỡng tính, kiên định làm người ấy là căn cơ

- Việc không hợp lễ thì không làm, để lại ấn tượng tốt cho người khác.

- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

- Đường dài mới biết sức ngựa, sau đông lạnh giá mới biết tùng bách tàn úa sau cùng.

6. Tài đức kiêm toàn mới phục được lòng người

- Tiểu thắng trí, đại thắng đức.

- Quân tử thành nhân chi mỹ, không thành nhân chi ác. Nghĩa là: “Người quân tử giúp người làm việc thiện, không giúp người làm điều ác (giúp người thành người tốt, không giúp người thành xấu).

- Chăm chỉ học tập tốt chính là lựa chọn thành công.

- Sống tới già, học tới già.

Khổng tử và các lời dạy
Lời dạy của Khổng Tử: "Quân tử thành nhân chi mỹ, không thành nhân chi ác." (Ảnh qua Epochtimes.com)

7. Tĩnh để trông xa lập đại chí, cúi đầu khiêm tốn để làm người

- Nói ít, làm nhiều, khiêm cung làm người.

- Kiên trì mới có được thành công.

- Vạn vật không ngừng biến đổi, nhưng đạo đức thì muôn đời bất biến.

8. Phải biết tự xét chính mình mới có thể không đâu không thắng

- Một ngày 3 lần phản tỉnh chính mình.

- Khiêm cung là mỹ đức.

- Nhỏ không nhẫn tắc loạn đại mưu.

- Học cách cảm ơn.

Làm việc học Tào Tháo

1. Cương nhu đúng lúc, dài ngắn đúng thời

- Chỉ làm vương không xưng đế.

- Co giãn tùy thời, tinh thông ứng biến.

- Cương nhu đúng lúc, thoả hiệp vừa tầm.

- Khiêm cung là một loại trí huệ.

Tào Tháo
Chân dung Tào Tháo. (Ảnh: Wikipedia)

2. Can đảm thận trọng, dám nghĩ dám làm, đại nghiệp tất thành

- Không chấp vào lối mòn cũ mới có thể đạt được thành tựu lớn.

- Thể hiện tốt bản thân chính là sức cạnh tranh.

- Dám nghĩ dám làm, tích cực hành động.

- Làm người cần có đam mê.

3. Khổ luyện nội công, tích cực bồi đắp

- Đường của mình tự mình bước.

- Kỷ luật nghiêm ngặt, lấy thân làm mẫu.

- Gặp nguy bất loạn, gặp biến không sợ.

4. Mượn sức chế nhân

- Dựa vào lực của tập thể hỗ trợ, tinh thần hợp tác cao.

- Không bị ép buộc theo khuôn mẫu mới có thể có sự đột phá.

- Có lòng bao dung mới có thể dẫn dắt quần hùng.

- Đứng ngoài thế cục mới nắm rõ được thế cục.

- Có tầm nhìn xa mới có được đại nghiệp.

5. Nắm bắt thế sự, tính chuyện dài lâu

- Muốn nhìn càng xa, ắt phải đứng càng cao.

- Bồi dưỡng nhân tài, tìm người kế nghiệp.

- Đã nghi không dùng, đã dùng không nghi.

6. Tin vào chính mình, nhất định thành công

- Làm việc cúi đầu, làm người ngẩng đầu.

- Dũng cảm từ chối, dũng cảm nói không.

- Cười trong nghịch cảnh, không tin vào thất bại.

Minh Vũ

Theo: kknews.cc

(*) Hoàng liên vị tiếu: Hoàng liên là vị thuốc trong Đông Y lúc mới dùng có vị cực đắng, sau lại ngọt, đa công dụng, công hiệu lớn. Hoàng liên vị tiếu ý nói: “thuốc đắng giã tật, trong khổ tìm vui”.

Văn hoá


BÀI CHỌN LỌC

Làm người học Khổng Tử, làm việc học Tào Tháo