Làm thế nào mà Tú tài nghèo có thể nuôi dưỡng hơn 100 trẻ sơ sinh mồ côi?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cổ nhân lưu lại đời sau một câu: “Làm việc thiện là niềm vui lớn nhất” (Vi thiện tối lạc). Vì sao lại nói như vậy? Có kết quả thực chất không? Người làm điều thiện, con cháu đời sau chắc chắn sẽ phát đạt; còn người hành ác con cháu chắc chắn sẽ lụn bại, đây là lẽ thường trên đời.

Tiền Vịnh, tác giả cuốn “Lý Viên Tùng Thoại” đời nhà Thanh cho rằng làm điều thiện cũng giống như tích lũy của cải, tích lũy lâu ngày thì tự nhiên giàu có; làm điều ác thì như đang tung hứng đao kiếm và binh khí, chơi quá nhiều trong thời gian dài, không lý gì là không tự sát thương.

Làm việc thiện là niềm vui lớn nhất, nhận nuôi dưỡng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Quay trở lại thời nhà Thanh, có một tú tài tên là Trần Tông Lạc ở huyện Đào Nguyên, bản tính là người từ thiện, nhưng gia đình lại cực kỳ nghèo. Quê nhà anh vốn có một chỗ nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, nhưng đã bị bỏ hoang trong một thời gian dài vì thiếu kinh phí. Trần Tông Lạc muốn quyên góp tiền hoặc vật tư để mở lại nơi nhận nuôi trẻ này, vì vậy anh đã thuyết phục dân làng ủng hộ.

Trần Tông Lạc muốn quyên góp tiền hoặc vật tư để mở lại nơi nhận nuôi trẻ này, vì vậy anh đã thuyết phục dân làng ủng hộ. (Ảnh: Miền công cộng)

Một hôm, anh đến gặp một người giàu có trong làng, ông này là một kẻ keo kiệt, không những không giúp đỡ mà còn mắng Trần tú tài không tiếc lời: “Một kẻ cổ hủ, một tú tài nghèo kiết xác không tự lượng sức mình. Tiền của ta không phải ăn cắp hay cướp mà có, làm sao có thể đưa cho các ngươi cầm đi làm những chuyện không quan trọng như vậy!”

Trần Tông Lạc tức giận trở về nhà, triệu tập gia đình và nói với họ: “Ta xấu hổ vì chí hướng không thể thực hiện được trong làng. Nhưng ta hy vọng rằng cả gia đình từ lớn đến nhỏ, vợ và các con ta, cũng như anh trai và cháu trai, tất cả cùng nhau làm, mở trường nhận nuôi trẻ mồ côi”. Cả nhà đều đồng ý với suy nghĩ và tâm nguyện của anh ấy, đều nguyện ý hợp tác thực hiện!

Trần Tông Lạc tiếp tục nói về cách làm cụ thể: “Từ nay trở đi, phàm là nam hay nữ trong gia tộc chúng ta, tất cả đều tuân thủ thệ ước hôm nay: hễ gặp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nhất định phải đem về nuôi, giao cho phụ nữ cũng đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ để nuôi dưỡng. Nếu có quá nhiều trẻ nhỏ bên cạnh những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ và không đủ sữa, bất đắc dĩ phải giao cho những phụ nữ không có sữa, thì dùng bột gạo và mật ong làm bánh mật cho các trẻ ăn.”

“Khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, nếu có gia đình nghèo muốn nhận con dâu nuôi từ nhỏ, miễn là cha mẹ trung thành và tốt bụng, thì đều có thể giao cô bé cho họ. Khi cô gái lớn lên và sinh con, chỉ cần thêm một chữ “Trần” vào họ của con mình, gọi là “Trần AA”, giống như họ Trần nhà chúng ta vậy. Và thống nhất rằng cô gái sau này cũng sẽ nhận trách nhiệm nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi và nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Bằng cách này chúng ta có thể tiếp tục mở rộng và cứu sống những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.”

Trần Tông Lạc lúc đó 36 tuổi, đến 90 tuổi thì tổ chức mừng thọ, con cháu đầy đàn, phú quý song toàn. Trong những năm qua, những đứa trẻ có mang họ Trần được gia đình Trần nhận nuôi đã đến nâng ly chúc mừng sinh nhật, giống như những người thân trong gia đình vậy. Đếm ra có tổng cộng 176 người.

Trần Tông Lạc lúc đó 36 tuổi, đến 90 tuổi thì tổ chức mừng thọ, con cháu đầy đàn, phú quý song toàn. (Ảnh: theepochtime)

Trong bữa tiệc, Trần Tông Lạc vui mừng nói: “Người xưa nói rằng làm việc thiện là niềm vui lớn nhất, chư vị có tin vậy không?! Thật đáng tiếc khi người đàn ông giàu có mắng tôi đã chết cách đây 30 năm, trong nhiều năm, tôi muốn cảm ơn ông ta vì đã kích động tôi dẫn đến hành động từ thiện nuôi dưỡng những trẻ nhỏ này”.

