Làm thế nào nhận thức và vận dụng trí tuệ Á Đông (Phần 3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có người mang “Âm Phù Kinh” so sánh với “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử, đây là sự khinh nhờn Đại Đạo, trí tuệ của “Đạo Đức Kinh” cao vời so với “Âm Phù Kinh”, căn bản là không cùng tầng để so sánh. Theo ý kiến cá nhân, trí tuệ của “Âm Phù Kinh” không phải là Đại Đạo, có thể quy về phạm vi Ma đạo, nó tàng phục sát cơ, không phải Đại Trí Huệ, nhưng cảnh giới lại cao vượt thế nhân, nên đối với người thì nó cũng cao thâm khôn lường

Xem lại:
Làm thế nào nhận thức và vận dụng trí tuệ Á Đông (Phần 2)

Binh pháp chú trọng tạo thế, mượn thế, “Binh Pháp Tôn Tử-chương binh thế” viết: “Kích thủy chi tật, chí ư phiêu thạch giả, thế dã”, viên đá nguyên rơi xuống nước thì chìm đến đáy, nhưng rơi xuống dòng chảy xiết, lại có thể nổi lên trên, đó là vì mượn thế của dòng chảy. Binh Pháp chú trọng Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, kẻ có ba điều này thì không thể chiến thắng họ được.

'Binh pháp Tôn Tử': Tuyệt tác binh thư nhưng khuyến khích hòa bình
Theo “Binh pháp Tôn Tử”, chiến thắng lớn nhất chính là chinh phục quân đội nước khác mà không cần chiến đấu, không cần đánh mà khuất phục được kẻ địch. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

“Âm Phù Kinh” thường được quy về binh pháp, được xem như tâm pháp của binh gia, lưu hành rộng rãi về sau, nhưng đại bộ phận là không hiểu được chân ý, ở đây chúng ta luận giải một chút về “Âm Phù Kinh”.

Nội hàm “Âm Phù Kinh” cũng là mượn thế thuận thế, nhưng nó thuận ứng theo thế khắc sát của Âm Dương Ngũ Hành, mượn trợ lực của sát cơ trong Thiên Địa vạn vật. Cho nên chương mở đầu viết: “Thiên hữu ngũ tặc, kiến chi giả xương, ngũ tặc tại hồ tâm, thi hành ư Thiên, Vũ Trụ tại hồ thủ, vạn hóa sinh hồ thân” (Tạm dịch: Trời có ngũ tặc, kẻ thấy thì hưng thịnh. Ngũ tặc ở trong tâm, thi hành ở trên trời, vụ trụ ở trong tay, vạn biến hóa ở thân), “Ngũ tặc” ở đây là Thiên Địa vạn vật, là Âm Dương Ngũ Hành khắc thắng tương sát chi cơ, không thể nói ra, bởi vì “Kỳ đạo cơ dã, thiên hạ mạc năng kiến, mạc năng tri dã, quân tử đắc chi cố cung, tiểu nhân đắc chi khinh mệnh” (Tạm dịch: Trộm Thiên cơ, thiên hạ không thể thấy, không thể biết, quân tử đắc được thì cung kính ôm giữ, tiểu nhân đắc được thì coi nhẹ), cho nên không thể nói ra, chỉ có thể lưu cấp cho cao nhân Đạo Đức tự mình tham ngộ, kẻ vô Đức không đắc được gì.

Nơi nhân gian, sát nhân là phạm pháp, sẽ bị tử hình, cho nên không ai dám tùy tiện sát nhân. Nhưng đao phủ lại có thể sát nhân, họ sát nhân không những không phạm pháp, mà còn duy hộ pháp luật. Đây là mượn thế, mượn cơ của Âm Dương Ngũ Hành khắc thắng tương sát. Đây như đao phủ dựa sát cơ của pháp luật nhân gian, sát nhân nhưng không phạm pháp.

Kẻ sát nhân, tất bị trừng trị, nhưng phụng pháp sát nhân lại không phạm pháp, như sát nhân trong chiến tranh, không phạm pháp lại còn được thưởng. Đây là dựa sát cơ của Thiên Địa vạn vật, thuận ứng Thiên Thượng chi thế, thừa cơ này mà được bảo vệ. Cho nên “Âm Phù Kinh” viết: “Thiên phát sát cơ.” Cũng viết: “Thiên sinh Thiên sát, Đạo chi lý dã. Thiên Địa, vạn vật chi đạo; vạn vật, nhân chi đạo; nhân, vạn vật chi đạo. Tam đạo ký nghi, tam tài ký an.” (Tạm dịch: Trời sinh Trời sát, đó là lý của Đạo. Trời đất là kẻ trộm của vạn vật. Ba kẻ trộm đã hợp, tam tài đã an)

Đạo sinh vạn vật, hại sinh mệnh là có tội, nhưng vạn vật thế gian, là chuỗi thức ăn tuần hoàn, là Đạo của nhân gian, thừa cơ của Đạo nên không có tội. Cho nên trộm nhỏ lấy tiền, trộm to lấy Đạo, trộm cái lưỡi câu thì xử tội chết, trộm cả quốc gia thì làm Vua, cũng là lý này.

Đại Đạo trị quốc (Phần 11): Âm dương đảo chiều
Đạo sinh vạn vật, hại sinh mệnh là có tội, nhưng vạn vật thế gian, là chuỗi thức ăn tuần hoàn, là Đạo của nhân gian, thừa cơ của Đạo nên không có tội. (Ảnh: Tổng hợp)

Đại Đạo vô hình, thế nhân do không thấy, nên bị những thứ trước mắt làm mê mờ. “Nhân tri kỳ Thần nhi Thần, bất tri kỳ bất Thần chi sở dĩ Thần dã” (Tạm dịch: người ta chỉ biết Thần là Thần, mà không biết có những điều khác không phải Thần trong nhận định của họ, cũng là Thần), người ta chỉ biết gọi kẻ giỏi ăn trộm là Thần trộm, mà không biết kẻ theo Pháp mà trộm mới là Thần trộm cao hơn. Học được trí tuệ thuận thế, mới có thể mượn được trợ lực của Thiên Địa vạn vật, dựa cơ của Đạo, được Trời Đất che chở, mà thành đại sự, đây là trí tuệ của “Âm Phù Kinh”

Có người mang “Âm Phù Kinh” so sánh với “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử, đây là sự khinh nhờn Đại Đạo, trí tuệ của “Đạo Đức Kinh” cao vời so với “Âm Phù Kinh”, căn bản là không cùng tầng để so sánh. Theo ý kiến cá nhân, trí tuệ của “Âm Phù Kinh” không phải là Đại Đạo, có thể quy về phạm vi Ma đạo, nó tàng phục sát cơ, không phải Đại Trí Huệ, nhưng cảnh giới lại cao vượt thế nhân, nên đối với người thì nó cũng cao thâm khôn lường. Nhưng Ma đạo không phải tất cả đều là Tà đạo, Ma cũng phân chủng loại, có tà Ma, thiên Ma, cũng có Ma hộ pháp, hộ pháp chính Đạo.

Đạo, ở giữa là Đại Đạo Chính Đạo, ở cực đoan sinh ra Ma đạo (Ma đạo hộ pháp). Như pháp luật nhân gian, pháp luật chế định ra hình pháp, lấy các loại thủ đoạn trừng phạt tội nhân, nhằm biểu thị rõ giới tuyến của pháp luật, không thể bước qua mà xúc phạm đến pháp luật. Trong phạm vi luật pháp, anh làm gì tùy ý, nó không liên quan gì đến anh, nhưng nếu đi tới giới tuyến, vi phạm pháp luật, thì hình pháp sẽ tiến hành chế tài. Đạo cũng như vậy, ở trong Đạo, phảng phất như Đạo không tồn tại, nhưng nếu tới cực đoan, tự hành vô Đạo, vậy là ở trong Ma đạo, Ma đạo sẽ tiến hành chế tài, Thiên Địa vạn vật sẽ tru sát kẻ vô Đạo. Nếu không có hình pháp xử phạt, thì pháp luật chỉ là tờ giấy, chẳng ai tuân thủ, hình pháp minh thị giới tuyến của pháp luật, duy hộ sự tôn nghiêm của pháp luật. Ma đạo sinh ra ở cực đoan, không phải là Chính Đạo, nhưng cũng là để duy hộ Đại Đạo Vũ Trụ mà sinh ra, hộ pháp cho Chính Đạo, trí tuệ của “Âm Phù Kinh” bắt nguồn từ đó, không phải tà đạo, cho nên chúng ta không được dụng tâm vào đây, nếu không sẽ tự mình chiêu mời đại tai họa.

Thái Bình
Theo Lý Đạo Chân - Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Làm thế nào nhận thức và vận dụng trí tuệ Á Đông (Phần 3)