Một vị khách hỏi: “Người giàu mắng mỏ ngày xưa là người cẩn thận giữ gìn của cải cho con cháu, không biết con cháu ngày nay thế nào? Vẫn có thể duy trì giàu có được không?”

Trần Tông Lạc trả lời: “Nói đến người đàn ông đó cũng đáng thương, khi ông ấy ở tuổi ngũ tuần, cả ba người con trai đều chết, bệnh tật, chết chóc, kiện cáo, trộm cắp nối tiếp nhau, của cải gia đình tiêu tan, nghèo đến mức không thể sinh tồn được. Một năm, tôi dạy học ở Trường Tư thục Lục La Sơn, ông ấy xin tìm việc làm trong thư viện, tôi không nghĩ tới việc việc cũ, tôi thương cho ông ấy già không nơi nương tựa, lại là đồng hương nên đã nhận ông vào. Cuối cùng, ông ta không cam tâm cảnh ăn nhờ ở đậu nên đã rời đi sau 10 tháng, rốt cuộc phải lang thang xin ăn trên đường”.

Vị khách nói: “Nếu ngay từ đầu người đó sẵn sàng làm việc thiện và giúp đỡ người khác thì kết quả đã không thê lương đến vậy!”.

Trần Tông Lạc gật đầu và nói: “Phải rồi, Trời cho con người giàu có, tức là muốn con người thuận theo Thiên ý hành thiện tạo phúc, nếu ông ta có thể dùng tiền để giúp đỡ mọi người, thì Trời sẽ không lấy đi của cải của ông ta, và đâu đến nỗi khuynh gia bại sản!”

(Nguồn: “Bắc Tông Viên Bút Lục”)

Làm việc thiện là niềm vui lớn nhất, giúp người khác giữ mộ tổ tiên

Tôi đã đọc một câu chuyện thời nhà Tống về một thầy giáo đã giúp người khác “giữ mộ tổ tiên”, và anh ấy cũng nhận được phúc báo, câu chuyện đã xảy ra như thế nào?

Tôn Văn Tường là người Phúc Kiến, dạy học tại trường tư thục. Vào những năm Khai Hy đời Tống, khi trường tư thục đến kỳ nghỉ, ông từ Phổ Thành (cực bắc tỉnh Phúc Kiến) trở về nhà, trên đường đi ngang qua thôn Hoắc Đồng thì trời đã muộn, ông nhìn xung quanh tìm kiếm một nơi ở qua đêm, vừa hay nhìn thấy có một ngôi nhà tranh bên mép núi nên bước đến tá túc.

Ông nhìn xung quanh tìm kiếm một nơi ở qua đêm, vừa hay nhìn thấy có một ngôi nhà tranh bên mép núi nên bước đến tá túc. (Ảnh: Pixabay)

Nửa đêm, anh ấy nghe trong nhà có tiếng khóc, thấy lạ, đứng dậy nhìn xung quanh thì thấy vợ chồng chủ nhà đang khóc lóc.

Chủ nhà nói: “Con trai tôi không có tiền nên bán căn nhà này, ngày mai chúng tôi buộc phải chuyển đi nơi khác nên không khỏi xót xa”.

Tôn Văn Tường trả lời: “Các vị không cần phải lo lắng về điều đó, tôi sẽ nghĩ cách cho chư vị”.

Sáng hôm sau, khi Tôn thức dậy, anh thấy nơi mình ngủ hôm qua hóa ra là một ngôi mộ, trong tâm rất kinh ngạc. Nhưng nhớ lại những gì đã hứa đêm qua, anh đợi bên ngôi mộ. Vào buổi trưa, anh thấy một người đàn ông mặc áo choàng đi tới với một cái xẻng và cái thùng. Tôn hỏi anh ấy định làm gì? Người đàn ông trả lời: “Vì nhà nghèo nên tôi muốn dời mộ tổ tiên và bán mảnh đất này cho người khác để nuôi gia đình”.

Tôn Văn Tường bèn đưa tiền lương dạy học và số bạc dành dụm cho người đàn ông kia rồi rời đi không để lại danh tính.

Mấy ngày sau, Tôn Văn Tường nằm mộng thấy hai vợ chồng đến cảm ơn, và nói: “Ta đã nhận được lòng tốt của anh nhưng không có gì để báo đáp, nay ta sẽ gửi hai con chim phượng hoàng đến để tạ ơn”.

Về sau, quả nhiên Tôn Văn Tường có hai con trai, con trai cả tên là Phụ Phượng, và con trai thứ tên là Dực Phượng, cả hai cùng thi đỗ tiến sĩ và làm quan đến tước công khanh.

(Nguồn: “Thiệp Dị Chí”)

Cao Nguyên

Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Làm thế nào mà Tú tài nghèo có thể nuôi dưỡng hơn 100 trẻ sơ sinh mồ côi?